Giải mã chân dung 3 nhân vật bí ẩn nhất lịch sử
Những nhân vật bí ẩn nhất lịch sử dưới đây vô cùng nổi tiếng khi giới chức trách không thể làm sáng tỏ những bí mật về họ.
Những nhân vật bí ẩn nhất lịch sử dưới đây vô cùng nổi tiếng khi giới chức trách không thể làm sáng tỏ những bí mật về họ.
Người đàn ông bí ẩn đến từ Taured
Một trong những nhân vật bí ẩn nhất lịch sử là người đàn ông đến từ quốc gia có tên Taured. Vào tháng 7/1954, một người đàn ông da trắng giống như nhiều người khác xuất hiện ở sân bay Tokyo, Nhật Bản. Khi kiểm tra hộ chiếu, nhân viên an ninh sân bay Nhật Bản vô cùng ngạc nhiên khi quốc tịch ghi trên hộ chiếu của người này ghi là Taured. Họ đã tìm kiếm rất lâu trên bản đồ châu Âu nhưng không thể tìm ra quốc gia nào có tên là Taured. Khi nhân viên an ninh yêu cầu người đàn ông này chỉ vị trí Taured trên bản đồ thì người này chỉ vào vị trí của vương quốc Andorra, Tây Ban Nha. Thậm chí, người này còn khẳng định quốc gia mà ông sinh sống có lịch sử tồn tại trong hơn 1.000 năm qua.
Sau đó, cảnh sát đưa người đàn ông bí ẩn này đến một khách sạn địa phương và đặt cho ông 1 phòng có 2 bảo vệ đứng ở bên ngoài để giới chức trách có thời gian điều tra thân thế bí ẩn của người này. Một vài giờ sau đó, khi giới chức trách vào kiểm tra người đàn ông bí ẩn đó thì trong phòng không có một ai. Người này đã mất tích một cách bí ẩn trong khi nhân viên an ninh đứng suốt ở trước cửa và căn phòng không có ban công hay lối thoát nào khác. Giới chức trách Nhật Bản không hiểu người đàn ông bí ẩn này đã biến mất như thế nào.
Danh tính của người đàn ông mang mặt nạ sắt
Video đang HOT
Vào ngày 19/11/1703, nghĩa trang Saint Paul ở Bastille là nơi yên nghỉ của một tù nhân dành khoảng 4 thập kỷ cuối cùng trong đời ở nhiều nhà tù trên khắp lãnh thổ Pháp. Người này được cho là tù nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Pháp. Tuy nhiên, không người nào biết tù nhân này đã phạm tội nghiêm trọng gì mà phải ngồi tù gần như hết cả cuộc đời. Đặc biệt, khuôn mặt người tù nhân này không được tiết lộ khi thường đeo mặt nạ bằng sắt. Chính vì vậy, danh tính của tù nhân này trở thành bí ẩn lớn.
Một số giả thuyết cho rằng, người đàn ông mang mặt nạ sắt chính là anh em song sinh của vua Louis XIV. Người này bị tống vào tù vì vua Louis XIV nhận thấy đó là một mối đe dọa đối với ngai vàng của mình. Để không ai biết về danh tính của anh em song sinh với mình, nhà vua đã ra lệnh đeo mặt nạ che đi khuôn mặt thật của anh ta.
Những điều bí ẩn xung quanh người mặt nạ sắt đã được các nhà làm phim đưa vào trong các bộ phim, ca kịch và thơ ca. Trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm văn học nổi tiếng về người đàn ông mang mặt nạ sắt là Tử tước xứ Bragelonne (The Vicomte de Gragelonne) của nhà văn Alexandre Dumas (1802-1870).
Quý cô Babushka
Quý cô Babushka quấn một khăn choàng trên đầu xuất hiện tại hiện trường Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963.
Cho đến ngày nay, danh tính Quý cô Babushka vẫn là bí ẩn lớn đánh đố nhân loại. Người ta đã ghi được hình ảnh người phụ nữ bí ẩn này xuất hiện tại hiện trường vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1963. Trong thước phim đó, người phụ nữ này mặc một áo khoác màu nâu và có quấn một khăn choàng trên đầu. Chiếc khăn này trông giống với loại khăn choàng đầu babushka phổ biến của Nga. Chính vì vậy, người ta đã đặt biệt danh cho người phụ nữ bí ẩn này là “Quý cô Babushka”.
Căn cứ vào những bức ảnh chụp được người phụ nữ này tại sự kiện ngày hôm đó, người ta nhận thấy người này dường như đang giơ máy hình chụp chiếc xe của vị tổng thống Mỹ xấu số. Sau đó, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã yêu cầu người phụ nữ này giao nộp những bức ảnh chụp trong sự kiện ngày hôm đó. Tuy nhiên, người phụ nữ bí ẩn này không bao giờ xuất hiện.
Giới chức Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc điều tra quy mô lớn để tìm ra danh tính người phụ nữ này cũng như không thể giải đáp được câu hỏi vì sao người phụ nữ bí ẩn này lại từ chối xuất hiện để giao nộp lại hình ảnh bà đã chụp tại hiện trường vụ ám sát Kennedy.
Tâm Anh (theo List25)
Theo_Kiến Thức
Ám ảnh "trang sử đen"
Những tranh cãi lịch sử xung quanh vụ thảm sát người Armenia thời Thế chiến I đang phủ bóng lên mối quan hệ giữa Đức với Thổ Nhĩ Kỳ khi đầu tháng 6 này Hạ viện Đức thông qua nghị quyết cho rằng, cuộc thảm sát 1,5 triệu người Armenia dưới thời Đế chế Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1915 là tội ác diệt chủng.
Tại cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Đức Nobert Lammert tuyên bố, Chính phủ hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ không phải chịu trách nhiệm về một sự kiện đã xảy ra từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhưng cần phải có trách nhiệm với những gì liên quan trong tương lai.
Trẻ em Armenia chạy trốn thảm sát tại một trại tị nạn vào năm 1915 - Ảnh: BBC
Dưới thời Đế chế Ottoman, người Armenia luôn bị coi là công dân hạng hai. Các cuộc nổi dậy lác đác của họ thường bị đàn áp không thương tiếc. Khi Thế chiến I nổ ra, giới lãnh đạo Ottoman xem cộng đồng thiểu số Armenia là mối đe dọa lớn vì nghi ngờ họ ủng hộ Sa hoàng Nga - kẻ thù không đội trời chung của Đế chế Ottoman.
Ngày 24-4-1915, hàng trăm học giả cũng như lãnh đạo cộng đồng Armenia tại Constantinople (nay là thành phố Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị bắt giữ và bỏ tù. Hầu hết trong số này sau đó đã bị hành quyết hoặc lưu đày. Người dân Armenia xem đây là chiến dịch mở màn cho việc tận diệt dân tộc họ. Do đó, hàng trăm nghìn người Armenia vội vã rời bỏ quê hương đến các vùng sa mạc cằn cỗi và bị chết đói. Hàng nghìn người khác bị tịch thu tài sản, lưu đày hoặc bỏ mạng trong các vụ xung đột bạo lực. Những người sống sót đã được đưa tới các trại tập trung.
Nhiều nguồn tài liệu của các nhà ngoại giao và giới chức tình báo thời đó cho biết, quân lính Đế chế Ottoman đã dùng nhiều biện pháp độc ác để giết hại hàng loạt người Armenia, từ phóng hỏa, đầu độc cho đến dùng súng... Chính phủ Armenia sau này khẳng định có tới 1,5 triệu người dân nước này bị sát hại trong những năm 1915-1917 và buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải xem đây là hành động diệt chủng. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ trước sau vẫn cương quyết chối bỏ và lập trường của họ là không có một chiến dịch quy mô như thế. Chỉ thừa nhận đây là vụ thảm sát, Ankara khẳng định chỉ có chừng 500.000 người Armenia thiệt mạng và nói thêm rằng nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chết trong giai đoạn này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng phản ứng mạnh mẽ nước nào công nhận việc 1,5 triệu dân Armenia thiệt mạng là hành động diệt chủng.
Năm 1995, khi Nga tuyên bố khẳng định đây là hành động diệt chủng thì một loạt nước khác trên thế giới bắt đầu nối gót như: Canada (1996), Lebanon (1997), Bỉ (1998), Pháp (1998), Hy Lạp (1999), Italia (2000), Thụy Sĩ (2003), Argentina (2004), Slovakia (2004), Hà Lan (2004), Venezuela (2005), Ba Lan (2005), Lithuania (2005), Chile (2007), Thụy Điển (2010) và Bolivia (2014). Như vậy, sau những cuộc tranh luận nảy lửa, cho đến nay đã có hơn 20 nước trên thế giới, cùng nhiều tổ chức quốc tế như Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu đã quyết định công nhận có vụ diệt chủng người Armenia. Năm 2000, 126 nhà nghiên cứu, trong đó ông Eli Wiesel, người Mỹ đoạt giải Nobel Hòa bình và nhiều nhân vật nổi tiếng khác đã ra thông cáo khẳng định vụ diệt chủng nói trên là "một sự thật lịch sử không thể bác bỏ". Trong thời gian gần đây, ngay chính tại Thổ Nhĩ Kỳ thái độ đối với vụ diệt chủng cũng đã có nhiều thay đổi lớn. Minh chứng là, nhà sử học Iklber Ortayli, giảng viên Đại học Galatasaray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), kêu gọi giới sử học hai nước nghiên cứu thật cặn kẽ về giai đoạn lịch sử này để "đi đến tận cùng sự thật".
Theo_Hà Nội Mới
Điều chưa biết về xe tăng hạng nặng hiện đại nhất lịch sử Trang bị pháo chính M-62-T2 cỡ 122mm cùng bộ ổn định hai trục, xe tăng T-10 được coi là cỗ tăng hạng nặng hiện đại nhất trong lịch sử. Được trang bị khẩu pháo hạng nặng cỡ 122mm cùng bộ giáp dày từ 80-230mm, tốc độ tối đa lên tới 43km/h, xe tăng T-10 được các chuyên gia quân sự thế giới coi...