Giải mã chuyện liêu trai bí ẩn trên đèo Bảo Lộc
Không lâu sau đó có một đoàn xe du lịch qua đèo Bảo Lộc chạy tới khúc cua này cũng bị lật xe và lao xuống vực.
Trong đoàn có bốn người sống sót gồm một chàng trai và ba cô gái…
Nằm ở địa phận tỉnh Lâm Đồng, nối thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai với thành phố Bảo Lộc, đèo Bảo Lộc còn có tên gọi là Đèo B’Lao, là con đèo được coi là nguy hiểm nhất Tây Nguyên với một bên là đồi núi và vách đá dựng đứng còn một nơi là vực thẳm.
Lịch sử đèo Bảo Lộc gắn với con đường dẫn đến khu nghỉ dưỡng Đà Lạt đầu thế kỷ 20. Trong quá trình mở đường đèo, nhiều dân phu đã bỏ mạng vì bệnh tật, tai nạn hoặc bị thú dữ ăn thịt, xác của họ bị vùi lấp ở dọc đường thành những nấm đất hoang tàn không mộ chí.
Đèo Bảo Lộc còn có tên gọi khác là đèo Ba Cô. Cái tên này gắn liền với miếu Ba Cô nằm bên một một khúc cua giữa đèo. Chuyện về ngôi miếu này bắt đầu từ một vụ tai nạn thảm khốc trên đèo.
Chuyện kể rằng, có ba cô gái tên là Loan, Hòa, Thảo là người Bảo Lộc và cả ba cô đều là sinh viên đang học tại Sài Gòn. Vào kỳ nghỉ hè, khi ba cô trên chuyến xe về quê, chạy tới khúc cua này do tài xế chạy nhanh nên bị lật xe và lao xuống vực tử nạn.
Video đang HOT
Không lâu sau đó có một đoàn xe du lịch lên Đà Lạt chạy tới khúc cua này cũng bị lật xe và lao xuống vực. Trong đoàn có bốn người sống sót gồm một chàng trai và ba cô gái. Dù rất yếu sau vụ tai nạn nhưng cả bốn người đều cố động viên lẫn nhau để cùng leo lên tới mặt đường.
Do chàng trai bị thương nặng hơn nên thường xuyên được ba cô gái dìu dắt, kéo lên. Khi lên tới mặt đường, do đuối sức, chàng trai đã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, chàng trai thấy mình nằm trong bệnh viện nhưng không thấy ba cô gái kia đâu.
Chàng trai hỏi mọi người thì biết rằng người ta chỉ thấy có mỗi mình chàng nằm bên đường mà không hề thấy có thêm ai cả, và toàn bộ số người còn lại trong đoàn xe đã thiệt mạng, trong đó không có cô gái nào như chàng trai miêu tả.
Điều đặt biệt các cô gái được miêu tả rất giống với ba cô gái bị tử nạn lúc trước. Người ta cho rằng vì chết quá trẻ và còn trong trắng nên oan hồn của ba cô gái vất vưởng trên đèo và khi gặp trường hợp tai nạn tương tự đã hiển linh giúp đỡ chàng trai trẻ trở thành người duy nhất thoát chết.
Sau đó người dân lập một miếu nhỏ để cầu siêu cho linh hồn của những người chết oan vì tai nạn xe cộ và nhất là oan hồn của ba cô gái trẻ, và cầu an cho người qua đèo. Từ đó tai nạn xe cộ tại khúc cua giảm hẳn, và người ta không còn thấy ba cô hiện ra nữa.
Tuy nhiên, theo thông tin chính thức của người trông miếu Ba Cô thì ngôi miếu này do là ông Đặng Hà và bà Nguyễn Thị Biện lập dưới thời Pháp thuộc, sau khi hai ông bà từ Bình Định lên đây tìm miền đất mới và trốn lính.
Khi tới đèo Bảo Lộc, thấy có nhiều vụ tai nạn thương tâm do địa hình hiểm trở nên ông Hà đã dựng miếu để thờ cúng. Lúc đầu miếu Ba Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ nhưng sau đó người dân đã đóng góp nên mới xây ngôi miếu khang trang như bây giờ.
Về ba cô gái tử nạn, thì đây là câu chuyện có thật. Tuy nhiên, ba cô là người Sài Gòn chứ không phải quê Bảo Lộc. Trước đây mộ ba cô được chôn sát ven đường nhưng sau này được người thân bốc đưa về Sài Gòn. Còn câu chuyện ba cô hiện hồn là chỉ là hư cấu của cánh tài xế…
Khám phá hàng ngàn hang động bí ẩn như tổ mối khổng lồ trên dãy Himalaya
Hàng ngàn lỗ hổng tạo thành trên vách đá cheo leo và mỏng manh, nằm cách thềm thung lũng tới gần 50m khiến người xem có ấn tượng về một lâu đài cát khổng lồ.
Vương quốc Mustang, giáp với cao nguyên Tây Tạng là một trong những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất của người Nepal trên dãy Himalaya. Từng là một vương quốc Phật giáo độc lập, Mustang sáp nhập vào Nepal cuối thế kỷ 18, nhưng đến năm 1950 mới thực sự từ bỏ quyền độc lập.
Mustang, vương quốc cổ xưa nằm ở miền Bắc đất nước Nepal là một trong những di chỉ khảo cổ bí ẩn nhất mọi thời đại. Trong những nơi trú ẩn đầy bụi, đá sa huỳnh, được gió cát ngàn năm bào mòn, nằm ẩn sâu trong dãy Himalaya, gần con sông Kali Gandaki là một hệ thống hang động hùng vĩ nhất, lạ kỳ nhất mà con người từng chứng kiến.
Dãy hang động có từ hàng ngàn năm trước này đã được đục xuyên vào bức tường cát dễ vỡ của dãy Himalaya, hoặc được đào từ bên trên; tuy nhiên đến bây giờ việc ai đã tạo nên chúng và làm thế nào mà người ta có thể leo vào hang cách mặt đất đến 47m vẫn còn là một bí ẩn.
Cho tới nay, giới khoa học vẫn chưa rõ ai là tác giả của những hang động hàng ngàn năm tuổi này, và họ xây dựng chúng làm gì. Làm thế nào để những con người thời cổ đại làm nên một số lượng khổng lồ nơi trú ẩn trên vách và làm sao để leo lên đó cũng là bí ẩn không lời giải đáp, bị lớp bụi thời gian che mờ.
Phần lớn hang động ngày nay đều trống rỗng nhưng vài hang có dấu hiệu của người sinh sống như thùng chứa đồ và không gian ngủ. Một số khác là nơi chôn cất người chết. Hàng chục thi hài được tìm thấy trong các hang động hơn 2.000 năm tuổi. Họ được đặt nằm trên giường gỗ và đeo đồ trang sức bằng đồng hoặc hạt thuỷ tinh.
Nhà khảo cổ Aldenderfer đưa ra giả định rằng, lịch sử của các hang động bao gồm 3 thời kì: Cách đây 3.000 năm, chúng được dùng để làm nơi chôn cất người chết. Cho tới khoảng 1.000 năm về trước, chúng trở thành nơi sinh sống của các gia đình Mustang, do mùa đông ở đây rất ấm áp. Chỉ đến thế kỉ thứ 13, người dân mới bắt đầu di cư vào các làng nghề truyền thống trong thung lũng.
Tất cả các hang động thuộc sở hữu của vương quốc Mustang. Trước đây, vương quốc này nằm trên con đường truyền giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc, nên trở thành một trung tâm Phật giáo lớn với các đền thờ, tu viện tuyệt đẹp. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của nơi đây kết thúc vào thế kỉ thứ 17. Các vương quốc lân cận dần lớn mạnh và cai trị vùng đất của người Mustang.
Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây Lúc nước lặng như tờ, thì rõ mồn một giữa Hồ Tây là những ngôi mộ, đã nhuốm màu thời gian lộ hẳn lên khỏi mặt nước. Phải nói rằng, hiếm có nơi nào quy tụ nhiều truyền thuyết và thần thoại như ở Hồ Tây, mà mỗi truyền thuyết, thần thoại lại gắn liền với một địa danh trên hồ. Nếu dạo...