Giải mã chiến lược lịch sử ‘ma mị’ của Iran
Trong suốt nhiều thế kỷ, tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Iran (trước kia là Ba Tư) phải đối mặt lại đảm bảo cho sự tồn tại và tự chủ của họ trước các cường quốc trong khu vực như Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Cho dù luôn yếu hơn so với các đế chế lớn hơn này, Iran vẫn tồn tại vì ba lý do chính: địa lý, các nguồn lực và ngoại giao.
Hải quân Iran tập trận trên biển
Quy mô và diện tích có núi non rất lớn khiến cho các đội quân muốn chiếm đánh Iran đều gặp phải khó khăn và nguy hiểm. Iran cũng có thể triển khai lực lượng bẻ cong các đợt tấn công trong khi vẫn có thể khẳng định được sức mạnh của mình. Cùng lúc, Tehran cũng duy trì các nỗ lực ngoại giao khôn khéo.
Sự thâm nhập của các đế chế châu Âu vào trong khu vực này đã pha trộn mọi khó khăn của Iran trong thế kỷ 19, cùng với việc Anh tiến vào khu vực phía tây Iran là Iraq và bán đảo Ả Rập sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ I. Điều này trùng khớp với một cuộc chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu sang một hệ thống dựa trên dầu mỏ. Sau đó cũng như bây giờ, khu vực này là nguồn dầu mỏ chính của cả thế giới.
Khi Anh có quyền lợi trong khu vực này, thì tầm quan trọng của dầu với tư cách là nền tảng cho sức mạnh công nghiệp và quân sự đã khiến cho những lợi ích này trở nên cấp thiết. Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ và Liên Xô trở thành các cường quốc ngoài khu vực có khả năng và mong muốn gây ảnh hưởng trong khu vực này, nhưng chiến lược cơ bản của Tehran vẫn không có gì thay đổi. Iran đã phải đối mặt với các mối đe dọa trong khu vực và trên toàn cầu mà họ phải lựa chọn giữa né tránh hoặc thỏa hiệp. Và cũng vì dầu lửa, cường quốc toàn cầu không muốn mất đi quyền lợi của mình trong khi các cường quốc khu vực lại không có phương án nào cho việc mất đi lợi ích.
Cho dù là quốc vương hay lãnh tụ tinh thần tối cao trị vì, thì chiến lược của Iran cũng vẫn vậy: khiến kẻ thù nản lòng vì địa lý tự nhiên, cùng với lực lượng phòng thủ và linh hoạt trong ngoại giao. Nhưng ẩn dưới thực tế này lẩn khuất một quan điểm khác về vai trò của Iran.
Iran – thế lực trong khu vực
Một đất nước chủ yếu trong tư thế phòng thủ như Iran hiện vẫn được coi là một thế lực trong khu vực. Quốc vương Iran từng cạnh tranh với Ả Rập Xê Út để có được Oman và mơ về vũ khí hạt nhân. Tổng thống Ahmadinejad đọ sức tay đôi với Ả Rập Xê Út đối với vấn đề Bahrain, và cũng mơ về vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Khi chúng ta nhìn xa hơn những cách lý giải này – luôn có điều gì đó cần phải làm khi chúng ta nghiên cứu về chính sách đối ngoại, khi mà giọng điệu này được chuyển sang thể hăm dọa, dụ dỗ và khiến cho các cường quốc bên ngoài và công chúng bối rối – chúng ta nhận thấy tính liên tục bền vững trong chiến lược của Iran kể từ Đại chiến II. Iran mơ về việc đoạt ngôi vị thống trị trong khu vực bằng cách phá tan mọi sự kìm hãm và đe dọa mà các cường quốc gần đó áp đặt.
Kể từ Thế chiến II, Iran đã bắt đầu đối phó với các mối nguy hiểm trong khu vực như Iraq, cuốn vào cuộc chiến tàn khốc kéo dài gần một thập kỷ và thiệt hại về người là gần 1 triệu thương vong. Họ cũng phải đối phó với Mỹ – quốc gia có quyền lực định hình nên các chiều hướng trong cả khu vực này. Chừng nào mà Mỹ vẫn còn có quyền lợi tối thượng trong khu vực này, Iran sẽ chẳng có lựa chọn nào ngoài việc xác định chính sách của mình trong mối tương quan với Mỹ.
Đối với quốc vương Ba Tư, điều này đồng nghĩa với việc quy phục Mỹ trong khi cố gắng điều khiển hành động của Mỹ một cách khôn khéo. Còn với Cộng hòa Hồi giáo, điều này có nghĩa là chống Mỹ trong khi vẫn cố gắng &’xoay’ cho Mỹ phải hành động vì lợi ích của Iran. Cả hai cách làm này đều thuộc về chiến lược truyền thống đầy sự tinh tế của Iran.
Tuy nhiên, Cộng hòa Hồi giáo lại thành công hơn quốc vương. Họ đã thực hiện một chiến dịch thông tin đánh lạc hướng đối phương một cách tinh tế trước chiến tranh Iraq năm 2003, để thuyết phục Mỹ tin rằng đánh Iraq về mặt quân sự hoàn toàn dễ dàng và người Iraq sẽ giang rộng vòng tay chào đón người Mỹ.
Trong giai đoạn hai, những người Iran lại giúp các phe phái trong Iraq chống lại người Mỹ, biến cuộc chiến trở thành một cơn ác mộng. Trong giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối, Iran sử dụng ảnh hưởng của họ tại Iraq để phân hóa Iraq sau khi Mỹ rút đi.
Làm việc này, Iran sẽ đạt được hai mục đích. Trước hết, Mỹ sẽ &’xử lý’ Saddam Hussein, và khiến Iraq tê liệt. Thứ hai, Iran giúp hất cẳng Mỹ ra khỏi Iraq, tạo ra một khoảng không tại Iraq và làm xói mòn ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, làm Mỹ nhụt chí phiêu lưu quân sự tại Trung Đông. Tất nhiên, mọi thất bại của Mỹ không hoàn toàn là do Iran sắp đặt, nhưng không thể phủ nhận &’bàn tay ma mị’ của Iran trong tiến trình đó.
Trong chiến lược này có một quan điểm mang tính phòng thủ. Iran đã chứng kiến cảnh Mỹ đổ bộ vào các quốc gia quanh mình – phía tây thì có Iraq, phía đông thì có Afghanistan. Iran thấy rằng Mỹ quá mạnh và khó đoán tới mức phi lý, cho dù Iran vẫn có thể thao túng được. Do đó Tehran không thể bỏ qua khả năng Mỹ có thể chọn một cuộc chiến để đối phó với Iran. Nhưng khi buộc Mỹ phải rút chân khỏi Iraq, các lựa chọn quân sự của Mỹ trong khu vực cũng sẽ hạn chế dần.
Với việc Mỹ phải rời đi, khoảng trống tại Iraq sẽ được Iran lấp đầy. Thêm nữa, địa chính trị trong khu vực đã tạo nên một dịp tốt chưa từng có cho Iran trong suốt nhiều thế kỷ. Đầu tiên, sự sụp đổ của Liên Xô đã giải phóng sức ép từ phía bắc. Sau khi đế chế Ottoman sụp đổ sau Đại chiến I, Iran không còn phải đối mặt với cường quốc trong khu vực. Thứ hai là, với việc lính Mỹ phải rút khỏi Vịnh Ba Tư và Afghanistan, cường quốc toàn cầu không còn nhiều lựa chọn về mặt quân sự trong khu vực, thậm chí còn không có nhiều lựa chọn chính trị để chống lại Iran.
Theo VietNamNet
Lịch sử của thế giới trong Diablo (Phần 2)
Tiếp nối phần trước, trong bài viết lần này chúng ta sẽ đến với The Eternal Conflict - cuộc chiến bất tận giữa 2 thế lực High Heavens và Burning Hells. Mục đích của cuộc xung đột này như đã biết, đó là nhằm tranh giành quyền kiểm soát viên đá tạo hóa - The World Stone. Theo truyền thuyết, kẻ nào nắm giữ được viên đá này sẽ có khả năng thay đổi cũng như tạo ra vật chất và sự sống một cách không giới hạn. Chính vì quyền năng tuyệt đối mà nó mang lại nên cho dù là thiên thần hay ác quỷ đều muốn sở hữu nó. Thế nhưng trải qua hàng thiên niên kỷ, cuộc chiến này vẫn chưa ngã ngũ.
Cùng cần phải nói thêm một chút đó là mặt trận chính của Eternal Conflict diễn ra tại Pandemonium - cái rốn của vũ trụ và cũng là nơi cất giữ The World Stone. Và trong thời gian cuộc chiến nổ ra, thiên thần Tyrael đã ra lệnh cho xây dựng tại nơi này một pháo đài với tên gọi Pandemonium Fortress.
Hẳn những ai từng chơi Diablo II vẫn còn nhớ đây chính là nơi mà người chơi bắt đầu Act IV, cũng là chương cuối cùng của game (nếu không tính đến bản mở rộng Lord of Destruction). Do liên tục bị đặt dưới tình trạng tranh chấp nên Pandemonium Fortress đã có thời gian nằm dưới quyền kiểm soát của cả 2 bên, chính vì vậy mà kiến trúc của nơi này mang dấu ấn của cả High Heavens lẫn Burning Hells.
Trở lại với The Eternal Conflict, cuộc chiến dai dẳng hàng ngàn năm này đã khiến cho rất nhiều thiên thần lẫn ác quỷ đều cảm thấy mệt mỏi. Trong số đó bao gồm Inarius - một trong 5 thiên thần thuộc hội đồng Angiris (Tyrael cũng thuộc hội đồng này) và Lilith - con gái của Mephisto. Inarius, Lilith và một số thiên thần cũng như ác quỷ có chung chí hướng khác đã lập ra kế hoạch đánh cắp World Stone. Với sự trợ giúp của Lilith cũng như những người khác, Inarius đã thành công trong việc kiểm soát sức mạnh của hòn đá và tạo ra một thế giới mới - thánh địa Sanctuary. Đây cũng là nơi mà các sự kiện trong Diablo I và II sẽ diễn ra sau này.
Inarius - vị thiên thần khai sinh ra Sanctuary.
Inarius đã sử dụng chính sức mạnh của World Stone để che dấu sự tồn tại của Sanctuary khỏi sự nhòm ngó của cả 2 phe High Heavens lẫn Burning Hells. Viên đá sau đó được cất giữ trong ngọn núi Arreat - địa danh mà người đã từng được đặt chân đến trong Act V của Diablo II.
Thánh địa Sanctuary (Minh họa).
Mục đích ban đầu khi được tạo ra của Sanctuary đó là nơi ẩn náu cho Inarius cùng những kẻ chạy trốn tránh khỏi những cuộc giao tranh vô nghĩa để tranh giành World Stone. Ngay sau khi viên đá bị đánh cắp, cả High Heavens lẫn Burning Hells đều hướng nghi ngờ về phía còn lại, nhưng thời gian trôi qua họ nhận ra rằng có bên thứ ba đứng đằng sau chuyện này. Cũng kể từ đó mà Eternal Conflict chấm dứt, và mục đích tranh giành quyền kiểm soát hòn đá World Stone giờ đây chuyển thành tìm kiếm.
Trong khi đó thì ở thánh địa Sanctuary, Inarius cũng những người chạy trốn đang có những ngày tháng bình yên sau khi thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của những cuộc chiến trước kia. Và rồi một điều tưởng chừng như hết sức vô lý đã xảy ra: các thiên thần và ác quỷ đang ẩn cư tại Sanctuary đã nảy sinh tình cảm và họ cho ra đời những đứa con lai - đó chính là loài người. Tuy nhiên vào thuở sơ khai những đứa con của thiên thần và ác quỷ lại được gọi dưới một cái tên khác, đó là các Nephalem.
Inarius và Lilith đã cho ra đời Nephalem đầu tiên.
Tuy nhiên các Nephalem - lại không hề yếu đuối như những hậu duệ con người của mình, trái lại họ mang trong mình một sức mạnh tiểm ẩn vô cùng lớn, đến nỗi sức mạnh đó đã khiến cho ngay cả thiên thần quyền lực nhất Sanctuary - Inarius cũng bắt đầu cảm thấy lo sợ. Nỗi lo này là bắt nguồn cho một loạt âm mưu của Inarius cũng như Lilith sau này, mà kết quả của chúng là sự tồn tại của Sanctuary bị bại lộ và dẫn đến những sự kiện xảy ra trong Diablo I.
Theo Game Thủ
Romario khoe thân hình cường tráng ở tuổi gần 50 Dù đã giã từ sự nghiệp khá lâu, huyền thoại bóng đá Brazil vẫn giữ được vóc dáng rắn rỏi và nền thể lực tốt nhờ chăm tập luyện. Romario chơi footvolley (bóng chuyền bằng chân) cùng với bạn bè ở vùng biển Barra da Tijuca, Rio de Janeiro, Brazil. Huyền thoại 46 tuổi người Brazil hầu như chiều nào cũng chơi môn...