‘Giải mã’ các kênh đầu tư bất động sản hiệu quả và bền vững hiện nay
Trong bối cảnh phục hồi kinh tế, các dòng tiền đầu tư hiện nay như: Cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản (BĐS), vàng, tiết kiệm ngân hàng…
đang ghi nhận những chuyển biến tích cực nhờ dòng tiền đầu tư gia tăng trở lại. Song, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong các kênh đầu tư trên, hấp dẫn dòng tiền nhất trong ngắn hạn và dài hạn vẫn là BĐS, nhất là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng khi ngành Du lịch khởi sắc.
BĐS nghỉ dưỡng đang hút dòng tiền
Sau tác động của dịch COVID-19, nền kinh tế đang quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh với đà phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Nhờ hệ thống chính trị và nền kinh tế vĩ mô ổn định, Việt Nam đang trở thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đạt 16,8 tỷ USD đến tháng 9/2022; đồng thời, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không ngừng gia tăng.
Một góc TP biển Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN.
Trong bối cảnh đầu tư mới, phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng đang chứng kiến sự dịch chuyển của dòng tiền từ các thị trường truyền thống như: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… đến những tỉnh, thành phố biển còn nhiều tiềm năng như: Phan Thiết (Bình Thuận), Hồ Tràm – Bình Châu (Bà Rịa Vũng Tàu)…
Theo ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử BĐS Việt Nam, giá BĐS hiện đã tăng 30% so với năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc đã tăng đến 100%, trong đó, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đang có đà tăng giá mạnh và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn nhất khi ngành Du lịch lấy lại đà tăng trưởng trong giai đoạn năm 2022 – 2023. Đặc biệt, các dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS tới đây sẽ tháo gỡ những vướng mắc lớn về thủ tục đầu tư, quyền sở hữu và chuyển nhượng sản phẩm của thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.
Qua tìm hiểu, xu hướng và dòng tiền của nhà đầu tư đang vào BĐS bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, không chỉ để phục vụ ngành Du lịch, mà để làm nơi định cư sinh sống, làm việc, vừa nghỉ dưỡng, khai thác kinh doanh. Bởi tại các khu vực đang có sẵn tiềm năng đang được bổ sung nguồn lực hạ tầng cao tốc, sân bay, cũng như những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, thuận lợi của các địa phương.
Video đang HOT
Đáng chú ý, nhu cầu đầu tư các sản phẩm BĐS có nhiều dấu hiệu tăng từ cuối năm 2021, trong bối cảnh các kênh đầu tư chứng khoán, vàng… nhiều biến động, tâm lý đầu tư vào BĐS càng trở nên rõ nét.
Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhiều nhà phát triển BĐS hiện nay đang quan tâm và lựa chọn đầu tư vào BĐS du lịch trước thị hiếu nhu cầu sống xanh, sống khỏe.
Còn ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay: “Nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân ngày càng lớn. Việc nhà đầu tư quan tâm phân khúc này là do có thể sở hữu, sử dụng và kinh doanh”…
Điểm đến đô thị du lịch
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết: Các tỉnh duyên hải miền Trung, Nam Trung Bộ trước năm 2010, giá BĐS chỉ hơn 10 triệu đồng/m2 ở khu vực ven biển, nhưng hiện nay đã tăng tới 30 triệu/m2. Điển hình như các tỉnh Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa… đang tận dụng hiệu quả việc kết nối phát triển thị trường BĐS với phát triển hạ tầng để hình thành các đô thị du lịch, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Ở góc độ nghiên cứu thị trường, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐS nhận định, tâm lý của người Việt Nam thường là mua nhà để ở, nhưng trong đó vẫn tính đến cơ hội đầu tư. Đơn cử, các tỉnh như Bình Thuận sẽ thu hút khách hàng đầu tư ở TP Hồ Chí Minh hay Thanh Hóa thu hút khách hàng từ Hà Nội… bới các thị trường này đang đầy sức hấp dẫn nhờ du lịch phát triển, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, cơ hội sinh lời cao.
Thực tế, Chính phủ đang đầu tư cơ sở hạ tầng khá bài bản cho các địa phương ven biển, từ đường hàng không, đường bộ đến đường thủy, nhất là cao tốc Bắc Nam, tạo điều kiện cho người dân di chuyển dễ dàng hơn, rú ngắn khoảng cách vùng miền, để có cơ hội du lịch, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Hiến kế cho việc phát triển các đô thị du lịch tại các địa phương, TS. Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng, với những thế mạnh hiện tại, các tỉnh ven biển như Thanh Hóa, Bình Thuận, Khánh Hòa… cần tập trung đầu tư phát triển các đô thị du lịch mới và xây dựng những giá trị mới… Vì việc tập trung xây dựng đô thị du lịch, kiến tạo điểm đến du lịch, thu hút du khách sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phụ trợ, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện và bền vững cho các địa phương.
EVN khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng
Theo nhận định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 7/2022, nắng nóng tiếp tục xuất hiện ở Bắc bộ và Trung bộ, nền nhiệt độ trung bình cao hơn 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Dự kiến sản lượng tiêu thụ điện bình quân toàn hệ thống ở mức 793,8 triệu kWh/ngày (tăng 6,4% so với cùng kỳ), công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 42.390 MW.
Công nhân Công ty Điện lực Hòa Bình kiểm tra vận hành trạm biến áp 110kV Hòa Bình. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Trước tình hình đó, EVN cho biết, tập đoàn tiếp tục các giải pháp đảm bảo sản xuất, cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt người dân, đặc biệt là yêu cầu đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT; trong đó, vận hành tối ưu hệ thống điện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, đồng thời từng bước giảm bớt khó khăn về tài chính của EVN.
Cụ thể, về huy động nguồn điện, EVN sẽ huy động tối đa các nhà máy thủy điện có nước về tốt; nhiệt điện than, tuabin khí huy động theo nhu cầu hệ thống và bài toán tối ưu thủy - nhiệt điện; dự phòng nhiệt điện dầu.
Ngoài ra, tập đoàn tiếp tục bám sát tiến độ thi công, đảm bảo kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện quan trọng, như: Đường dây 500 kV Vũng Áng - Quảng Trạch, trạm biến áp 220 kV Chư Sê và đấu nối, mạch 2 đường dây 220 kV Lào Cai - Bảo Thắng...
Trong tháng 7/2022 này, EVN tiếp tục chỉ đạo các công ty/nhà máy thủy điện vận hành hồ đập theo đúng chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ban chỉ đạo của các tỉnh/ thành phố, tăng cường tuyên truyền về vai trò của thủy điện trong việc cắt/giảm lũ. Các tổng công ty/công ty điện lực tiếp tục thực hiện tốt đảm bảo điện mùa khô, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, tăng cường ứng trực 24/24h để kịp thời ứng phó thiên tai bão lũ, cũng như các tình huống quá tải cục bộ, xử lý kịp thời sự cố, tiếp tục nỗ lực để đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng.
Tuy nhiên, để giảm bớt những khó khăn trong vận hành hệ thống điện, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố về điện do nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến - nhất là ở miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối (buổi trưa từ 11h30 đến 14h30, buổi tối từ 20h00 đến 23h00); đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ (đặt ở mức 26 - 27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn...
Báo cáo của EVN cho hay, trong tháng 6 năm 2022, nắng nóng diễn ra tại cả 3 miền nên nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Công suất đỉnh của toàn quốc cũng lên kỷ lục mới ở mức 45.528 MW vào ngày 21/6/2022 (tăng gần 3.100 MW so với công suất đỉnh năm 2021). Sản lượng ngày cao nhất cũng lên mức kỷ lục mới với 900 triệu kWh cũng vào ngày 21/6/2022.
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 6/2022 đạt 24,52 tỷ kWh. Lũy kế 6 tháng đạt 133,11 tỷ kWh, tăng 3,8% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng thủy điện đạt 41,58 tỷ kWh, chiếm 31,2%; niệt điện than đạt 55,79 tỷ kWh, chiếm 41,8%; tua bin khí đạt 15,22 tỷ kWh, chiếm 11,4%. Năng lượng tái tạo đạt 19,2 tỷ kWh, chiếm 14,4% (trong đó điện mặt trời đạt 14,25 tỷ kWh, điện gió đạt 4,67 tỷ kWh).
Trong các tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, giá cả vật tư, nguyên vật liệu tăng cao, không huy động được chuyên gia nước ngoài cũng như khan hiếm nguồn nhân lực trong nước, công tác phối hợp với các địa phương để triển khai giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù vậy, quá trình triển khai thực hiện các dự án đã được áp dụng các công nghệ phục vụ theo dõi, quản lý dự án; sự vào cuộc của các đơn vị để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.
Đồng thời, tập đoàn đã ban hành các văn bản hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc của đơn vị liên quan đến quy định pháp luật và quy định quản lý nội bộ của EVN trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
Về lưới điện, trong 6 tháng đầu năm 2022, EVN và các đơn vị đã khởi công 67 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 49 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV (bao gồm: 4 công trình 500 kV, 8 công trình 220 kV và 37 công trình 110 kV).
Bên cạnh đó, EVN và các đơn vị đã hoàn thiện xong quy trình quản lý chất lượng dự án và quy trình quản lý chất lượng nội bộ khối lưới phân phối... Về nguồn điện, EVN tiếp tục tập trung thi công các dự án Thủy điện Ialy Mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I, các dự án Điện mặt trời Phước Thái 2, 3.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Đại hội nhiệm kỳ V (2022 2027) Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (Bộ Xây dựng) sẽ Đại hội nhiệm kỳ V (2022 - 2027) từ ngày 8 - 9/6/2022, với phương châm "Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển", hướng đến mục tiêu không ngừng lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo, khẳng định vai trò hỗ trợ trong công tác quản lý và phát triển...