Giải mã hiện tượng mất cân bằng, rung lắc khi lái ô tô
Những bộ phận như lốp xe, vành xe và hệ thống phanh là một trong những bộ phận ảnh hưởng đến độ cân bằng của ô tô.
Sau một thời gian làm việc lốp bị mòn không đồng đều
Hiện tượng rung lắc khi chạy xe tuy không gây ra nguy hiểm nhưng lại tạo cảm giác khó chịu cho những người ngồi trong xe. Mỗi chiếc xe được cấu thành từ hàng ngàn các chi tiết nên việc biết chính xác nguyên nhân là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên hiện tượng rung lắc xe có thể xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:
Lốp xe
Sau một thời gian làm việc lốp bị mòn không đồng đều, do đó, trên bề mặt lốp sẽ xuất hiện những “điểm nặng” và “điểm nhẹ”. Nếu “điểm nặng” ở giữa mặt lốp sẽ làm cho xe bị nẩy lên khi xe chạy, còn trong trường hợp “điểm nặng” nằm ở mặt bên của lốp thì lốp xe được gọi mất cân bằng động. Điều này làm cho lốp xe bị lắc lư qua lại khi xe chạy, giống như khi quay một vật tròn bị khuyết hoặc gắn thêm quả nặng vào.
Hiện tượng này có thể khắc phục nhờ vào các thiết bị cân bằng động lốp được sử dụng trong các cửa hàng sửa chữa, theo đó người kiểm tra sẽ gắn thêm các cục chì nhỏ có trọng lượng khác nhau với vào các “điểm nhẹ” cho phù hợp.
Các hệ thống treo hiện đại ngày nay nhẹ hơn, giúp xe bám đường và cho người lái cảm nhận tốt hơn về điều kiện mặt đường. Tuy nhiên điều này cũng làm các rung động được truyền vào trong khoang hành khách dễ dàng hơn. Việc mất cân bằng lốp xe bắt đầu được cảm nhận ở tốc độ khoảng 50 km/giờ và nhận thấy rõ nhất ở tốc độ khoảng 80 km/giờ. Nếu rung động cảm nhận đến từ tay lái thì cần kiểm tra lốp xe phía trước, nếu rung động cảm nhận nhiều hơn ở các ghế xe, thì các lốp xe phía sau nên được cân bằng.
Khi chạy xe, vành bị va với lề đường hoặc bị các vật cứng va phải có thể không gây hư hỏng nhưng nếu chú ý có thể sau đó xe chạy bị rung
Vành xe
Khi chạy xe, vành bị va với lề đường hoặc bị các vật cứng va phải có thể không gây hư hỏng nhưng nếu chú ý có thể sau đó xe chạy bị rung. Điều này là do vành bánh xe hay trục bị cong làm cho chuyển động quay của bánh xe không còn đúng quỹ đạo gây ra rung động hoặc đơn giản là bị văng mất các thanh chì sử dùng khi cân bằng động.
Việc vành bánh xe hay trục bị cong có thể kiểm tra bởi một nhân viên kỹ thuật sử dụng thước đo để đo độ lệch. Hầu hết các nhà sản xuất cho phép không quá 1/32 của 1 inch độ lệch. Vành bánh xe bằng thép có thể làm cho thẳng. Vành bánh xe bằng nhôm (vành đúc) thì phải thay mới.
Rung động xảy ra khi đạp phanh cho thấy đĩa phanh bị bám bụi bẩn quá nhiều
Video đang HOT
Hệ thống phanh
Rung động xảy ra khi đạp phanh cho thấy trống phanh (xe dùng phanh tang trống) hoặc đĩa phanh (xe dùng phanh đĩa) bị bám bụi bẩn quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Điều này rõ ràng nhất khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao, vì khi đó các chi tiết quay này chịu lực tác động không đồng đều từ má phanh gây ra lực va đập lớn gây nên hiện tượng rung, giật. Để khắc phục việc này thì nhân viên kỹ thuật phải tháo đĩa phanh hoặc trống phanh ra, làm sạch, nắn lại nếu bị cong vênh.
Hệ thống truyền lực bao gồm một cụm các chi tiết nhỏ dùng để truyền chuyển động từ động cơ tới các bánh xe
Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực bao gồm một cụm các chi tiết nhỏ dùng để truyền chuyển động từ động cơ tới các bánh xe. Trong suốt quá trình làm việc, các chi tiết này tham gia các chuyển động quay liên tục vì vậy sự hư hỏng hoặc mài mòn của các chi tiết trong cụm này cũng có thể gây ra rung, lắc xe.
Mòn hoặc lỏng khớp nối có thể là nguyên nhân gây rung động, đặc biệt trong quá trình tăng hoặc giảm tốc độ. Điều này là dễ hiểu vì tốc độ quay của trục khớp nối này gấp 3-4 lần so với tốc độ quay của bánh xe. Kiểm tra các khớp nối nếu có dấu hiệu thì nên được thay thế. Tiếp tục sử dụng với một khớp nối mòn có thể làm nó bị vỡ ngoài việc làm rung lắc xe còn gây ra tiếng ồn khó chịu. Việc thay thế các khớp nối này hoàn toàn có thể làm được tại các trung tâm bảo dưỡng ô tô.
Để khử các rung động thì các nhà sản xuất thường đặt động cơ lên các cao su chân máy nên người ngồi trên xe thường thấy gần như không có rung động khi các xe còn mới
Động cơ
Mới nghe nhiều người sẽ cho rằng vô lý, đặc biệt là những động cơ hiện đại ngày nay. Tuy nhiên phải nhìn nhận thực tế, khi động cơ làm việc thì hàng trăm các chi tiết khác nhau của động cơ cùng tham gia chuyển động quay nên mặc dù mỗi động cơ được thiết kế đã được cân bằng một cách tối ưu nhờ các trục cân bằng thì việc cùng tham gia chuyển động của hàng trăm chi tiết khác nhau với tốc độ quay khác nhau vẫn gây ra những rung động nhất định.
Để khử các rung động này thì các nhà sản xuất thường đặt động cơ lên các cao su chân máy nên người ngồi trên xe thường thấy gần như không có rung động khi các xe còn mới. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì các bộ phận cao su này sẽ giảm dần sự đàn hồi dẫn đến hiện tượng rung có thể xuất hiện một cách từ từ. Lái xe nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để thay thế những bộ phận cao su này.
Nhận biết những âm thanh lạ để xác định ô tô bị hỏng ở đâu
Những âm thanh lạ có thể phát ra từ trong khoang động cơ, cánh cửa hoặc từ hệ thống phanh, tài xế có thể nhận biết và khắc phục lỗi kịp thời.
Khi dừng lại và đóng lại tất cả các cửa chặt mà âm thanh "lách cách" vẫn tồn tại thì rất có thể các chốt cửa bị lỏng hoặc một số chiếc ốc của cửa bị rơi mất
Có nhiều dạng âm thanh khác nhau phát ra trong khi xe chuyển động như: tiếng rít, tiếng lách cách từ khoá, còi, ống xả, trục lái hay khi đạp phanh... Khi xuất hiện dấu hiệu âm thanh lạ, hỏng hóc có thể đã nặng và những chẩn đoán bước đầu giúp tài xế biết nguyên nhân. Điều trước tiên khi có âm thanh lạ xuất hiện phải xác định nơi xuất phát của chúng.
Âm thanh phát ra từ các cánh cửa
Trong khi xe đang chạy, nhất là khi ở tốc độ cao, nếu ai đó ngồi trong xe phát hiện thấy âm thanh "lách cách" lặp đi lặp lại từ 4 cánh cửa. Khi dừng lại và đóng lại tất cả các cửa chặt mà âm thanh đó vẫn tồn tại thì rất có thể các chốt cửa bị lỏng hoặc một số chiếc ốc của cửa bị rơi mất. Tài xế cần dừng lại để kiểm tra hoặc mang xe đến trung tâm sửa chửa ô tô gần nhất để khắc phục lỗi này kịp thời.
Một trong những âm thanh phổ biến phát ra như tiếng rít hoặc tiếng cọt kẹt khi đạp hết phanh rồi nhả ra từ từ
Âm thanh phát ra từ hệ thống phanh
Một trong những âm thanh phổ biến phát ra như tiếng rít hoặc tiếng cọt kẹt khi đạp hết phanh rồi nhả ra từ từ. Nguyên nhân dẫn đến tiếng kêu đó là do má phanh bị mòn, khi đó nên kiểm tra hoặc thay má phanh mới càng sớm càng tốt.
Những âm thanh lạ của phanh cũng xuất phát từ một số nguyên nhân khác:
Phanh bị bám bụi lâu ngày
Mâm phanh bị cong
Lò xo của đế phanh bị giãn hoặc bị kẹt
Khô dầu hoặc lót phanh bị mòn
Vòng bi của bánh xe bị rơi hoặc mòn.
Tất cả các loại âm thanh đó đều nhắc nhở các tài xế nên dừng xe để kiểm tra bởi nó ảnh hưởng tới sự an toàn của chủ xe cũng như an toàn của xe.
Tiếng "lách cách" có dấu hiệu cho thấy động cơ đang chạy ở mức dầu quá thấp, van bị lỏng hoặc 1 số bộ phận khác bị lỗi
Âm thanh phát ra từ khoang động cơ
Tiếng ồn là hiện tượng vật lý tự nhiên, nó không được định sẵn bởi nhà sản xuất. Do vậy rất khó phát hiện được bệnh đối với những tài xế ô tô chưa có kinh nghiệm. Động cơ luôn luôn phát ra tiếng ồn mà các tài xế thì không mấy chú ý tới thứ âm thanh đó.
Tiếng "lách cách" có dấu hiệu cho thấy động cơ đang chạy ở mức dầu quá thấp, van bị lỏng hoặc 1 số bộ phận khác bị lỗi.
Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng "kẽo kẹt" từ vô lăng, khi tài xế đánh hết lái rồi trả lái
Âm thanh phát ra từ trục lái
Về bản chất kết cấu, trục lái là thành phần kết nối vô lăng với bánh răng lái. Tuy nhiên, âm thanh lạ xuất hiện có thể do lỗi của hệ thống vận hành.
Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng "kẽo kẹt" từ vô lăng, khi tài xế đánh hết lái rồi trả lái. Âm thanh này xuất hiện trong quá trình lái xe quay đầu xe. Đó có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của một số bộ phận như: Khớp bị mòn, cạn dầu hoặc do vòng bi của trục lái bị mòn...
Những tiếng kêu không bình thường có thể do lỗi nào đó trong xe. Tuy nhiên, một vài thiết bị vẫn phát ra âm thanh khi hoạt động ổn định. Vì vậy, chẩn đoán đúng nguyên nhân tiếng kêu sẽ giúp chủ nhân của chiếc xe tránh nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
Hoàng Anh
Những lỗi thường gặp với chìa khoá thông minh ô tô và cách khắc phục Bị hết pin, không báo tín hiệu nhận xe là 2 lỗi thường gặp của chìa khoá thông minh (Smart Key) trên ô tô. Pin của chìa khóa thường có dung lượng đủ dùng trong 2 đến 3 năm nhưng thực tế với điều kiện Việt Nam thì chỉ từ 1 đến 2 năm Bị hết pin Thông thường, pin của chìa khóa...