Giải mã căn cứ tuyệt mật Chernobyl 2 của tình báo Nga
“Cư dân” của thành phố Chernobyl -2 là khoảng 1.000 sĩ quan được Bộ Quốc phòng Liên Xô bí mật biệt phái đến công tác tại Trạm “Cầu vồng -1- một tổ hợp thu thập thông tin khổng lồ, phủ sóng tới mọi ngóc ngách trên địa cầu.
Tổ hợp radar sóng ngắn trải ngút tầm mắt.
Khu vực đặt tổ hợp máy phát điện hạch tâm tại thành phố Pripyat, được giới chuyên gia Xô Viết gọi là Chernobyl-1, còn thành phố kế bên nơi đặt Trung tâm Liên hợp Radar quân sự được gọi là Chernobyl-2, gắn liền với các nhiệm vụ liên quan đến việc thu thập tin tức phản gián quy mô toàn cầu.
Sau thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử, cuối tháng 4/1986, địa danh Chernobyl được cả thế giới biết đến. Nhưng ít người biết được có một căn cứ bí mật Chernobyl-2, tọa lạc gần địa điểm nơi lò phản ứng hạt nhân phát nổ.
Trong thập niên 70 thế kỷ trước, các nhà khoa học Liên Xô đã phát triển một mạng lưới theo dõi tín hiệu khai hỏa tên lửa liên lục địa, được bắn lên từ bất cứ điểm nào trên hành tinh thông qua hệ thống radar định vị khổng lồ, hoạt động bằng các bước sóng phát tán theo phương nằm ngang, tiêu biểu là Trạm radar mang mật danh “Rainbow-1 (Cầu vồng-1).
Để vận hành mạng lưới radar cồng kềnh phức tạp này, cần phải có một nguồn điện ổn định với tổng công suất cực lớn, lên tới 10 MW/ngày, nên trạm “Rainbow-1 đã được xây dựng gần Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nhằm thỏa mãn nhu cầu về điện.
Dựa trên nhiệm vụ chiến lược được giao, thành phố tuyệt mật Chernobyl -2 được gấp rút xây dựng vào nửa cuối những năm 1970. Tới ngày 31/5/1982, trạm radar “Rainbow-1 đã chính thức đi vào hoạt động, phủ sóng tới mọi ngóc ngách trên địa cầu.
Thành phố Chernobyl -2 là nơi sinh sống và làm việc của khoảng 1.000 sĩ quan thông tin và chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiệp, được Bộ Quốc phòng Liên Xô bí mật điều động biệt phái đến công tác tại Trạm “Rainbow -1 dưới sự chỉ huy của Đại tá Vladimir Musiets, đồng thời cũng là sĩ quan cao cấp phụ trách thông tin trong binh chủng Bộ đội Vũ trụ mới hình thành.
Họ trực tiếp vận hành và điều khiển mạng lưới radar phức hợp khổng lồ, bao gồm cả bước sóng ngắn lẫn bước sóng dài.
Video đang HOT
Tổ hợp radar sóng ngắn trải ngút tầm mắt.
Tổ hợp thu phát tín hiệu sóng ngắn cao 150m và dài tới 460m; còn tổ hợp thu phát radar sóng dài cao đến 230m, chiều dài là 100m. Ngoài ra, cả 2 tổ hợp này đều liên kết với hệ thống “Krug” (Vòng tròn), cấu thành từ 240 cột ăngten cao 12m xếp thành 2 hàng hình vòng cung viền quanh trạm “Rainbow -1, có nhiệm vụ tối ưu hóa hiệu suất thu phát tín hiệu. Các giàn radar khổng lồ hoạt động liên tục trong dải tần số 5-28 MHz, khiến mọi tín hiệu liên lạc trên thế giới đều lọt vào cặp mắt quan sát thường trực của các cư dân thành phố Chernobyl-2.
Kiến trúc sư trưởng của Trung tâm Liên hợp Radar định vị lớn nhất thế giới là Giáo sư Franz Kuzminski, nhà khoa học hàng đầu của Viện Nghiên cứu các bước sóng vật lý có trụ sở tại thủ đô Moskva. Theo tiết lộ của Giáo sư F. Kuzminski sau này, thì giá thành của tất cả các giàn radar trong thành phố Chernobyl-2 cộng lại đắt hơn gấp 2 lần so với 4 tổ máy thuộc Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl -1.
Còn theo đánh giá của giới chuyên viên tình báo cao cấp thuộc Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), thì quy mô tổ hợp radar ở Chernobyl-2 lớn hơn bất cứ một trung tâm tương tự nào ở phương Tây, ngay cả Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) với hệ thống radar dày đặc cũng… “chào thua”.
Các đối thủ của Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh hằn học đặt biệt danh cho trạm “Rainbow-1 là “Russian Woodpecker” (Chim gõ kiến Nga), bởi mức độ thu thập thông tin tinh vi mà phương Tây không tài nào chống đỡ nổi. Thậm chí giới chuyên viên chiến tranh tâm lý của NATO còn cố tình loan đi tin đồn thất thiệt, rằng ở thành phố Chernobyl-2 tập trung những thiết bị phát ra những tia bức xạ, gây khủng hoảng tâm lý lan truyền trong dân chúng(?!).
Từ cuối năm 1985, Trung tâm Radar phức hợp “Rainbow -1 đang trong quá trình nâng cấp hiện đại hóa toàn diện, kéo dài trong khoảng nửa năm để loại bỏ bất cứ sai sót nào dù nhỏ nhất, đột nhiên nhà máy điện hạt nhân gần đó phát nổ khiến trung tâm phải tạm ngừng hoạt động theo quy chế thường trực. Tuy tất cả các thiết bị không bị tổn hại gì, nhưng đội ngũ nhân viên vận hành cùng gia đình họ bắt buộc phải sơ tán khỏi vùng bị nhiễm xạ.
Đến đầu năm 1987, một ủy ban cấp nhà nước sau khi xem xét thấy không thể tiếp tục duy trì “Rainbow-1 tại thành phố Chernobyl-2 được nữa, do nồng độ phóng xạ trong khu vực vẫn còn ở mức nguy hiểm. Cuối năm 1987, lực lượng công binh đặc nhiệm đã chuyển những thiết bị quan trọng nhất của trạm “Rainbow-1 về thành phố Komsomolsk trên sông Amur, trong vùng Khabarovsk thuộc miền Viễn Đông của nước Nga.
Thành phố Chernobyl-2 không người cư ngụ dần trở thành hoang phế, nhưng những dàn radar cùng cột ăngten khổng lồ vẫn còn đó, chứng tích của siêu cường Liên Xô một thời trên mặt trận thu thập thông tin toàn cầu. Còn các thiết bị được đưa tới vùng Khabarovsk, sau đó lắp đặt ở đâu để trạm “Rainbow -1 hoạt động tiếp là một bí mật quân sự không được phổ biến.
Theo Tri Thức
"Phát hiện điệp viên của ông Putin tại Pháp"
Theo RFI, từ ngày Tổng thống Nga Putin quay lại điện Kremlin, cựu sĩ quan tình báo Nga KGB đã cài hàng trăm điệp viên vào các quốc gia Châu Âu, khối NATO và đặc biệt tại Pháp.
Trong những năm 1960, KGB đã đánh cắp bản kế hoạch của máy bay Concorde để chế tạo loại máy bay giống của Pháp đến lạ kỳ. Phải đến 30 năm sau, Pháp mới phát hiện ra mạng lưới kỹ sư Pháp đã giao bản kế hoạch cho Nga.
Các nhân viên này ngụy trang dưới vỏ bọc các nhà ngoại giao, nhà báo giả. Tạp chí Le Nouvel Observateur số ra tuần này chạy tựa lớn trên trang nhất: "Phát hiện điệp viên của Putin tại Pháp".
Tạp chí phát hiện vụ một điệp viên Nga bị phát giác là Iliouchine. Bộ phận phản gián thuộc DCRI đã theo dõi hành tung nhân vật này từ nhiều tháng. Chừng 30 tuổi, lạnh lùng và rất hiệu quả như chủ nhân điện Kremlin, nhiệm vụ của anh là thâm nhập được vào trung tâm quyền lực Pháp để lấy tin tức. Đặc biệt, Iliouchine muốn biết các mối quan hệ thân cận, đời tư của Tổng thống Pháp Hollande.
Trên danh nghĩa là nhân viên ngoại giao nhưng anh ta không hề làm việc trong văn phòng của đại sứ quán mà anh ta không bỏ lỡ một buổi hội thảo nào tại Trường Võ bị, Viện kỹ nghệ Vũ khí, Tổ chức Nghiên cứu chiến lược. Qua các buổi hội họp, Iliouchine nhắm đến các nhân vật cấp cao, nghiên cứu gia hay nhà báo nổi tiếng. Mục tiêu là để moi thông tin.
Để tiếp cận những nhân vật này, bước thứ nhất, Iliouchine mờ họ dùng cơm mỗi tháng hai lần. Đó là quy định của tình báo Nga. Trên bàn ăn, điệp viên này bắt đầu tung ra những thông tin nóng về quân đội Nga hay quan hệ quân sự giữa Paris và Mátxcơva. Ban đầu, Iliouchine chẳng hỏi gì lại đối tác. Để tiến sâu hơn, điệp viên bắt đầu thả con mồi như tặng cây bút hiệu Montblanc đắt tiền hay một chai rượu whisky nhãn hiệu nổi tiếng.
Đây là những món quà chuẩn mà cựu tình báo Nga KGB thường làm vì các món quà này đủ đắt để lôi đối phương vào tròng, nhưng giá trị món quà không quá lớn để bị xem là tham nhũng. Sau đó, điệp viên sẽ quan sát thái độ. Nếu đối tượng nhận quà tức là thời cơ đã chín mùi để tiến hành bước hai là tuyển dụng những người này làm việc cho Nga.
Điệp viên ban đầu hỏi những thông tin vô hại rồi dần dần nâng cấp lên những tin tức bảo mật. Iliouchine đưa ra những bài viết không đúng sự thật, một chiến dịch mà Moscow đã tung ra. Đổi lại, Iliouchine tặng quà có giá trị hơn cho đối tác như một chuyến du lịch cho cả gia đình tại một thiên đường đầy nắng. Nếu như đối tượng chấp nhận, Iliouchine sẽ tiến thêm bước ba, như ở trường đã từng đào tạo anh. Đó là thao túng và điều khiển con mồi theo ý muốn của mình bằng cách mua chuộc bằng cả xấp tiền.
Pháp đề phòng Nga tối đa
Le Nouvel Observateur cho biết, một phóng viên đã bị sập bẫy của điệp viên Iliouchine nên đã vô tình cung cấp thông tin mật về những cộng tác viên của ông Franois Hollande. Iliouchine đã tiến hành được tới bước thứ 2 nhưng phóng viên này đã hiểu ra rằng mình đã bị mua chuộc và sẽ trở thành gián điệp Nga. Hậu quả sẽ là hình phạt nhiều năm tù. Do đó, phóng viên này đã đi tự thú.
Tạp chí nhận định, trường hợp trên chỉ là một phần nổi của tảng băng, trong vô số các vụ chưa đưa ra ánh sáng. Dưới thời Putin, điệp viên Nga năng động hơn dưới thời chiến tranh lạnh. Mọi thông tin liên quan đến ý đồ của Pháp ở NATO hay ở Liên Hiệp Quốc, trong Liên Hiệp Châu Âu, bí mật thương mại của tập đoàn Areva, những công nghệ đỉnh cao của Thales... đều thu hút giới tình báo Nga.
Cuộc khủng hoảng Ukraine càng khiến cho tình báo Nga năng nổ hơn. Hậu quả là, từ đầu năm nay, Pháp đề phòng tối đa mọi nguy cơ bị Nga do thám, theo một quan chức cơ quan phản gián (DGSI). Quan chức này còn phân tích, trong thời buổi căng thẳng như hiện nay, chỉ một thông tin cũng có thể đem lại lợi thế to lớn cho một trong hai bên. Chính vì thế mà phương Tây đang cố thanh lọc ra những tay chân thân cận của ông Putin. Paris đã báo động đối với các đối tượng tiềm ẩn làm việc cho tình báo Nga, trước hết là các nhân viên ngoại giao.
Tình báo Nga luồn lách vào tận Nghị viện, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Pháp để moi thông tin. Trong hàng ngũ các nghị sĩ, gián điệp Nga còn tìm những "con mồi" nói nhiều, không giữ ý và vô tình tiết lộ bí mật quốc gia và lợi dụng vây cánh của những nhân vật tên tuổi. Tình báo Nga ngụy trang trên danh nghĩa nhà báo để viết bài.
Các tập đoàn lớn cũng là mục tiêu của tình báo Nga. Trong những năm 1960, KGB đã đánh cắp bản kế hoạch của máy bay Concorde để chế tạo loại máy bay giống của Pháp đến lạ kỳ. Phải đến 30 năm sau, Pháp mới phát hiện ra mạng lưới kỹ sư Pháp đã giao bản kế hoạch cho Nga. Ngày nay, tình báo Nga lo hoạt động nhiều hơn trong lĩnh vực chính trị và quân sự nên ít hiệu quả hơn Hoa Kỳ và Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế.
Trước thái độ lộng hành của tình báo Nga, Tổng thống Sarkozy đã từng cảnh cáo thẳng thừng, nửa đùa nửa thật với Tổng thống Putin: "Thay vì do thám chỗ tôi thì lẽ ra, ông nên lo xử lý các tên khủng bố tại Nga". Lời cảnh cáo này cũng không lay chuyển được chiến dịch của tình báo Nga. Điệp viên càng đông hơn.
Theo nhiều nguồn, hiện nay, có khoảng 50 nhân viên tình báo đội lốt viên chức ngoại giao. Ngoài ra còn có thành phần được xem là "bất hợp pháp", tức là những điệp viên không được ngành ngoại giao bảo đảm. Thành phần này thường vào Pháp qua một nước thứ ba, bằng một danh tính và một quốc tịch giả. Dần dần, họ lập nghiệp và có gia đình để hòa nhập vào cuộc sống và khó ai phát hiện được.
Tạp chí cho biết, bộ phận chống gián điệp Pháp trao đổi thông tin thường xuyên với Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên Châu Âu. Một quan chức cho biết, mỗi khi Paris phát hiện ra một điệp viên Nga thì lập tức báo tin cho Berlin, Luân Đôn hay Vácxava.
Tuy nhiên, lãnh đạo Pháp vẫn chần chừ không lên tiếng tố cáo tình báo Nga. Vụ gần đây nhất được đưa ra công chúng cách đây khá lâu, từ năm 1992. Nguyên nhân là gì ? Một quan chức nhận định, làm thế nào chính phủ Pháp nói cho công chúng biết tình báo Nga nguy hiểm và đe dọa Pháp trong khi Pháp đang giao tàu chiến Mistral cho Nga. Một chuyên gia khác giải thích, chúng tôi thích quan sát tình báo Nga, xem họ tìm kiếm gì hơn là rút dây động rừng.
Một quan chức cao cấp cho biết, các quốc gia phương Tây trong đó có Pháp sẽ phối hợp với nhau để trục xuất gián điệp Nga về nước (tổng cộng có hàng trăm người) khi nào Nga can thiệp quân sự vào Ukraine.
Theo BizLive
Tình báo Nga dụ Snowden tới Moskva như thế nào? Thiếu tá Boris Karpichko, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) nói với với tờ Mirror (Anh) rằng: Các tình báo viên của Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga (SRV) đã giả danh là những cán bộ ngoại giao ở Hong Kong, thuyết phục Snowden bay về Nga hồi tháng 6 năm ngoái. "Đó là...