Giải mã cực sốc về hành khách trên tàu Titanic huyền thoại
Vào đêm 14, rạng sáng 15/4/1912, tàu Titanic gặp thảm kịch kinh hoàng khi đâm vào tảng băng trôi. Hậu quả là hơn một ngàn hành khách mãi mãi không thể trở về với gia đình khi tàu Titanic chìm ở vùng biển bắc Đại Tây Dương.
Tàu Titanic chìm trên đường từ Southampton (Anh) đến New York (Mỹ) sau khi đâm vào một tảng băng trôi đêm ngày 14, rạng sáng 15/4/1912.
Trước khi gặp nạn, tàu Titanic huyền thoại chở 2.223 người bao gồm cả hành khách và thành viên thủy thủ đoàn.
Thế nhưng, chỉ có 706 người sống sót trên tổng số 2.223 người có mặt trên tàu Titanic.
Trong số hơn 1.500 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng trên tàu Titanic, chỉ có 336 thi thể được tìm thấy.
Sau khi tàu Titanic chìm, đa số nạn nhân tử vong vì ngưng tim trong vòng 15 phút.
Một linh mục quyết định ở lại khi tàu Titanic đang chìm dần xuống biển để nghe những hành khách còn lại thú tội và giúp họ bình tâm, thanh thản đối diện với cái chết.
Video đang HOT
Masabumi Hosono là người Nhật Bản duy nhất còn sống sau thảm kịch chìm tàu Titanic. Trở về nước sau thảm kịch trên, một bộ phận dư luận Nhật Bản chỉ trích Hosono hèn nhát vì đã rời bỏ con tàu đang chìm và lên xuồng cứu hộ trong khi hơn 1.000 người khác chết.
Hành khách giàu nhất trên tàu Titanic là John Jacob Astor IV. Ông được cho sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 150 triệu USD (khoảng 3,5 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay).
Một thống kê cho thấy chỉ có 4 phụ nữ ở khoang hạng nhất chết trong vụ chìm tàu Titanic. Trong khi ấy, số phụ nữ ở khoang hạng ba tử nạn lên đến 89 người.
Vợ chồng Isidore và Ida Straus cùng nhau chết chìm cùng tàu Titanic dù họ được phép xuống xuồng cứu sinh. Họ nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/factretriever
Bí ẩn thành cổ Tây Đô
Sự bí ẩn đó đã khiến kênh truyền hình CNN của Mỹ đã xếp Thành nhà Hồ là "một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới".
Tòa cổ thành Tây Đô (hay còn gọi là Thành đá Nhà Hồ) nằm trên địa bàn 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã làm đau đầu các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà khoa học trong thế kỷ 21 này bởi bản thân nó ẩn chứa nhiều điều kỳ bí.
Chuyên mục Du lịch của trang web Đài truyền hình CNN (Mỹ) đánh giá, việc UNESCO lựa chọn ngôi cổ thành này để trao "danh hiệu danh giá" bởi 2 lý do: một là nhà Hồ chỉ tồn tại trong 7 năm (1400 - 1407) trong một giai đoạn nhiều biến động của lịch sử Việt Nam, hai là Thành Tây Đô là "mẫu mực nổi bật cho phong cách mới của kinh thành Đông Nam Á". Năm 2015, CNN đã xếp Thành đá Tây Đô là "một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới".
Hơn chục năm nay, các đợt nghiên cứu, khảo cổ xung quanh khu vực tòa thành này chỉ mang đến những giả thuyết mà chưa có một công trình khoa học nào chứng minh đầy đủ cách cha ông chúng ta xây dựng nó như thế nào. Sự bí ẩn đó khiến kênh truyền hình CNN của Mỹ đã xếp Thành nhà Hồ là "một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới".
Trong những cuộc khai quật khảo cổ gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều công trình, hiện vật đặc biệt tại Di sản Thành đá Tây Đô như tìm thấy con đường đá cổ đẹp nhất Việt Nam với hơn 600 năm tuổi; nền gạch Gò Ngục cách Hoàng thành về phía Tây - Nam 150 m.
Kênh truyền hình CNN của mỹ đã xếp thành nhà hồ là "một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới".
Thành Tây Đô được xây dựng vào mùa Xuân năm 1397, để phân biệt với Đông Đô (là kinh thành Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407. Trong gian đoạn lịch sử đầy biến động này, sử sách bị thất lạc, đến ngày nay công tác nghiên cứu thành cổ chủ yếu dựa vào truyền thuyết lưu lại trong dân.
Đến mục sở thị tòa thành cổ này, giới khoa học và du khách đã đặt ra hàng trăm câu hỏi: Cha ông ta đã làm thế nào để gọt đẽo các khối đá vuông vắn nặng hàng chục tấn? Làm cách này để xếp các khối đá lên nhau thành tường thành? Làm thế nào để xếp các khối đá hình múi cam nặng hàng chục tấn tạo thành 4 cổng chính Đông - Tây - Nam - Bắc với đố chính xác đến từng cm?...
Tháng 7/2011, chỉ sau 1 tháng được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã phát hiện một trong những công trường khai thác đá cổ ở núi Phù Lưu thuộc hệ thống dãy núi An Tôn (xã Vĩnh Yên), cách cổng phía Bắc thành khoảng 2 km. Giáo sư Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia Việt Nam khi quan sát Công trường khai thác đá cổ này đã nhận xét rằng "Những phiến đá có trọng lượng lớn, bề mặt có nhiều vết xước, vết dăm do chế tác thủ công, bước đầu cho thấy, nhà Hồ đã khai thác đá ở đây để xây thành". Cho đến thời điểm hiện nay, đã phát hiện được 21 phiến đá lớn, các phiến đá này do những phần lỗi kỹ thuật như vỡ cạnh, góc nên đã bị bỏ lại và không sử dụng.
Bốn cổng Thành đá Tây Đô theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông, gọi là các cổng Tiền - Hậu - Tả - Hữu. Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp hình múi bưởi, các phiến đá xây dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn. Trong ảnh là Cổng Tiền, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m.
Một số viên đá được phát hiện có hình dạng, kích thước rất vuông vắn, kỹ thuật tương đồng với các phiến đá tại thành nhà Hồ. Các viên đá này được ghè, đẽo hết sức công phu, được chế tác từ 3-4 mặt phẳng, dấu vết đục đá vẫn còn khá rõ. Khu vực phát hiện nhiều các phiến đá cổ tại thung lũng có tên gọi dân gian là Thung Chẹt, Đản Hót hay Thung Án Ngựa.
Từ công trường khai thác đá cổ này, các nhà khoa học lại đau đầu với câu hỏi: bằng cách nào mà các nghệ nhân và thợ đã tách được các phiến đá khổng lồ nặng vài chục tấn từ trên núi xuống. Cách đây đã 600 năm, chắc chắn thuốc mìn chưa có. Nếu dùng chất nổ dù ít đến đâu thì đá cũng bị om, rạn nứt. Việc khai thác đá xây dựng thành trì cho đến ngày nay vẫn là một điều khó hiểu.
Mặc dù phát hiện ra công trường khai thác đá cổ nhưng các nhà khoa học lại chưa có căn cứ hay thực nghiệm để khẳng định nhà Hồ sử dụng con đường giao thông đường bộ hay đường thuỷ để vận chuyển những khối đá có trọng lượng từ 10 - 20 tấn về địa điểm xây thành. Tuy nhiên, căn cứ vào những tư liệu dân gian như truyền thuyết con đường Cống Đá, Bí đá, con lăn, Bến đá tại sông Mã nơi tập kết đá... và đặc biệt là vị trí thuận lợi của khu vực núi An Tôn so với sông Mã và núi An Tôn so với thành nhà Hồ, các nhà khoa học tạm thời đưa ra 2 giả thuyết về việc vận chuyển đá về xây thành: Đá được vận chuyển từ núi An Tôn xuống sông Mã đưa lên bè và chở xuôi dòng xuống khu vực Bến Đá, từ đây đá được vận chuyển theo đường Cống Đá để xây thành.
Nói về vấn đề này, truyền thuyết trong vùng Vĩnh Lộc lưu truyền lại rằng, người chỉ huy đã cho xây dựng một con đường lát bằng đá để vận chuyển đá từ nơi khai thác về thành. Khi vận chuyển người xưa dùng các con lăn dùng sức trâu, bò kéo và những tảng đá lớn hàng chục tấn thì dùng sức voi. Hiện nay vẫn còn di tích con đường vận chuyển đá ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến.
Một trong con rồng đá được trưng bày trong nội thành Tây Đô.
Trong những lần khảo cổ xung quanh khu vực Thành đá Tây Đô, các nhà khoa học tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả cầu mây). Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác đến nơi xây dựng. Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá lên cao để xây thành.
Còn về nghệ thuật xây thành, đã có hằng trăm giả thuyết được đặt ra. Tác giả Phạm Văn Chấy viết trong cuốn sách đã xuất bản "Thành nhà Hồ và những câu chuyện xây thành đắp lũy" thì đặt ra giả thuyết rằng: Để lắp ghép được các vòm cuốn, các nghệ nhân phải thiết kế và chế tác ra các phiến đá hình múi cam, hình thang cân, hình tứ giác. Phải dùng phương pháp "mực hệt" nghĩa là dùng giấy hoặc cót cắt thành mẫu các loại phiến đá nói trên đem ghép vào nhau thành hình dáng cổng thành, thấy đạt rồi mới chế tác các phiến đá y hệt theo mẫu. Khi lắp ráp cổng thành, người ta dùng đất, cát, sỏi đắp thành hình dáng cái lòng cổng thành rồi xếp đá lên trên cốt. Khi ghép đá xong rồi mới moi đất, cát ra.
Có giả thiết cho rằng, người xưa phải dùng đất đắp nghiêng để vần từng tảng đá xếp chồng lên nhau, sau đó phá các ụ đất đi chỉ còn lớp thành như giả thuyết người cổ đại xây Kim Tự Tháp. Dẫu sao đó chỉ là giả thiết.
Thực tế nói trên phản ánh một điều chắc chắn là, người xưa rất kỳ công và khá thông minh trong điều kiện chưa có máy móc hiện đại.
Xung quanh ngôi thành đá hơn 600 năm tuổi vẫn còn vô số bí ẩn đang chờ các nhà khoa học giải mã.
Bí ẩn đôi rồng đá
Theo sử sách ghi lại thì đôi rồng đá trên đã được người pháp phát hiện vào năm 1938 khi họ làm một con đường nội địa trong thành đá tây đô. đôi rồng này có chiều dài 3,8 m, là đôi tượng rồng lớn nhất trong các triều đại phong kiến việt nam được phát hiện.
Tiến sĩ Phạm Văn Đấu (Hội Sử học Thanh Hoá) đánh giá đôi rồng đá ở thành Tây Đô thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất hiện còn lại ở việt nam. đôi rồng thể hiện nghệ thuật chạm khắc thời trần lúc hưng thịnh với đặc điểm khỏe khoắn, đầy đặn.
"Sử cũ không ghi chép cũng không ai biết đôi rồng đá bị mất đầu từ bao giờ, nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận", Tiến sĩ Đấu chia sẻ.
Trịnh Thông Thiện
Theo enternews.vn
Giải mã kho báu huyền thoại 500 tấn vàng của Vua Solomon Trong Kinh Thánh, Vua Solomon được mô tả sở hữu kho báu 500 tấn vàng. Theo đó, ông là vị vua vô cùng giàu có và quyền lực từng trị vì Israel. Trong suốt nhiều năm, không ít chuyên gia, học giả cố gắng xác định tung tích kho báu của Vua Solomon. Kho báu 500 tấn vàng của Vua Solomon là một...