Giải mã chênh lệch lãi suất vay tiêu dùng
Với ưu thế giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp, vay tiêu dùng đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Hầu hết các công ty tài chính đang cho vay tiêu dùng với mức lãi suất 20 – 30%/năm
Lãi suất vay tiêu dùng lên tới 30%/năm
Với dân số trên 93 triệu người, trong đó dân số trẻ đang ở độ tuổi lao động chiếm già nửa, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là rất lớn. Nếu như tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng chiếm 17 – 18% GDP, thì ở Việt Nam, con số này hiện mới ở mức 5 – 6%.
Đón bắt xu thế đó, hàng loạt công ty tài chính đã ra đời, cung cấp dịch vụ đa dạng và hướng tới những khách hàng có thu nhập trung bình – những đối tượng ít có cơ hội tiếp cận các khoản vay có tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Trải qua 10 năm phát triển tại Việt Nam, thị trường tài chính tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, góp phần kích thích tiêu dùng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vòng 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, với mức tăng bình quân 20%/năm.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các công ty tài chính đang cho vay tiêu dùng với mức lãi suất 20 – 30%/năm, trong khi mức lãi suất này tại các ngân hàng thương mại chỉ 10 – 13%/năm. Điều đó tạo nên một tâm lý e dè trong dư luận, đồng thời làm hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng khách hàng của các công ty tài chính.
Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết, việc áp dụng lãi suất cao tại các công ty tài chính là điều dễ hiểu, bởi rủi ro cao luôn song hành với lãi suất cao. Khoản vay tại các ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp hơn là do các khoản vay này có giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, loại hình vay tiêu dùng tín chấp tiềm ẩn rủi ro cao hơn do khoản vay nhỏ, thời gian ngắn, không có tài sản thế chấp và chi phí vận hành cũng cao hơn.
Ông Lê Xuân Nghĩa chỉ ra rằng, thực tế hoạt động của các công ty tài chính cho thấy, họ mới đang thực hiện mục tiêu chủ yếu là chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, các công ty tài chính đều tạo cơ hội thuận lợi tối đa để người tiêu dùng tiếp cận được dễ dàng với các khoản vay. Các yêu cầu đối với hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính thường rất đơn giản và khách hàng không cần phải lo lắng về điều này, bởi nếu công ty tài chính làm ẩu thì chính họ tự chuốc lấy phần rủi ro cao hơn về phía mình.
Một số chuyên gia tài chính khác cũng nhận định, do chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng khá cao vì các khoản vay thường có thời hạn rất ngắn (6 – 24 tháng), giá trị nhỏ, nhưng yêu cầu chung là phải làm thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, nên làm tăng chi phí quản lý của các công ty tài chính.
Bên cạnh đó, theo Luật các Tổ chức tín dụng, công ty tài chính không được huy động vốn từ thị trường bán lẻ là dân cư, mà chỉ được huy động từ thị trường bán buôn, như vay vốn nước ngoài, vay liên ngân hàng, hoặc từ tổ chức tài chính khác…, nên cũng làm chi phí vốn của các công ty tài chính cao hơn so với những loại hình cho vay khác.
Video đang HOT
Với đặc thù như vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng cao hơn các loại hình cho vay khác là điều dễ hiểu.
Tạo hành lang pháp lý để phát triển cho vay tiêu dùng
Qua kinh nghiệm các nước cũng như thực tiễn của Việt Nam cho thấy, để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh, bảo đảm lợi ích cho cả công ty tài chính và khách hàng thì việc tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng là hết sức cần thiết, theo hướng bảo đảm tính chủ động của tổ chức tín dụng, sự minh bạch, lành mạnh trong áp dụng lãi suất cho vay để tăng tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng, mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước, cần củng cố hoặc ban hành thêm các quy định chi tiết về tiêu chuẩn hoạt động của các công ty tài chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, như nâng cao điều kiện cấp phép đối với hoạt động cho vay tiêu dùng; quy định về các hệ số đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn quản trị để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty tài chính.
Ngoài ra, cần nâng cao yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng; thực hiện phân loại, chấm điểm khách hàng, tránh tình trạng khách hàng tốt phải chịu lãi suất cao gánh rủi ro của khách hàng tín nhiệm thấp, nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và nâng cao uy tín của các công ty tài chính.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Sau khi hoàn thiện và áp dụng trên thực tế, thông tư này sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, với việc Bộ luật Dân sự đang được rà soát, sửa đổi thì nội dung quy định về lãi suất cho vay tối đa của các giao dịch dân sự cũng cần được sửa đổi để khắc phục những bất cập hiện nay.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thâm nhập "chợ" "phi công trẻ săn máy bay bà già" trên facebook
Trên các diễn đàn tràn ngập các lời giới thiệu, quảng cáo của các "phi công". Facebook cũng đã trở thành một công cụ, phương tiện quảng cáo miễn phí cho những "phi công" trẻ, "máy bay" bà già.
Muôn mặt "phi công", "máy bay" chào hàng
Mạng xã hội facebook đang ngày càng gắn bó với cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, ở một mặt nào đó, facebook thành một "chợ tình" online với nhiều mảng đen như chat sex, tìm bạn tình, mại dâm... Trong đó, các nhóm "máy bay bà già săn phi công trẻ", "phi công trẻ cần máy bay bà già", "trai trẻ tìm chị gái" hay "hội U40 U50 cô đơn"... được mở ra nhiều nhan nhản.
PV báo Người Đưa Tin đã vào vai "phi công" để thâm nhập "chợ" "săn máy bay bà già" của các nick ghi địa chỉ trên facebook ở TP. Đà Nẵng, Hà Nội, Nhà Trang, Hải Phòng, Huế, Quảng Nam và một số tỉnh miền Tây.
Cụm từ "Phi công trẻ, máy bay bà già" được mặc định trên tất cả các diễn đàn, ám chỉ một thanh niên có tuổi đời trẻ (dưới 30) cặp kè cùng những người đàn bà lớn hơn tuổi (30, 35 đến khoảng 60). Những người đàn bà này có muôn ngàn lý do để tìm những thanh niên trai trẻ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Những thanh niên cũng vậy, có rất nhiều lý do để biện minh cho hành vi của mình.
PV đã sử dụng tài khoản đăng nhập các nhóm "phi công trẻ..." không quên để lại số điện thoại, thông tin cá nhân, đặc biệt "nổ" về khả năng làm tình.
Sau 5" đã có chị từ số điện thoại 01659832... à ơi:
"chao em (chào em);
chị ở Nha Trang bun wa e ak (buồn quá em à);
lau ngay k wan he nen k ngu dc em ak. Dung cuoi chi nha (lâu ngày không quan hệ nên không ngủ được);
gio em nt sex dc k (giờ em nhắn tin sex được không);
...."
Trên trang này, một "phi công" khác tiếp thị như sau: "Em xin một slot. Em ở HN sn 93 cao 170 cm nặng 58 kg trẻ khỏe nhiệt tình cần MB (máy bay) KV HN hoặc lân cận liên hệ 01673994..."
Một người tự nhận là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cần "giúp đỡ".
Một "phi công" khác chào mời: ten phuc o tay ninh sn 93 can tien chj em nao thich gọi sdt 0166741... (tạm dịch: tên phúc, ở Tây Ninh, sn 93, cần tiền, chị em nào thích gọi sđt 0166741...).
PV được "đồng nghiệp" tâm sự: "Mỗi lần đi khách giá khoảng hơn một triệu, ngoài ra còn có tiền bồi dưỡng..."
"Mồi ngon" cho kẻ lừa đảo
Có thể gọi facebook là một chợ tình thu nhỏ, bởi chỉ "ghé" một thời gian ngắn, nhưng đã bắt gặp muôn ngàn kiểu mua bán, chào hàng, quảng cáo, tiếp thị khác nhau và lừa đảo lẫn nhau. Cũng ồn ào, tấp lập, nhộn nhịp như một cái "chợ".
Theo tìm hiểu của PV, con đường đưa những thanh niên có tuổi đời rất trẻ đến với những người đàn bà lớn tuổi là một quá trình "cộng sinh". Những thanh niên này lười lao động cần tiền, "máy bay" cần tình, cần giải quyết nhu cầu sinh lý, vậy là họ đã tìm đến nhau để "hai bên hợp tác đều có lợi".
Một số hình ảnh trên các facebook
Một tài khoản có tên Ho... Nguyễn quảng cáo với nội dung: "Mình chuyên cung cấp máy bay cho khu vực Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng. Anh em nào muốn máy bay thì ibox, kín đáo, lịch sự, mình không thích lằng ngoằng. Chuyện tế nhị, làm ăn nghề này đừng nói nhiều. Chỉ cần biết uy tín là ok rùi"
Hay tài khoản tên Hu... Nguy.. chào hàng như sau: "Chị gái này tên Hương nguyễn, 33 tuổi, ở Hà Nội. Chị đang cần tìm một người bạn để tâm sự, điều quan trọng là kín đáo, lịch sự. Ai có thể giúp được chị thì inbox cho em, em cho số điện thoại làm quen. Xin cám ơn. Có phí nha".
PV dùng một tài khoản nhắn tin cho những tài khoản trên thì được hướng dẫn nạp thẻ điện thoại với mệnh giá là 200 nghìn đồng. Lấy lý do đêm khuya không còn người bán hẹn sáng hôm sau. 9h sáng hôm sau, PV vừa đăng nhập vào tài khoản thì đã nhận được lời giục gửi thẻ điện thoại để lấy phí giới thiệu "máy bay". PV lấy lý do sợ bị lừa, ngay lập tức có một tài khoản khác vào nhắn tin làm quen, rồi ca ngợi trang đó uy tín, làm ăn tử tế.
Theo tìm hiểu của PV, một số "phi công" đã bị lừa, một số khôn ngoan hơn thì đưa ra những lời cảnh báo cho đồng nghiệp như "các phi công trẻ cẩn thận, hiện nay các kẻ môi giới đang ở khắp các Page, lừa đảo thẻ điện thoại... Nếu bạn cung cấp thẻ điện thoại cho kẻ lừa đảo thì những người này sẽ chặn facebook của bạn ngay sau khi nạp thẻ thành công".
Nhiều kẻ tự nhận mình là môi giới, ai muốn có bạn tình thì phải trả phí bằng thẻ điện thoại. Giá khoảng từ 200 đến 500 nghìn một lượt. Không ít người đã khóc dở mếu dở vì hám của lạ.
TAM ANH
Theo_Người Đưa Tin
ĐBSCL: Giá quýt đường chênh lệch giữa các địa phương Giá quýt đường tại hai tỉnh ĐBSCL là Hậu Giang và Đồng Tháp có sự chênh lệch lớn. Ảnh minh họa. Hiện, cây quýt đường ĐBSCL đang vào mùa nghịch, sản lượng trái không nhiều. Chính vì vậy, quýt đường Long Trị - Hậu Giang hút hàng, có giá cao là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tại Đồng Tháp, địa phương có diện...