Giải mã “cổng địa ngục”, nơi con vật nào đến gần cũng phải bỏ mạng
Theo lời kể, bất kỳ sinh vật sống nào bước qua “ cổng địa ngục” đều phải nhận chung một kết cục đó là cái chết.
“Cổng địa ngục” nằm trong một ngôi đền có niên đại hơn 2.200 năm. Nơi này trước kia từng là một phần của “thành phố thiêng” Hierapolis của người Phrygia cổ đại. Về sau, Hierapolis bị Đế chế La Mã xâm chiếm và ngày nay nó thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bức ảnh phục dựng lại phần đền với chiếc “cổng địa ngục” ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tương truyền bất cứ loài vật nào từ chim chóc đến gia súc hễ bước qua cửa hang đều bị bỏ mạng ngay lập tức. Đó là lý do tại sao hang còn được đặt tên là “Plutonium”- theo tên của thần Pluto (hay thần Hades) – vị thần cai quản địa ngục.
Theo mô tả trong các cuốn sách cổ, cửa hang có khói trắng toả ra. Không gian nơi này mù mịt một màn sương, khí đặc đến nỗi con người khó lòng nhìn thấy mặt đất. Bất cứ loài động vật nào vào trong đều nghẹt thở rồi ngã gục xuống đất. Vì thế rất nhiều giả thuyết bí ẩn đã được đặt ra. Người ta đồn rằng làn khói trắng chính là hơi thở của thần Pluto.
Nhà sử học người La Mã cổ Pliny the Elder thì viết về hiện tượng kỳ bí này là “công việc của Charon” – người lái đò đưa người chết vượt dòng sông oan hồn Acheron xuống địa ngục theo thần thoại Hy Lạp.
Tuy nhiên ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được rằng đây không phải là một hiện tượng siêu nhiên. Trước kia tại đây có suối nước nóng và đã trải qua nhiều trận động đất từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Người ta đã tìm ra một khe nứt tại ngôi đền nơi có “cổng địa ngục” và khe nứt này luôn toả ra khí CO2, loại khí hay gặp ở suối khoáng. Máy đo cho thấy khí CO2 đạt mức từ 4-53% tại cửa hang, thậm chí lên tới 91% phía sâu trong hang. Đây là mức có thể làm chết các sinh vật sống.
Những con chim bỏ mạng khi bay gần “cổng địa ngục”.
Một chuyên gia khảo cổ cho biết, những người hành hương đã thả nhiều con chim nhỏ vào trong để đo mức độ nguy hiểm của hang. Nhiều thầy tu cũng tế bò cho thần Pluto khi gặp ảo giác mạnh do ảnh hưởng của chất khí.
Song nhiều người thắc mắc tại sao động vật bỏ mạng gần như ngay lập tức mà con người lại có thể sống sót khi bước qua cổng địa ngục. Câu trả lời chính là khí CO2 nặng hơn không khí nên tập trung nhiều ở mặt đất. Con người lại đứng ở vị trí cao hơn động vật nên đã may mắn không nằm trong tầm ảnh hưởng của làn khí chết chóc.
Dù bí ẩn đằng sau cổng địa ngục đã được sáng tỏ nhưng tốt nhất bạn không nên ghé thăm địa điểm này, nhất là vào ban đêm. Bởi thời điểm mặt trời khuất bóng, mật độ khí CO2 dày đặc hơn, có thể gây nguy hiểm cho con người. Hiện các chuyên gia đang nỗ lực tái tạo lại “cổng địa ngục” để giúp công chúng có thể chiêm ngưỡng trong một tương lai không xa.
Bí ẩn về những chiếc chuông địa ngục
Nằm dưới hố nước sâu 50m là Hells Bells - những chiếc chuông đến từ địa ngục.
Chuông Địa Ngục tập trung ở khoảng giữa hố sụt, tính từ mặt nước đến đáy.
Trên thực tế, Hells Bells là các thạch nhũ có hình dạng khác lạ dưới hố sụt El Zapote ở Quintana Roo, bán đảo Yucatan. Thay khác với những khối thạch nhũ thuôn dài và nhọn treo dưới mái vòm của các hang động thông thường, thạch nhũ ở El Zapote có hình nón. Chúng rỗng ở bên trong như những chiếc chuông hoặc chụp đèn. Vì vậy, các thợ lặn đã gọi chúng là Hells Bells (Chuông Địa Ngục), theo tên bài hát của band nhạc rock Australia AC/DC.
Những thạch nhũ này treo dưới mái vòm có chiều dài trung bình khoảng 6 m, và gần như phủ kín toàn bộ diện tích bề mặt hang động. Chúngcó thể phát triển tối đa tới mức dài khoảng 2 m, rộng 1 m và vách chuông dày 3cm. Miệng của Chuông Địa Ngục có hình tròn hoặc elip, nhưng không tạo thành một vòng hoàn chỉnh. Phần lớn đều bị hở phần miệng như hình móng ngựa, thoạt nhìn giống chuông vỡ. Phần hở của chuông luôn hướng về phía vách hang.
Sự tồn tại của những chiếc chuông đến nay vẫn còn là điều bí ẩn với nhân loại, khi chưa nhà khoa học nào có thể lý giải quá trình hình thành của chúng. Các hệ thống hang động ở bán đảo Yucatan bị ngập do nước biển thấm từ dưới lên cùng nước ngọt do lượng mưa tích tụ. Hai lớp nước này không trộn lẫn vào nhau, mà được ngăn cách bởi một hỗn hợp có tên gọi halocline.
Những chiếc chuông tử thần xuất hiện ở giữa lớp halocline và lớp nước ngọt bên trên. Wolfgang Stinnesbeck, giáo sư, tiến sĩ của Viện Khoa học Địa chất, Đại học Heidelberg (Đức) là người khám phá thế giới ngầm tuyệt vời này cùng một đội nghiên cứu. Stinnesbeck cho biết, những chiếc chuông có niên đại khoảng 5.000 năm, và tiếp tục phát triển cho đến nay. Những chiếc chuông địa ngục tại El Zapote đại diện cho một hệ sinh thái bí ẩn - môi trường tạo điều kiện để hình thành các nhũ thạch dưới nước lớn nhất thế giới.
Nước bên trong hố sụt được đánh giá là trong xanh.
Hang động dưới nước của hố sụt El Zapote lớn hơn nhiều so với những gì bạn nhìn thấy từ phía trên. Nó trở nên nổi tiếng với khách du lịch và được xếp vào danh sách những điểm lặn kỳ lạ nhất thế giới.
Cenote Zapote nằm ở phía tây Puerto Morelos ở bán đảo Yucatan của Mexico. Du khách chỉ cần ra khỏi đường cao tốc Cancun-Tulum 307 tại Puerto Morelos, đi về phía nam trên làn đường bên cạnh cao tốc và rẽ phải vào con đường có biển chỉ dẫn đến Trung tâm Vallarta, Hol-Box và Ruta de los Cenotes. Đi thêm 19 km, bạn rẽ trái vào một con đường rải sỏi dài 6,3 km. Lối rẽ vào đường có gắn tấm biển lớn ghi dòng chữ Zapote Ecopark và công viên tự nhiên Kin-Ha Natural Park. Sau đó bạn rẽ trái khi thấy tấm biển ghi Cenote Zapote.
Nơi đây có phòng tắm tráng được đánh giá là tuyệt đẹp, vòi sen ngoài trời và hai bệ để nhảy xuống hố sụt. Du khách có thể ghé thăm công viên Zapote Ecopark với giá vào cửa là 99 USD, theo TripAdvisor . Trong đại dịch, du khách cần tuân thủ nghiêm túc yêu cầu phòng tránh nCoV như đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên dùng dung dịch diệt khuẩn để rửa tay...
Nhiều người khuyên các du khách lặn không chuyên nghiệp nên thuê tour với giá từ 219 USD một người, trong 4-5 tiếng để đảm bảo an toàn. Vé vào cửa cho du khách tới đây lặn là khoảng 20 USD và bạn phải trả bằng tiền mặt.
Khám phá hố sụt đẹp nhất thế giới mệnh danh "lối vào địa ngục" Cùng khám phá nơi mệnh danh là hố sụt đẹp nhất thế giới. Đây được mệnh danh là 'lối vào địa ngục' bởi vẻ đẹp huyền bí. Có một thế giới ngầm siêu đẹp ở Hán Trung, Thiểm Tây, giống như một lối vào địa ngục đầy bí ẩn là Didonghe Tiankeng. Nhóm hố sụt Didonghe Tiankeng ẩn sâu trong dãy núi Tần...