Giải mã bước đầu quần thể 8 mộ cổ tại TP.HCM
Sau gần một năm khẩn trương khai quật và nghiên cứu, ngày 5.9, Bảo tàng Lịch sử TP và Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM đã công bố những nghiên cứu về 8 ngôi mộ cổ ở Q.2 được tạo lập vào khoảng nửa sau thế kỷ 19.
Các nhà khoa học khai quật 2 ngôi mộ song táng – Ảnh: Lương Chánh Tòng
Quần thể khu mộ cổ với 8 ngôi mộ xây bằng đá ong nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 5 km đường chim bay, thuộc khu vực P.An Phú (Q.2) có lối kiến trúc khá độc đáo, thống nhất các bộ phận kết cấu từ ngoài vào phía bên trong, gồm: bình phong tiền, cửa – cổng mộ, sân thờ, huyệt mộ, bình phong hậu, bao quanh là tường thành và các trụ biểu – trụ sen, hướng mộ đều nhìn về phía tây. Ông Lương Chánh Tòng, thư ký dự án, cho biết do toàn bộ khu mộ nằm trong khu vực sình lầy, thuộc khu vực một dự án đang xây dựng nên công việc khai quật phải tiến hành khẩn trương nhưng hết sức thận trọng và tỉ mỉ.
Những ngôi mộ đặc biệt
Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới hai mộ song táng trong quần thể mộ này. Ông Lương Chánh Tòng cho biết: “Huyệt mộ có dạng nam tả, nữ hữu, mộ bên trái xây kim tĩnh bằng đá ong, dưới nền kim tĩnh lát gạch tàu, mộ bên phải xây kim tĩnh bằng gạch thẻ, nền kim tĩnh lát gạch tàu. Cả hai kim tĩnh đặt bên trên các thanh đá xanh và trụ sen cùng mô hình bia mộ bằng đá xanh tạo thành khu huyệt hình chữ nhật với kỹ thuật chốt mộng. Trong lòng kim tĩnh đổ cát vàng, di cốt của hai mộ đã bị tiêu hủy gần hết chỉ còn lại một số răng, một phần hộp sọ và ít đốt xương chân tay”. Tại hai mộ song táng này, các nhà khoa học còn thu được những di vật thủy tinh, đĩa đèn gốm đất nung, mảnh gốm sứ… Riêng mộ số 05 còn phát hiện một di vật hình tròn thủy tinh dạng mắt kiếng, dưới đáy quan còn có lớp dầu thông dày 5 – 7 cm và lớp da động vật trải lót.
Mộ ký hiệu 2014.AP.H5.M7 có hệ thống mái giả lợp ngói âm dương, tạo ô hộc ở các điểm phần trụ sen. Ngôi mộ 2014.AP.H3.M10 có những đặc điểm trang trí kiến trúc tương đối hoàn chỉnh, nghệ thuật chạm khắc đá ong tinh xảo, tìm thấy dấu vết của vải quấn chôn nhiều ở phần đầu. Lại có ngôi mộ có ô hộc chính giữa cổng mộ phía trước dạng hình vuông, cát đổ đầy huyệt, phần nắp quan tài được tạo bởi 1/3 thân cây…
Video đang HOT
Sẽ phục dựng, bảo tồn để nghiên cứu
Chứng kiến những hiện vật và tư liệu tìm thấy được, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu khẳng định: “Đây là một công trình khai quật quần thể mộ cổ quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Nam bộ. Việc phát hiện ra nhiều di vật như vải, khuy áo, mắt kiếng, mảnh thủy tinh… khá lý thú. Gạch thẻ dùng để xây dựng kim tĩnh nung rất già, nên nghiên cứu sản xuất vào năm nào. Phương pháp sử dụng cát để hút ẩm thay thế cho đổ chè, nhựa thông trước đây cần được làm rõ…”.
Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, cho rằng: “Cấu trúc mộ song táng không có nấm mộ dạng hình chữ nhật giật cấp bằng hợp chất của các quan lại đại thần thời Nguyễn hay các loại hình nấm mộ dạng mu rùa của những người gốc Thuận – Quảng ở miền Trung vào Nam bộ cũng là điều khá lạ và khác biệt so với những phát hiện mộ cổ trước đây. Một tấm bia sót lại ghi hai chữ Đại Nam cũng hé lộ phần nào về thời gian xây cất mộ…”. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng nhựa thông để mai táng ở các ngôi mộ này có truyền thống từ lâu đời ở VN, bắt nguồn từ miền Bắc, theo chân các chúa Nguyễn trên hành trình mở cõi phương nam và phổ biến ở Nam bộ thời Nguyễn.
Hiện 2 ngôi mộ song táng đang được tiến hành cho phục dựng tại khu mộ cổ Gò Quéo (Q.2, TP.HCM) và chờ quy hoạch hoàn chỉnh sẽ tiến hành các thủ tục để đưa vào bảo tồn, xếp hạng di tích trong thời gian tới.
Lê Công Sơn
Theo Thanhnien
Ngôi mộ 6.000 năm tuổi bị di dời vì nhầm là "đống đá vụn"
Ngôi mộ có từ thời tiền sử với niên đại 6.000 năm tuổi đã bị nhầm là "đống đá vụn" và bị di dời khẩn trương để không gây ảnh hưởng tới cảnh quan.
Những công nhân xây dựng ở thị trấn Cristovo de Cea, vùng Galacia, Tây Ban Nha vừa vô tình phá hủy một ngôi mộ cổ 6.000 năm tuổi vì nhầm lẫn rằng đây là một chiếc bàn đá picnic đã bị đổ sập, vì vậy, họ liền thay thế "chiếc bàn" bằng một khối bàn ghế đổ bê-tông mới cứng.
Vụ việc "dở khóc dở cười" này đã làm biến mất một ngôi mộ thuộc thời kỳ đồ đá mới. Ngôi mộ từng được công nhận là một địa danh văn hóa của vùng, được chính quyền địa phương đưa vào diện bảo vệ dựa trên luật di sản - di tích của Tây Ban Nha.
Những viên đá lớn này thuộc về ngôi mộ cổ nằm ở thị trấn Cristovo de Cea, vùng Galicia, Tây Ban Nha. Tuy vậy, mới đây, một nhóm công nhân xây dựng đã di dời những phiến đá hàng nghìn năm tuổi này và phá hủy chúng vì một sự nhầm lẫn tai hại.
Nhóm công nhân tưởng những phiến đá cổ là một chiếc bàn đá picnic đã bị sập nên họ liền di dời số đá kia đi và đổ một bộ bàn ghế mới bằng bê-tông chắc chắn.
Không chỉ vậy, nhóm công nhân xây dựng còn láng nền một lớp xi-măng lên bề mặt khu đất để bộ bàn ghế mới được nằm trên một diện tích sạch sẽ, bằng phẳng.
Sự nhầm lẫn này đã được một nhóm bảo vệ môi trường ở địa phương phát hiện ra và thông báo cho nhà chức trách, trong đó, họ khẳng định những hành động được thực hiện một cách vô ý này đã gây ra những hủy hoại không thể nào sửa chữa nổi và đã lấy đi một ngôi mộ có từ thời tiền sử do những cư dân đầu tiên sinh sống ở đây dựng lên.
Vụ việc đã được chuyển sang cho các ủy viên công tố mở cuộc điều tra. Những học giả, trí thức tại địa phương đều bày tỏ sự kinh ngạc, sững sờ khi được biết tin này. Tại Tây Ban Nha, không ai, không tổ chức nào được phép tự đưa ra những quyết định trong việc xây sửa lại một tượng đài lịch sử, đặc biệt khi công trình đó đã được xếp hạng cấp quốc gia.
Một tu viện được xây dựng từ thế kỷ 12 ở thị trấn. Thị trưởng thị trấn Cristovo de Cea khẳng định rằng ông không hề biết gì về giá trị lịch sử của ngôi mộ vừa bị hủy hoại.
Thị trưởng thị trấn Cristovo de Cea - ông José Luis Valladores vừa khẳng định trong một tuyên bố mới đưa ra rằng những viên đá vừa bị di dời "không nằm trong những phần cần được bảo tồn của ngôi mộ cổ" và rằng "không ai nói với tôi về tầm quan trọng của ngôi mộ đó, kể cả ủy ban di sản hay những tổ chức bảo vệ môi trường của địa phương".
Theo ông José Luis Valladores, vì ngôi mộ này không hề được ngăn cách hay đánh dấu, và cũng không có đơn vị, tổ chức nào liên hệ với ông để tiến hành các biện pháp bảo vệ ngôi mộ, nên đối với vụ việc đã xảy ra, ông José Luis Valladores tỏ ý bất bình nếu bị buộc phải nhận lỗi.
Bích Ngọc
Theo Dantri/Daily Mail
Vẻ đẹp tuyệt vời của làng cổ Đường Lâm nhìn từ trên cao Làng cổ Đường Lâm đẹp tuyệt vời khi nhìn từ trên cao, với không gian xanh, mái ngói đỏ, tường đá ong... đặc trưng của nông thôn Việt xưa. Làng cổ Đường Lâm nằm bên quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh, nơi con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, qua...