“Giải mã” hơn 30 hố sâu xuất hiện bất thường trên ruộng lúa
Trong vài tháng trở lại đây, các ruộng lúa của người dân xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, xuất hiện hàng chục hố sụt lún sâu bất thường.
Một hố sụt lún trên ruộng người dân
Người dân đi làm ruộng bỗng thấy trên mảnh ruộng nhà mình xuất hiện vài hố sâu, vội hoảng hốt hỏi các chủ ruộng bên cạnh và được biết các ruộng khác cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Đếm sơ qua có khoảng hơn 30 hố sâu với diện tích khá lớn.
Nông dân Trần Văn Nghĩa kể lại, có lần ông đi lấy nước tưới cho ruộng thì nghe có tiếng sôi sùng sục, tiếng rít rất lạ. Ông đi kiểm tra thì thấy có 1 hố rất sâu mới xuất hiện hút hết nước vừa được đưa xuống.
Ông Trần Thanh Điện, cán bộ Ủy ban xã Phong Xuân cho hay, nhiều bà con biết sự việc đã trình báo lên xã. Sau khi về hiện trường kiểm tra, cán bộ xã xác nhận thực tế đúng như bà con phản ánh. Xã đã cùng dân cho khoanh vùng các hố để đề phòng nguy hiểm.
Một hố sâu chưa đo được đáy, đầy nước ở ngay giữa ruộng lúa xanh
Nhiều người ở xã Phong Xuân cho hay, từ xưa đến nay họ chưa từng thấy hiện tượng này xảy ra. Các hố lạ sụt lún bất thường giữa ruộng. Ở ruộng giờ có nhiều hố rất sâu, lấy cả cây sào tre đưa xuống mà vẫn không chạm đáy. Việc này xảy ra trùng hợp với thời điểm nhà máy xi măng Đồng Lâm ở trong địa bàn xã đi vào khai thác đá, nổ mìn âm dưới đất. Ba tháng trở lại, nhà máy không nổ mìn thì không thấy hố mới xuất hiện nữa.
Làm việc với PV Dân trí, ông Trần Văn Cân, Chủ tịch UBND xã Phong Xuân cho hay, qua thống kê có tất cả 36 hố sụt lún nằm trong diện tích khoảng 5 hecta, thuộc phần đất của 36 hộ. Đây là hiện tượng bất thường từ trước nay không có. Các hố xuất hiện từ khoảng tháng 12/2013 cho đến tháng 4/2014.
Hiện đoàn làm việc của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế đã về kiểm tra. “Các hố sụt lún đất nằm rải rác ở các ruộng lúa, đường kính từ 2-3 m, chiều sâu 1-3m. Tại một số hố sụt lún thấy nước mặt thường xuyên chảy xuống liên tục vào lòng đất gây nên mất nước tại các ruộng lúa lân cận” – báo cáo của đoàn chỉ rõ.
Sở này đã kết luận: Qua quan sát bằng mắt thường thì hiện tượng sụt lún nêu trên là do hiện tượng sụt trần các hang, ổ Các-xtơ (Karst) trong tầng đá vôi, nơi có chiều dày đất phủ mỏng và cả khả năng do trong quá trình bơm nước tháo khô mỏ đá vôi (của nhà máy xi măng Đồng Lâm) có phần ảnh hưởng đến sự sụt lún trên.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Quyết, PGĐ Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế kiến nghị, nhà máy xi măng Đồng Lâm phải khảo sát, nghiên cứu sâu về địa chất thủy văn, địa chất công trình và hiện tượng sụt lún để nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu sụt lún. Đồng thời, có trách nhiệm phối hợp với xã xem xét hỗ trợ một phần kinh phí để khắc phục thiệt hại.
“Huyện chỉ đạo xã thông báo hiện tượng sụt lún đến người dân và cắm các biển báo tại các hố sụt lún có nguy cơ không an toàn cho người dân trong khu vực. Đối với các hố sụt lún gây mất nước, khô hạn ruộng lúa cần khẩn trương dùng đất sét dẻo đổ lấp để ngăn chặn mất nước” – ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết.
Các hố này đều rất “háo” nước. Nước tưới ruộng đều bị chúng hút hết
Cận cảnh hố sụt lún
2 hố sụt lún nằm sát nhau.
Đại Dương
Theo dantri
Giải mã dinh thự cổ có phong thủy đẹp nhất Đà Lạt
- Tòa dinh thự này nằm trên một ngọn đồi cao nhất ngay giữa trung tâm thành phố, được giới phong thủy xem là "cao điểm long mạch" của Đà Lạt.
Trong số các dinh thự cổ nổi tiếng nhất Đà Lạt, không thể không nhắc đến Dinh tỉnh trưởng, một dinh thự có vị trí được coi là đặc địa nhất của Đà Lạt.
Dinh nằm trên một ngọn đồi cao nhất ngay giữa trung tâm thành phố, được giới phong thủy xem là "cao điểm long mạch" của đô thị Đà Lạt.
Tại đây có thể nhìn ra bốn hướng, bao quát toàn bộ TP Đà Lạt.
Theo nhà nghiên cứu đô thị Đà Lạt Lê Phỉ, đây là công trình đồ sộ xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt, khoảng trước năm 1910, trước cả khách sạn Palace.
Với kiến trúc cao sang, cầu kỳ, trong quá khứ Dinh là nơi ở và làm việc của thị trưởng Đà Lạt - cũng là tỉnh trưởng Tuyên Đức của chế độ cũ.
Sau giải phóng, Dinh tỉnh trưởng từng được dùng làm Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, nhưng sau đó lại bị bỏ phế trong nhiều năm.
Điều này đã khiến dinh thự rơi vào cảnh hoang tàn, nhiều bộ phận kiến trúc xuống cấp nặng, trong khi ngọn đồi cùng không gian cảnh quan vốn diễm lệ bên ngoài bị xâm lấn dữ dội.
Từ năm 2011, TP Đà Lạt đã có chủ trương gìn giữ nguyên vẹn kiến trúc và không gian bên ngoài Dinh tỉnh trưởng để tiến hành tôn tạo, trùng tu, biến dinh thự này thành điểm thăm quan du lịch.
Tuy vậy, phải đến những tháng gần đây công việc này mới được tiến hành một cách nghiêm túc.
Theo ghi nhận mới nhất của Kiến Thức, những phần bị hư hại của dinh tỉnh trưởng đã được một nhóm thợ sửa chữa. Việc trùng tu công trình này vẫn đang được tiến hành.
Những bức tường bên ngoài tòa nhà đã được sơn lại, không còn vẻ nhem nhuốc như từng được báo chí phản ánh 1 năm trước đây.
Mong rằng công trình mang tính lịch sử này sẽ sớm được khôi phục và mở cửa phục vụ du khách.
Theo_Kiến Thức
Nam sinh lớp 11 chết đuối khi đi mò trai Đang đi mò trai ở sông cùng với đám bạn, Dũng không may bị hụt chân xuống hố sâu. Vào chiều ngày 29/6, tại xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình xảy ra vụ đuối nước thương tâm, nạn nhân là em Trần Quang Dũng, hiện là học sinh lớp 11 trường THPT Vũ Quý, huyện Kiến Xương. Theo người dân...