Giải mã chuyện người Sài Gòn làm từ thiện
“Ở Hà Nội có 8% doanh nghiệp tham gia các hoạt động từ thiện, trong khi ở TPHCM, tỷ lệ này lên tới 66%”.
Dưới góc nhìn của một người nghiên cứu văn hóa lâu năm, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm – Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM) đã có những chia sẻ thú vị về văn hóa từ thiện của người Sài Gòn.
Xuất phát từ tính cách truyền thống của người Việt vùng Nam Bô
Giáo sư có thể chia sẻ cảm nhận chung của mình về các hoạt động từ thiện tại TP.HCM?
Tôi thấy hoạt động từ thiện tại Nam Bô nói chung và nói riêng nổi trội hơn hẳn so với khu vực phía Bắc cả về quy mô, mức độ và có những nét đặc trưng riêng rõ rệt. Điều này không chỉ thấy qua cảm nhận của nhiều người, mà còn được khẳng định bằng những số liệu điều tra. Nghiên cứu “Đóng góp từ thiện tại Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương ở Hà Nội thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Châu Á gần đây cho thấy tại thời điểm khảo sát, ở Hà Nội có 8% doanh nghiệp đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện, trong khi ở TP.HCM tỷ lệ này lên tới 66%. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp ở TP.HCM đóng góp cho hoạt đông từ thiện số tiền nhiều hơn khoảng 8 – 9 lần so với các doanh nghiệp ở Hà Nội.
Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Vì có nguồn gốc từ những tính cách văn hóa như trọng nghĩa, hào hiệp,bao dung nên người Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn nói riêng thường không hay tính toán”.
Theo Giáo sư, các hoạt động thiện nguyện tại TP.HCM xuất phát từ những yếu tố nào?
Theo tôi, những hoạt động này xuất phát từ những đặc trưng tính cách của người Nam Bộ. Trong cuốn sách “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” xuất bản gần đây, tôi đã chỉ ra rằng, do Nam Bộ vốn là một vùng đất giàu có, điều kiện tự nhiên phong phú, thời tiết không biến động nhiều nên người Nam Bộ không phải tích cốc phòng cơ, không phải quá lo lắng về miếng ăn chỗ ở, khác hẳn với vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có thời tiết khí hậu thất thường, lại thêm đất chật người đông. Ngay từ cách đây ba thế kỷ, tổ tiên của người Việt ở Nam Bô, vốn đều là những di dân từ miền Trung, cho nên dù không quen biết nhau, nhưng ra đường họ vẫn tự nguyện giúp đỡ và bao bọc nhau ở nơi xứ người. Khi dân số đông lên, người Nam Bô cũng không cần phải sống co cụm thành làng xã khép kín như ở miền Bắc, họ rất dễ di chuyển, dễ thay đổi chỗ ở, do vậy mà vẫn duy trì đức tính hào hiệp tương trợ giúp đỡ bất kỳ ai gặp khó khăn.
Từ những điều kiện tự nhiên và xã hôi đó đã hình thành nên tính trọng nghĩa, tính hào hiệp, tính bao dung, tính mở thoáng như những đặc trưng tính cách của người Việt vùng Tây Nam Bô. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài thể hiện rất rõ qua “Lục Vân Tiên” của cụ Nguyễn Đình Chiểu, qua hàng loạt tiểu thuyết phong tục và thế sự của Hồ Biểu Chánh… Chỉ ở Tây Nam Bô mới có truyền thống để những lu nước và những chiếc gáo ven đường cho khách bộ hành uống đỡ khát; để những bó lá dừa khô nhỏ trước ngõ cho người đi đêm hết đuốc lấy thắp sáng lối đi…
Các phong trào xóa đói giảm nghèo, làm nhà tình thương, xây nhà tình nghĩa… xuất phát từ thời gian qua; văn hóa hoạt động từ thiện ở TP.HCM hiện nay chính là sự phát triên tất yếu từ những tính cách truyền thống của người Việt vùng Nam Bô.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của kinh tê thị trường, cũng xuất hiện một bộ phận làm từ thiện để thông qua đó đánh bóng tên tuổi mình, quảng cáo cho công ty của mình. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng ở TP.HCM, những trường hợp này không nhiều.
Nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ tại Sài Gòn
Không chỉ là chuyện “con cá” với “cần câu”
Văn hóa hoạt động từ thiện ở TP.HCM có những biểu hiện như thế nào, thưa ông?
Biểu hiện như thế nào ư? Rất đa dạng. Từ những thùng trà đá miễn phí ven đường, những nồi cháo từ thiện trong các bệnh viện, những bữa cơm chay từ thiện, những quán cơm giá rẻ ở rải rác nhiều nơi cho đến những bộ quần áo, những cuốn sách, những ngôi nhà, những trại trẻ mồ côi, những lớp học chữ, những lớp học nghề…
Vì có nguồn gốc từ những tính cách văn hóa như trọng nghĩa, hào hiệp, bao dung nên người Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn nói riêng thường không hay tính toán. Đặc tính của người Nam Bộ là cái gì không đáng lấy tiền thì giúp luôn. Ví dụ như khi vào một cửa hàng dịch vụ nào đó ở TP.HCM, những cái lặt vặt họ không tính tiền, dù mình có nài nỉ họ cũng không lấy. Người bất hạnh, người lạ, thường được giúp đỡ tận tình.
Gần đây, dư luận đang ồn ào quanh mô hình cơm từ thiện có mức giá 2.000 đồng. Có người nói rằng đây chỉ là “con cá” chứ không phải là “cần câu”. Giáo sư nghĩ sao về điều này?
Video đang HOT
Tôi nghĩ, hoạt đông từ thiện cần phải rất đa dạng để đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác nhau. Với những người khỏe mạnh, có sức vóc nhưng chưa có công ăn việc làm thì cái họ cần là việc làm. Ở TP.HCM đã có không ít các lớp dạy nghề, dạy chữ được mở ra để trao cho họ cái “cần câu”; có những doanh nghiệp, công ty tư nhân sẵn sàng giúp đỡ bằng cách nhận vào làm việc hoặc giới thiệu việc làm. Có những doanh nghiệp giúp luôn cả chỗ ở, bữa ăn.
Với những người có việc làm rồi nhưng thu nhập không cao, họ phải dè xẻn chi tiêu thì những bữa cơm với mức giá 2.000 đồng có thể giúp họ tiết kiệm được thêm chút ít để chi tiêu vào việc khác hoặc gửi về giúp người thân.
Với những người không nơi nương tựa lại rơi vào cảnh ốm đau, cái họ cần là “con cá” chứ không phải “cần câu”. Hoặc với những người gặp tai nạn bất ngờ, gặp thiên tai, lũ lụt…, trong phút chốc mất trắng tất cả, cái người ta cần ngay tức thì là manh áo, gói mỳ. Khi bão qua rồi thì việc giúp dựng lại nhà, cung cấp cho họ dụng cụ để lao động mới là cấp thiết.
Như thế, vân đê không phải là lựa chọn cứng nhắc “con cá” hay “cần câu”, mà là mọi thứ cần phải đúng lúc, đúng chỗ. Chỉ có đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ thì hoạt động từ thiện mới đem lại hiệu quả thiết thực.
“Nói cơm 2.000 đồng hay những hoạt động từ thiện khác khiến người ngoại tỉnh ỷ lại là không đúng” – Giáo sư Trần Ngọc Thêm (Ảnh: Thanh Phương)
Giáo sư có nghĩ rằng các hoạt động từ thiện tại Sài Gòn nói chung và mô hình cơm 2.000 đồng nói riêng có thể khiến cho dân ngoại tỉnh ỷ lại không?
Tôi nghĩ cơm 2.000 đồng là một mô hình hiệu quả vì những người tổ chức đã tính toán kỹ: họ không cung cấp cả 3 bữa cơm trong một ngày, cả 7 ngày trong một tuần. Một tuần chỉ có 3 bữa cơm 2.000 đồng vào những ngày nhất định (như thứ 2 – 4 – 6). Thành ra kẻ muốn lợi dụng cũng khó có thể lợi dụng được. Những bữa cơm như thế giúp người nghèo cảm thấy ấm lòng và tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, giúp họ thêm tinh thần và nghị lực để sống, để làm việc.
Nói cơm 2.000 đồng hay những hoạt động từ thiện khác khiến người ngoại tỉnh ỷ lại là không đúng. Bởi lẽ, dân ngoại tỉnh nhìn chung là những người có ý chí. Họ đến thành phố thường là với mục đích để kiếm tiền gửi về quê giúp gia đình chứ không phải đến vì bữa cơm 2.000 đồng. Những quán cơm xã hội này không làm thay đổi số lượng của dân nhập cư. Trước đó, họ vẫn tìm vào thành phố để mưu sinh. Hiện nay vẫn có rất nhiều người nhập cư không biết có những quán cơm được trợ giá trong thành phố.
Chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện
Giáo sư nhận thấy hoạt động từ thiện tại TP.HCM còn vướng phải khuyết điểm nào?
Tôi thấy bên cạnh những hoạt động thiện nguyện rất có ý nghĩa, song cũng có một số nhỏ lợi dụng danh nghĩa làm từ thiện để mưu lợi cho bản thân.
Ví dụ, một người đứng ra nấu một nồi cháo từ thiện, sau đó nhờ sinh viên tình nguyện mang vào bệnh viện để phát cho mọi người. Khi hoạt động này lớn mạnh thì sẽ có các mạnh thường quân muốn hỗ trợ, vì có nhiều người muốn làm từ thiện nhưng do bận việc nên không thể tham gia trực tiếp được. Trong trường hợp này, không loại trừ khả năng người nhận tiền đóng góp của các mạnh thường quân để trực tiếp đứng ra làm từ thiện có thể trục lợi. Thực hư thế nào không rõ, cách làm này tạo nên những ngờ vực không đáng có. Việc đóng góp “hòm công đức” ở nhiều nơi cũng rơi vào tình trạng như vậy.
Nhóm từ thiện đến phát cháo cho người vô gia cư
Vậy theo Giáo sư làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Chúng ta nên chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện. Cần có những quy chế và luật định. Nhà nước cần ban hành những quy định chặt chẽ để bắt buộc các tổ chức từ thiện phải minh bạch và công khai số tiền đóng góp của các mạnh thường quân cũng như những khoản thu chi trong quá trình hoạt động của mình.
Làm được như vậy thì mạnh thường quân và người dân mới không nghi ngờ. Chẳng hạn, khi bắt buộc công khai tên và số tiền đóng góp, nếu một mạnh thường quân nào không thấy tên họ xuất hiện đúng với số tiền đã đóng góp thì họ có thể sẽ lên tiếng hoặc sau đó sẽ không tiếp tục đóng góp vào địa chỉ này nữa.
Điều cuối cùng mà Giáo sư muốn chia sẻ về các hoạt động từ thiện tại TP.HCM là gì?
Về cơ bản các hoạt động từ thiện tại TP.HCM đang đi đúng hướng. Những đức tính tốt đẹp của người Nam Bô cần được duy trì, những phẩm chất tốt đẹp của con người cần được phát huy. Những mô hình như “Hiệp sĩ đường phố” xuất hiện ở Bình Dương và TP.HCM (cũng là một dạng từ thiện – từ thiện bằng xương máu) cần được nhân rộng. Có rất nhiều mô hình từ thiện có ý nghĩa khác đang nảy sinh và trở thành phổ biến. Song cũng có thể có những hoạt động không đúng hướng gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Vì vậy, cần có Nhà nước can thiệp và định hướng để những hoạt động thiện nguyện được khuyến khích nhiều hơn, được lan tỏa và thu hút nhiều người hơn cùng tham gia.
Theo Minh Vương (Khampha.vn)
Người đàn bà hai lần gặp "sở khanh" và giấc mơ tìm ánh sáng cho đứa con thơ
Gia cảnh nghèo khó, không chồng, một mình chị nuôi mẹ già yếu và 2 đứa con nhỏ (1 bị mù bẩm sinh), bản thân sức khỏe yếu nhưng hằng ngày chị vẫn đầu tắt mặt tối đi làm thuê, chắt chiu từng đồng để đi tìm ánh sáng cho hai đứa con.
Người đàn bà hai lần lỡ đò và người mẹ già cùng hai đứa con thơ trong căn nhà tồi tàn đi tìm ánh sáng cho đứa con.
Đó là hoàn cảnh thương tâm của người phụ nữ góa bụa Phan Thị Lân, SN 1983, trú tại xóm Thọ Trà, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
Căn nhà nhỏ của mẹ con chị Lân nằm lọt thọt bên vách đồi hai bên cổng mọc đầy cỏ dại. Ấn tượng đầu tiên khiến chúng tôi không khỏi xúc động khi đặt chân vào nhà là hình ảnh bà mẹ già gầy yếu ngồi trên võng ôm đứa cháu nhỏ bị mù bẩm sinh trong một căn nhà nhỏ 2 gian rộng chưa đầy 15m2.
Căn nhà nhỏ trống huơ trống hoác không tìm thấy một vật gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp chị Lân vẫn thường sử dụng để đi làm thuê là thứ quý giá nhất của gia đình nghèo này. Một mình chị phải gánh vác mọi việc của gia đình, kinh tế chủ yếu trông chờ vào 2 sào ruộng nên gia đình chị luôn rơi vào hoàn cảnh túng quẫn. Những lúc nhàn rỗi, chị phải đi bốc đá thuê ở các mỏ đá để kiếm tiền nuôi một mẹ già yếu đã ngoài 70 tuổi và 2 đứa con thơ dại.
Trong đó, đứa con trai 9 tháng tuổi bị mù bẩm sinh. Hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn, nay lại càng thêm túng quẫn. Sau nhiều lần đưa con trai đi viện để chữa trị đôi mắt, số nợ ngày càng tăng lên. Cuộc sống gia đình càng bấp bênh khi căn nhà 2 gian ẩm thấp bắt đầu xuống cấp, mối mọt ăn nham nhở, mỗi khi vào mùa gió bão thì cả gia đình lại chạy sang nhà hàng xóm để lánh nạn.
Bé Cẩm Lý ngây thơ khi chúng tôi chụp ảnh. Bé đâu biết rằng, mẹ và em cũng như bà đang phải đối mặt với gian nan thử thách.
Tiếp chúng tôi, chị Lân buồn bã: "Cha mẹ chị sinh được 2 chị em, trong lúc đang tay bồng tay bế thì bỏ nhau, mẹ bồng 2 chị em về ngoại nương nhờ. Một mình mẹ tần tảo nuôi 2 chị em khôn lớn trong sự túng thiếu vật chất và tinh thần. Vì mẹ già yếu, chị gái đi lấy chồng xa nên học hết cấp 2, chị ở nhà nuôi mẹ và mong tìm cho mình một gia đình nhỏ".
Năm 24 tuổi, chị Lân gặp một người đàn ông cùng xã. Chị đem lòng yêu thương, người ấy còn hứa hẹn cưới chị làm vợ. Tưởng rằng sự thiếu thốn tình cảm nay đã được bù đắp phần nào nhưng hạnh phúc mà chị tìm kiếm không đơn giản như chị tưởng. Sau khi có bầu, người đàn ông đó đã không thừa nhận là con của mình và cao chạy xa bay. Ngày chị sinh con gái Phan Thị Cẩm Ly (SN 2007) cũng là ngày gã sở khanh cưới vợ. Buồn, tủi nhục, uất nghẹn, chị định tự vẫn nhưng nhìn đứa con gái nhỏ vừa ra đời, chị đã không đành lòng.
Cháu Quý bị mù bẩm sinh, giờ chị Lân chỉ còn cách cầu mong vào sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Lỡ thì, chị đành ở vậy nuôi con cho tới cuối năm 2012, chị lại gặp một người đàn ông trong xã. Vì sợ như lần trước nên chị đã từ chối nhưng người đàn ông này đã giúp đỡ mẹ con chị về tiền bạc và còn hứa sẽ cưới chị làm vợ. Và mọi thứ tưởng như đã an bài với chị, hạnh phúc lần này chắc chắn đã nằm trong vòng tay của mình. Tuy nhiên, khi chị đã mang bầu và chuẩn bị làm đám cưới, thì thêm một lần nữa chị lại gặp phải gã sở khanh. Nhục nhã ê chề, chị đã nghĩ đến cái chết, nhưng nhờ sự yêu thương, đùm bọc của bà con và những lời động viên chân thành từ bạn bè chị đã gượng dậy để sống. Chị bảo: "May có mọi người động viên, nhìn cái bầu to tướng, đứa con gái đầu cô đơn nên tôi cố gắng để vượt qua...".
Tưởng rằng đau khổ bất hạnh, cùng cực như thế là đủ rồi. Song số phận của chị dường như chưa thể kết thúc. Ngày chị trở dạ sinh đứa con thứ 2, thì thêm một lần nữa hạnh phúc lại không mỉm cười với chị. Cháu Phan Ngọc Quý (SN 2012) ra đời đến nay đã 9 tháng tuổi và bị mù bẩm sinh.
"Nhận thấy cháu chậm lớn hơn so với những đứa trẻ cùng lứa, đưa cái gì cũng không biết cầm lấy. Thậm chí, khua tay trước mặt cũng không biết. Khi tôi đưa cháu đi khám thì các bác sỹ cho biết bị mù bẩm sinh. Thương con, tôi đã đến nhiều bệnh viện để mong có cơ hội chữa trị cho con. Tuy nhiên, các bác sỹ cho biết tiền phẫu thuật là rất lớn nên đành ngậm ngùi ôm con về. Giá như có phép màu kỳ diệu, tôi ước cho đôi mắt của con trai được chữa trị lành lặn", chị Lân buồn bã nói.
Xác nhận hoàn cảnh của UBND về hoàn cảnh chị Lân.
Bà Phan Thị Dinh - xóm trưởng xóm Thọ Trà chia sẻ: "Gia đình chị Lân có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn nhất trong xóm, cái xã này. Bản thân chị Lân sức khỏe yếu nhưng phải một mình làm lụng vất vả để nuôi mẹ già và 2 đứa con thơ dại vốn dĩ có cháu Quý bị mù lòa nữa. Gia đình chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng nên kinh tế gia đình đang lâm vào khó khăn. Nhắc đến gia đình chị Lân, bà con trong xóm ai cũng thương cảm lắm".
Ông Nguyễn Viết Dương - Chủ tịch UBND xã Hậu Thành chia sẻ: "Với xã thì các chương trình hỗ trợ từ trên xuống chúng tôi đều ưu tiên cho gia đình chị Lân. Bởi hiện tại, chị ấy phải nuôi hai đứa con nhỏ, một bé trai thì mù cả hai mắt, và mẹ già không làm được gì nữa. Qua đây, chúng tôi cầu mong báo Dân trí phản ánh để mong độc giả của báo giúp đỡ cho hoàn cảnh chị ấy với, chứ họ khổ lắm rồi".
Cuộc đời chị vốn đã vất vả, truân chuyên... và hằng ngày nhìn thấy hai đứa con (1 mù lòa) sống trong tăm tối chị như đứt từng khúc ruột ra vậy. Chị đau đớn lắm. Chị đau nhưng ít người thấu hiểu. Chị mang nỗi đau từ thể xác đến tinh thần. Chị mong muốn sẽ có một chút hy vọng nào đó để đem lại ánh sáng cho đứa con trai của mình nhìn ánh nắng mặt trời. Đó chính là ước mơ lớn nhất của người đàn bà bạc phận 2 lần lỡ đò.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Mã số 1130: Chị Phan Thị Lân, xóm Thọ Trà, xã Hậu Thành, Yên Thành, Nghệ An. ĐT: 01687.803.596
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Duy - Lê Quyết
Theo Dantri
Các bé họ Nhân vui Tết Trung thu sớm với báo Dân trí Vừa mới đây, các bé họ Nhân tại chùa Long An (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã cùng đón Tết Trung thu sớm với Tổng biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn và nhiều cán bộ, phóng viên của báo. Nhân chuyến công tác tại Cần Thơ và Hậu Giang, Tổng biên tập (TBT) báo Dân trí- nhà báo Phạm Huy...