Giải mã các “nút thắt” trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ

Theo dõi VGT trên

Có ý kiến cho rằng, năm 1977, Việt Nam đã bỏ lỡ thời cơ để bình thường hóa quan hệ với Mỹ, nhưng khi chiến tranh mới kết thúc và trong bối cảnh phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế nên không dễ gì cho chúng ta quyết định một vấn đề lớn như vậy.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân trí nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã điểm lại một số nét chính trong quá trình đàm phán kéo dài suốt gần 2 thập kỷ, qua 5 đời tổng thống Mỹ.

Giải mã các nút thắt trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ - Hình 1

Nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Nguyễn Mạnh Cầm

Hơn một thập kỷ của những khó khăn

Vấn đề bình thường hóa được đặt ra vào năm 1976 khi ta gửi một thông điệp không chính thức cho Mỹ qua Liên Xô nêu vấn đề hai bên nên gặp nhau để thảo luận việc bình thường hóa quan hệ.

Lúc đó, phía Mỹ không trả lời vì đó là thông điệp không chính thức và tuy Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là G.Ford vẫn theo đuổi chính sách cấm vận và cản trở Việt Nam vào Liên Hợp quốc nhưng ông đã quyết định tạm ngừng cấm vận 6 tháng để tạo không khí cho đối thoại. Ngay ngày hôm sau, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao ta đề nghị hai bên gặp nhau để thảo luận. Trong thư trả lời, Bộ trưởng ta đồng ý cuộc gặp, đồng thời yêu cầu Mỹ thực hiện lời hứa góp 3,25 tỷ đô la Mỹ vào việc tái thiết Việt Nam.

Thời gian này có một số cuộc gặp song phương ở cấp thấp, chủ yếu tập trung trao đổi về việc giải quyết vấn đề tù binh và người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POM-MIA).

Năm 1976 là năm cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Ford, người được cử làm tổng thống giữa chừng thay thế Nixon do phải từ chức sau vụ Watergate (nghe lén) chứ không qua bầu cử như thường lệ.

Ngay sau đó Jimmy Carter lên làm tổng thống vào tháng 1/1977 thì tháng 3/1977 đã cử một đoàn do Thượng nghị sĩ Woodcock dẫn đầu sang Việt Nam tìm hiểu tình hình và trao đổi ý kiến về việc bình thường hóa.

Nhưng trong thời gian này, Pol Pot tăng cường đ.ánh chiếm các vùng biên giới của ta, g.iết h.ại nhân dân và phá hoại làng mạc. Trước tình hình đó, đồng thời do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Campuchia khẩn thiết yêu cầu ta sang giúp đ.ánh Pol Pot nên từ cuối năm 1977 đầu năm 1978, ta đưa quân tình nguyện sang Campuchia.

Tháng 5/1977 bắt đầu cuộc đàm phán giữa hai đoàn chính thức cấp chính phủ hai nước. Phía ta do Thứ tưởng Ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu, phía Mỹ do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Holbrook dẫn đầu. Khi hai bên bắt đầu đàm phán, Tổng thống Carter tuyên bố Mỹ không cản trở việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc.

Tuy Mỹ yêu cầu đàm phán không có điều kiện tiên quyết, nhưng khi bước vào đàm phán Mỹ vẫn đòi Việt Nam phải thống kê và giải quyết số người Mỹ mất tích trong chiến tranh và trao trả cho Mỹ. Phía ta cũng nêu yêu cầu Mỹ phải thực hiện lời hứa bằng văn bản góp phần vào việc tái thiết Việt Nam với số t.iền 3,25 tỷ đô la Mỹ. Phía Mỹ từ chối thảo luận và nêu ý kiến nên để sau khi bình thường hóa sẽ thông qua buôn bán và cung cấp một số thiết bị cần thiết cho Việt Nam là sẽ góp một phần vào việc tái thiết.

Vấn đề này được ghi trong điều 21 của Hiệp định Paris, thực chất là ta đòi bồi thường chiến tranh nhưng để giữ thể diện cho Mỹ, ta thỏa thuận dùng từ “góp phần tái thiết”. Khi ký tắt hiệp định, Cố vấn Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh Tổng thống Mỹ Kissinger đã thỏa thuận bằng văn bản số t.iền 3,25 tỷ đô la mà Mỹ sẽ đóng góp vào tái thiết Việt Nam.

Giải mã các nút thắt trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ - Hình 2

Video đang HOT

Cố vấn Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh Tổng thống Mỹ Kissinger bắt tay sau khi ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 (Ảnh: AFP)

Do lập trường hai bên khác nhau nên cuộc đàm phán trên không đạt kết quả. Sang năm 1978, khi ta tiếp tục thúc đẩy cuộc đàm phán và đồng ý đàm phán không điều kiện, ngụ ý không nhắc lại việc thực hiện khoản 3,25 tỷ đô la; Mỹ trả lời họ vẫn giữ quan điểm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nhưng lúc này để chậm lại một thời gian.

Thực ra lúc này, Mỹ chững lại việc đàm phán với ta do tập trung chuẩn bị thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Mặt khác, do trong vấn đề Campuchia, Trung Quốc ra sức giúp bè lũ Pol Pot; trong khi đó, đầu năm 1979 cũng diễn ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam, quan hệ Việt-Trung căng thẳng; trên quốc tế, mâu thuẫn Xô-Trung trở nên gay gắt nên Mỹ dừng việc thảo luận vấn đề bình thường hóa và nói lúc này không phải là thời điểm thích hợp.

Sau đó, Reagan lên làm Tổng thống và tuyên bố “chỉ sau khi Việt Nam khẳng định rút hết quân khỏi Campuchia, Mỹ mới bàn về vấn đề bình thường hóa quan hệ”. Do đó, một thời gian Reagan làm thổng thống và giai đoạn đầu nhiệm kỳ của Tổng thống George W.Bush, cuộc trao đổi giữa hai bên chững lại.

Vào những năm cuối của chính quyền Bush, tình hình khu vực có một số biến chuyển. Cuối năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia và cuộc đàm phán về Campuchia đi dần vào giải pháp. Vào khoảng quý 3 năm 1991, giải pháp về Campuchia được thỏa thuận.

Tháng 10/1991 sau khi kế nhiệm ông Nguyễn Cơ Thạch làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Nguyễn Mạnh Cầm sang Paris dự cuộc họp cuối cùng của Hội nghị Quốc tế về vấn đề Campuchia và ký hiệp định lập lại hòa bình ở Campuchia. Ông Cầm đã tranh thủ gặp Ngoại trưởng Mỹ Baker. Trong cuộc gặp, phía ta nêu yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận để tiến tới bình thường hóa quan hệ và đề nghị hai bên cử đoàn cấp chính phủ nối lại đàm phán. Baker đồng ý và cử đoàn nối lại đàm phán và chỉ nêu yêu cầu ta tập trung giúp giải quyết vấn đề MIA.

Ngay sau đó vào tháng 11/1991, hai đoàn gặp nhau, đoàn phía ta do đồng chí Lê Mai, Thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu, và phía Mỹ là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á- Thái Bình Dương Robert Solomon.

Thời gian này, Mỹ quyết định bỏ việc hạn chế các cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân sang Việt Nam du lịch và đồng thời cũng bỏ việc hạn chế đi lại trong phạm vi 25 cây số đối với các cán bộ ta làm việc tại cơ quan đại diện Liên Hợp quốc ở New York.

Trên cơ sở quyết định đó, từ năm 1991, nhiều Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ Mỹ vốn đã từng tham chiến tại Việt Nam đã trở lại Việt Nam nhằm tìm hiểu tình hình và thăm những nơi họ đã từng đóng quân hoặc tham gia chiến đấu. Tất cả đều không ngờ trước thái độ bình thường, lịch sự, có lúc vui vẻ của người dân khi đón họ mà không hề lộ một nét gì căm ghét hay thù oán. Điều đó đã để lại cho họ ấn tượng vô cùng sâu sắc về thái độ bao dung của một dân tộc chịu nhiều đau thương mất mát đang ra sức khắc phục những hậu quả nặng nề sau chiến tranh.

Vì vậy, các cuộc đến thăm đó ít nhiều đã có tác dụng đến quá trình đàm phán bình thường hóa quan giữa hệ hai nước.

Những đột phá mang dấu ấn Clinton

Năm 1993, Tổng thống Clinton nhậm chức. Thời gian này, diễn ra một loạt hoạt động tích cực dẫn đến bình thường hóa thực sự.

Đặc biệt, Clinton đã hai lần gửi thư cho Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Lần thứ nhất vào tháng 5/1993 nhân dịp Thượng nghị sĩ John Kerry sang Việt Nam, hoan nghênh những bước đi của Việt Nam trong giải quyết vấn đề Campuchia và đề nghị tạo điều kiện cho Kerry thống kê đầy đủ số người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh. Lần thứ hai vào tháng 8/1993 về đề nghị Việt Nam giúp giải quyết tích cực vấn đề người Mỹ mất tích.

Clinton cũng 2 lần gửi đoàn do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Winston Lord dẫn đầu sang Việt Nam để trao đổi những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Tham gia đoàn thứ nhất vào tháng 7/1993 có Thứ trưởng Bộ cựu binh và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân Mỹ. Đoàn thứ 2 vào tháng 5/1995 với sự tham gia của Thứ trưởng Quốc phòng trao đổi về quan hệ giữa hai nước. Cũng vào lúc này Clinton thông báo giải tỏa quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Tháng 6/1993, một số quan chức Mỹ thuộc cả hai đảng do cựu Ngoại trưởng Edmund Muskie đứng đầu đã ra lời kêu gọi chính quyền Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Cuối tháng 7/1993, Tổng thống Clinton cử một đoàn thương mại gồm đại diện 15 tập đoàn và công ty lớn của Mỹ sang Việt Nam để trao đổi và ký kết các dự án hợp tác cụ thể nhưng chờ sau khi cấm vận được bãi bỏ mới triển khai.

Tháng 9/1993, Clinton quyết định cho các công ty Mỹ tham gia các dự án do các cơ quan tài chính quốc tế giúp Việt Nam nhưng sẽ thực hiện sau khi bãi bỏ cấm vận.

Sau một thời gian giải quyết những bước đi thích hợp, ngày 3/2/1994, Tổng thống Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận và đề nghị trao đổi văn phòng đại diện hai nước tại hai thủ đô.

Giữa tháng 5/1995, Clinton cử đoàn do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Winston Lord dẫn đầu sang Việt Nam và trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Đoàn Mỹ lúc về nước tuyên bố quan hệ hai nước đã có những tiến bộ tích cực. Tháng 6/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ gửi thư cho Tổng thống Clinton đề nghị xem xét vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, trong đó đ.ánh giá cao việc Việt Nam tích cực giải quyết vấn đề MIA và quyết định sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao sang Việt Nam ký Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Ngày 12/7/1995, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ra tuyên bố hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Clinton về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, cho rằng điều đó đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước và nhân loại tiến bộ. Chủ tịch Võ Văn Kiệt cũng khẳng định đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

Ngày 5/8/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher sang thăm Việt Nam, và cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Hiệp định chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hai Bộ trưởng thỏa thuận bước đi đầu tiên hai nước cần làm là triển khai hợp tác kinh tế-thương mại.

Giải mã các nút thắt trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ - Hình 3

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (phải) tại lễ ký Hiệp định chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (Ảnh tư liệu: Phạm Cao Phong)

Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm, việc kéo dài quá trình bình thường hóa chủ yếu do phía Mỹ điều chỉnh chính sách, thay đổi thái độ, đình chỉ các cuộc gặp vào thời kỳ cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Carter, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Reagan và những năm đầu của nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush dưới sự tác động của quan hệ giữa các nước có liên quan ở khu vực và thế giới, trong đó có mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, Trung Quốc-Liên Xô…

Hơn nữa, việc thảo luận về bình thường hóa tiến hành trong khi hội chứng Việt Nam ở xã hội Mỹ vẫn còn rất nặng nề. Trong chính quyền cũng như xã hội Mỹ còn nhiều người phản đối điều này, vì vậy, Mỹ vừa làm vừa thăm dò dư luận và chỉ giải quyết từng bước, không dám giải quyết nhanh. Thái độ của các Tổng thống cũng có tác động nhất định đến quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Nam Hằng ( thực hiện)

Theo Dantri

Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?

Đàm phán về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ thường xuyên lâm vào thế bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA)... Năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết "bồi thường" 3,25 tỷ USD cho Việt Nam.

Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam? - Hình 1

Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại Paris cuối tháng 1/1973. Ảnh: AP

Ông Phan Doãn Nam, thư ký của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thời kỳ Việt Nam và Mỹ đang đàm phán Hiệp định Paris, kể lại những câu chuyện liên quan quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, trong đó có vấn đề bồi thường chiến tranh và MIA.

Nhà máy thép không thành

Ông Nam kể, năm 1973, phía Việt Nam muốn nhận t.iền bồi thường chiến tranh để xây dựng nhà máy thép 3 triệu tấn; phía Mỹ đồng ý thương lượng về vấn đề này, nhưng không gọi là bồi thường chiến tranh, mà là khoản đóng góp vào quá trình tái thiết Việt Nam. Phía Việt Nam lúc đầu đưa ra con số 5 tỷ USD, sau thương lượng thì rút xuống 3,25 tỷ USD. Tháng 2/1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng với nội dung Mỹ sẽ trả khoản t.iền 3,25 tỷ USD. Ông Nam nói rằng, lúc đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tập trung ký cho xong Hiệp định Paris, nên không phân tích kỹ một câu gần cuối thư có nội dung hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận ghi trong thư đúng theo hiến pháp của mỗi nước. Theo ông Nam, chính câu này trở thành cớ để Mỹ sau đó không thực hiện cam kết trả 3,25 tỷ USD; vấn đề bồi thường nếu đưa ra Quốc hội Mỹ chắc chắn không được thông qua vì Quốc hội Mỹ hồi đó chống đối Việt Nam. Báo chí Mỹ về sau đưa tin, tác giả của câu đó chính là ông Henry Kissinger (cố vấn của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau trở thành Ngoại trưởng), ông Nam nói.

Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam? - Hình 2

Ông Phan Doãn Nam (từng là Thư ký/Trợ lý của Thứ trưởng/Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch) trả lời phỏng vấn báo T.iền Phong. Ảnh: Trúc Quỳnh

Trước đó, đoàn đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Mỹ vẫn tư vấn cho Việt Nam cách chia nhỏ nhà máy thép công suất lớn thành nhiều nhà máy công suất nhỏ để tránh bị Quốc hội Mỹ gạt bỏ nếu cho rằng Việt Nam sản xuất nhiều thép để tiếp tục chiến tranh. Đoàn của USAID còn đưa ra yêu cầu t.iền bồi thường phải được dùng để mua hàng của Mỹ và vận chuyển bằng tàu Mỹ, chứ không được trả bằng t.iền mặt. Sau mấy tháng làm việc và tư vấn cho Việt Nam, đoàn này về nước và không hồi âm gì, ông Nam kể.

Ông Nam nói rằng, sau đó, Việt Nam mới nhận ra Mỹ chỉ muốn thăm dò xem nước ta có thực sự muốn xây dựng lại đất nước hay tiếp tục chiến tranh. Nhân có dòng chữ cuối thư mà phía Mỹ không đề cập chuyện viện trợ 3,25 tỷ USD nữa. Năm 1975, Mỹ cho rằng Việt Nam không thi hành Hiệp định Paris nên cũng không thực hiện cam kết của họ, trong đó có khoản bồi thường chiến tranh, ông Nam nói. Những cuộc đàm phán sau đó về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, MIA... Thời gian đó, Mỹ luôn cho rằng, Việt Nam giữ lại h.ài c.ốt lính Mỹ và giấu tù binh Mỹ. Từ năm 1977 đến 1978, Việt Nam có ba cuộc thương lượng với Mỹ về bình thường hóa quan hệ, nhưng đều bế tắc vì hai vấn đề này, ông Nam kể. Sau đó, các cuộc đàm phán còn bị ảnh hưởng khi Trung Quốc chủ động thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ông nói. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hồi đó không chống Việt Nam, nhưng cho rằng thời cơ đến thì bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trước, sau đó với Việt Nam.

Về vấn đề MIA, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết vấn đề tìm kiếm, trao trả nhiều h.ài c.ốt cho Mỹ. Phía Việt Nam phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thậm chí thương vong trong quá trình đi tìm h.ài c.ốt lính Mỹ. Ông Nam kể rằng, một người bạn ông làm việc ở Bộ Ngoại giao đã tử nạn khi có mặt trên chiếc máy bay bị nổ trên đường đi tìm h.ài c.ốt Mỹ. Năm 1989, vợ chồng Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Việt Nam được mời ra tận thực địa để chứng kiến việc tìm kiếm h.ài c.ốt lính Mỹ khó khăn như thế nào. Ông Nam kể, phía ta nói với phía Mỹ rằng, Việt Nam còn có hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh chưa nhận dạng được, chưa biết mồ mả ở đâu; phía Mỹ dần dần hiểu ra rằng Việt Nam cũng đau lắm. Đến năm 1989, Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, xóa bỏ trở ngại cuối cùng trong tiến trình đàm phán. Đại sứ Mỹ lúc đó tuyên bố sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Henry Kissinger: Chúng tôi kính phục các ông

Ông Nam nói rằng, trong quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ, thái độ của phía Việt Nam rất nghiêm túc, biết "đánh đúng chỗ họ cần", và được phía Mỹ đ.ánh giá cao. Là người tham gia quá trình đàm phán Hiệp định Paris, ông Nam kể lại câu chuyện sau 5 năm đàm phán ở Paris, buổi cuối cùng vào tháng 1/1973, đoàn Việt Nam mời cơm thân mật đoàn Mỹ. Ông Lê Đức Thọ trong bữa đó đã hỏi ông Henry Kissinger nghĩ sao về đoàn Việt Nam. "Không phải là người thân Việt Nam, nhưng Kissinger đã nói rằng, chuyện các ông chiến đấu oanh liệt là không ai chối cãi. Nhưng nếu các ông chỉ gan dạ, anh dũng thì chúng tôi cũng dễ đối phó. Nhưng đằng này các ông còn rất khôn ngoan, mưu lược, nên 5 năm nay chúng tôi phải đấu với các ông không phải dễ. Chúng tôi rất kính phục các ông", ông Nam kể.

Sau khi ký Hiệp định Paris, Mỹ vẫn không đồng ý Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, nhưng Tổng thống Nixon nói rằng, Mỹ sẽ không bao giờ xem Việt Nam là kẻ thù, và trong thời gian chưa bình thường hóa quan hệ, sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ lưu vong nào chống lại chính phủ Việt Nam, ông Nam cho biết.

Ông Nam cho rằng, Việt Nam và Mỹ từng có không ít cơ hội để có thể "chơi" với nhau từ rất sớm. Ông kể, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã tổ chức năm cuộc hội thảo tại Việt Nam và một hội thảo ở Ý để tìm ra trong quan hệ Việt - Mỹ có cơ hội nào bị bỏ lỡ. Sau khi Việt Nam độc lập, Bác Hồ gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman. Chiến tranh Lạnh khi đó chưa đến, và Tổng thống Truman vẫn nói ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc. Bác Hồ tin tưởng như vậy nên mới gửi thư cho Tổng thống Truman, nhưng ông này không trả lời, ông Nam kể. Bản thân ông McNamara ít nhất 7 lần đề nghị chính phủ Mỹ đàm phán, nhưng cũng bị bỏ qua...

Quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển thuận lợi

Trong bức thư gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Việt Nam là "độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ". Người cũng khẳng định Việt Nam "sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới". Thế giới ngày nay đang vận động rất nhanh, đòi hỏi hai nước không được phép bỏ lỡ những cơ hội lịch sử như những giai đoạn trước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định. Chặng đường 20 năm qua, nhất là từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện tháng 7/2013, đã chỉ ra rằng, hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung có nhiều điều kiện được duy trì hơn khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thuận lợi; quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp với lợi ích chung của tất cả các nước trong khu vực, Phó Thủ tướng khẳng định.

Theo Trúc Quỳnh

T.iền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024
Serbia sẽ khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc
10:01:45 22/09/2024

Tin đang nóng

Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Phương Oanh - shark Bình lần đầu tiên làm điều này kể từ khi có cặp song sinh
19:30:24 22/09/2024
Mẹ Kasim Hoàng Vũ bật khóc, cúi lạy vợ cũ Bằng Kiều: "Chị biết ơn em nhiều lắm"
20:41:31 22/09/2024
Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái
19:27:53 22/09/2024
Drama căng ở Anh tài: Tăng Phúc bức xúc vì 1 hành động của Cường Seven, càng phân bua càng bị ném đá
19:34:31 22/09/2024
Tôn Bằng tố bị Hằng Du Mục "gài bẫy", làm rõ lý do xông vào nhà
18:58:41 22/09/2024
3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?
16:32:35 22/09/2024
Thu nhập 20 triệu vẫn không mua nổi 1 chỉ vàng mỗi tháng, biết lý do xong không một ai dám trách
17:59:04 22/09/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Tổng thống Sri Lanka: Phải tiến hành vòng kiểm phiếu thứ hai

20:52:17 22/09/2024
Theo ông Rathnayake, Ủy ban Bầu cử Sri Lanka sẽ công bố người giành chiến thắng sau khi kiểm xong phiếu bầu tích lũy và phiếu bầu ưu tiên.

Sập nhà nghi do nổ khí gas tại Italy, 2 t.rẻ e.m t.ử v.ong

20:49:24 22/09/2024
Hình ảnh do lực lượng cứu hỏa đăng tải cho thấy phần tường của tầng 2 bị thổi bay, tạo ra một lỗ hổng lớn trên trần tầng 1. Nguyên nhân của vụ sập nhà có thể là do nổ khí gas.

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về sự 'chuyển trục' trong quan hệ giữa phương Tây và phương Đông

20:35:25 22/09/2024
Trong bối cảnh hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tham gia vào BRICS, nhóm được quảng bá là giải pháp thay thế cho các định chế tài chính phương Tây như Ngân hàng Thế giới và Quỹ T.iền tệ Quốc tế.

Quân đội Israel xác nhận 100 quả rocket được b.ắn từ Liban chỉ trong vài giờ

20:24:29 22/09/2024
Theo đó, IDF giới hạn các cuộc tụ tập ở mức 30 người tham gia trong không gian mở và 300 người tham gia với không gian kín. Các hoạt động giáo dục có thể tiếp tục và người dân có thể đi làm miễn nơi làm việc an toàn.

Nhóm Bộ tứ (Quad) kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

20:23:12 22/09/2024
Bộ tứ cũng nhấn mạnh rằng việc mở rộng số ghế thường trực nên bao gồm đại diện của các quốc gia mới từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Caribe trong Hội đồng Bảo an LHQ được cải tổ.

Lý do Nga tập trung tấn công đ.ánh chiếm thị trấn Pokrovsk ở Đông Ukraine

20:19:32 22/09/2024
Với vị trí địa lý thuận lợi, Pokrovsk nằm gần nhiều tuyến đường bộ và đường sắt giao nhau, cho phép dễ dàng di chuyển quân, lương thực và đạn dược đến các khu vực khác trên t.iền tuyến.

Mục đích của Trung Quốc và Nga khi tăng cường tập trận chung

20:17:47 22/09/2024
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố về cuộc tập trận lớn nhất trong 30 năm qua, Đại dương-2024 (Ocean-2024), với sự tham gia của khoảng 90.000 quân, hơn 500 tàu và máy bay.

Nổ mỏ than ở Iran, ít nhất 19 người t.ử v.ong

20:16:09 22/09/2024
Vào thời điểm xảy ra t.ai n.ạn, có khoảng 70 công nhân đang làm việc dưới hầm mỏ. Hiện còn khoảng 30 công nhân bị mắc kẹt.Mỏ than trên do công ty Madanjoo vận hành.

Cuba thúc đẩy đối thoại với kiều dân tại Mỹ

20:05:48 22/09/2024
Vụ trưởng Vụ Lãnh sự và Người Cuba ở nước ngoài, bà Ana Teresita González, nhấn mạnh rằng cuộc gặp khẳng định sức mạnh của mối quan hệ giữa Cuba với đồng bào ở nước ngoài.

Mực nước sông Danube của Hungary dâng cao kỷ lục sau bão Boris

20:00:43 22/09/2024
Mưa lớn và gió mạnh đã gây ra lũ lụt trên diện rộng ở khu vực Trung và Đông Âu kể từ tuần trước, khiến 24 người t.hiệt m.ạng và tàn phá nhiều thị trấn và làng mạc.

Mỹ sắp công bố đề xuất cấm sử dụng phần mềm của Trung Quốc trong xe kết nối

19:15:31 22/09/2024
Chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã quyết định áp mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm mức thuế 100% đối với xe điện và các khoản tăng thuế mới đối với pin xe điện và các khoáng sản quan trọng.

Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải

18:58:36 22/09/2024
Các nhà lãnh đạo Bộ tứ cũng nhất trí cho phép chia sẻ không gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không và đường biển nhằm mục đích hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

Lý do Cường Seven phải xin lỗi Tuấn Hưng ở show âm nhạc

Tv show

21:50:54 22/09/2024
Vòng lập đội cho công diễn 5 chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai gây ra nhiều khoảnh khắc khó xử cho các anh tài .

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Pháp luật

21:15:37 22/09/2024
Ra vườn kiểm tra, một hộ nông dân ở Lâm Đồng tá hỏa khi phát hiện hàng trăm gốc chanh dây đang cho kinh doanh của gia đình bị kẻ gian chặt phá.

Choáng váng trước concert lịch sử của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc, G-Dragon và bạn trai Lee Jong Suk cổ vũ hết mình!

Nhạc quốc tế

21:13:21 22/09/2024
Tối 21/9, IU chính thức tiến vào World Cup Stadium, với đêm encore HEREH WORLD TOUR CONCERT đ.ánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Giá vé từ 800 nghìn đến 8 triệu đồng, các quyền lợi có đủ làm thoả mãn fan?

Nhạc việt

21:09:22 22/09/2024
Khán giả đang rất chờ đón vào concert đặc biệt của show truyền hình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào ngày 19/10

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

Tin nổi bật

21:05:52 22/09/2024
Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 n.ạn n.hân bị lũ cuốn trôi.

Biệt thự gạch đỏ, đá ong bên đồi ở ngoại thành Hà Nội

Sáng tạo

20:40:01 22/09/2024
Ngôi biệt thự phong cách hiện đại được xây dựng trên đồi ở Thạch Thất, là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần dành cho cả gia đình.

Duy Mạnh "nựng iu" Tuấn Hưng

Sao việt

19:50:00 22/09/2024
Khoảnh khắc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng ở liveshow bỗng trở nên viral khắp cõi mạng, nhiều người hài hước bình luận màn tương tác đó không khác gì cặp đôi yêu nhau cả.

Mẹ bỉm ném mạnh bình sữa xuống sàn, ngồi khóc trong tủi thân, ấm ức, chỉ có những người mẹ từng trải qua mới thấu

Netizen

19:40:18 22/09/2024
Những chị em đã, đang và sắp làm mẹ hẳn đã quen với cụm từ trầm cảm sau sinh , nhưng nếu chưa gặp phải thì sẽ không biết nó thực sự đáng sợ tới mức nào.

Haaland quá hay, nhưng Arsenal cũng đáng gờm

Sao thể thao

18:38:40 22/09/2024
Cuộc đụng độ khốc liệt giữa quái vật Erling Haaland và hòn đá tảng Gabriel Magalhaẽs, William Saliba hứa hẹn là tâm điểm của trận đấu giữa Arsenal và Manchester City.

Phim của Tuấn Trần có thể lọt top 3 phim ăn khách năm 2024

Hậu trường phim

18:09:09 22/09/2024
Theo số liệu tham khảo của trang Box Office Vietnam, tính đến ngày 21/9, doanh thu của phim Làm giàu với ma là 122 tỷ đồng, bám sát con số 127 tỷ đồng của phim Ma Da.

Xung đột leo thang tại Sudan khiến ít nhất 11 người t.ử v.ong

18:02:39 22/09/2024
Tổ chức này kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc pháo kích bừa bãi và dỡ bỏ lệnh phong tỏa thành phố, nơi sinh sống của hơn 1 triệu cư dân, phần lớn là những người phải di dời từ các bang khác.