Giải mã biệt danh “Chó điên” của Tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ngày 1/12/2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố: “Chúng tôi chuẩn bị đề cử “Chó điên” Mattis làm bộ trưởng quốc phòng”. “Chó điên” (Mad Dog) không phải là cách gọi miệt thị, mà trái lại là biệt danh thể hiện sự nể trọng trong giới quân nhân dưới quyền James Mattis.
Ngay trước khi James Mattis chuẩn bị triển khai lực lượng thủy quân lục chiến số 1 đến Iraq đầu năm 2004, một trong những đồng nghiệp hỏi ông về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với các sĩ quan quân đội, những người đôi khi thấy mình “quá bận rộn không thể đọc sách.”
(ảnh: Robert Johnson Business Insider)
Là một người thường mang theo mình thư viện cá nhân khoảng 6.000 đầu sách đi khắp nơi, vị tướng huyền thoại đôi khi được gọi là “tu sĩ chiến binh” này có rất nhiều chuyện để nói về chủ đề này. Bức thư trả lời của ông đã được lan truyền rộng rãi qua email vào thời kỳ mà Facebook và Twitter chưa xuất hiện.
Nhà nghiên cứu sử học quân sự Mỹ Jill R. Russell đã tìm lại được email đó và gửi nó đến blog “Strife” của Đại học King, London vào năm 2013. Khi Mattis vừa mới được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, có lẽ việc đọc lại bức thư này cũng là điều thú vị, nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư duy của vị tướng này.
Dưới đây là những gì ông đã viết, vào ngày 20/11/2003:
“… Quá bận rộn để đọc sách có nghĩa là bạn đang học bằng kinh nghiệm (hoặc bằng kinh nghiệm của những quân nhân cấp dưới của mình), đây là cách học khó khăn. Nhờ đọc sách, bạn sẽ học thông qua kinh nghiệm của người khác, nói chung là cách tốt hơn để xử lý sự vụ, đặc biệt là đối với công việc của chúng ta nơi hậu quả của sự kém cỏi sẽ là tính mạng của các thanh niên trẻ tuổi.
Nhờ việc đọc sách, tôi đã không bao giờ bị lúng túng bất ngờ trong bất kỳ tình huống nào, cũng không bao giờ thiếu hiểu biết về lịch sử các cách giải quyết trước đó (dù là thành công hay thất bại). Đọc sách không mang đến cho tôi mọi câu trả lời, nhưng nó chiếu sáng trên con đường tối tăm phía trước.
Khi làm việc với lực lượng đặc nhiệm 58 (Task Force TF-58), tôi mang theo mình cuốn sách của Slim, các cuốn sách kể về kinh nghiệm của Nga và Anh trong chiến tranh Afghanistan và một số cuốn sách khác.
Đến Iraq, tôi đã đọc cuốn “The Siege” (kể về thất bại của người Anh tại thị trấn Al Ku Amara [Ấn Độ] thời thế chiến thứ I) cho các sĩ quan cấp tá. Tôi cũng có cuốn sách của Slim đánh giá về cuốn Bảy chiếc cột của nhà thông thái (Seven Pillars of Wisdom) của T.E. Lawrence; một cuốn sách hay về cuộc đời của Gertrude Bell (nhà khảo cổ học người Anh, người có thể xem là đã thành lập lên nhà nước Iraq hiện đại sau hậu quả của thế chiến I và sự sụp đổ của đế chế Ottoman); và cuốn “Từ Beirut đến Jerusalem”. Tôi cũng đọc rất kỹ cuốn “Sherman” (một tướng của quân đội Liên bang miền Bắc thời Nội chiến Hoa Kỳ) của Liddell Hart, và cuốn Alexander Đại đế của Fuller đã rất thu hút tôi (mặc dù tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng đại bản doanh của tôi chỉ cách chỗ ông nằm xuống có 500m ở Babylon).
Video đang HOT
Cuốn sách Alexander Đại đế
Xét cho cùng, hiểu biết sâu về lịch sử cho thấy ngày nay chúng ta CHẲNG ĐỐI MẶT với việc gì mới lạ dưới ánh Mặt Trời. Các nhà trí thức hô hào “chiến tranh thế hệ thứ 4 ngày nay đang chạy quanh và nói rằng bản chất của chiến tranh đã thay đổi, chiến thuật là hoàn toàn mới… Tôi phải trân trọng nói rằng … “Không thực sự là như thế”: Alexander Đại đế sẽ chẳng hề lúng túng chút nào trước những kẻ thù mà chúng ta đang đối mặt hiện nay ở Iraq, và các nhà lãnh đạo của chúng ta đang lún sâu vào cuộc chiến này mà không học hỏi (nghiên cứu, chứ không chỉ đọc sách) từ những người đi trước, khiến cho những người lính gặp khó khăn.
Chúng ta đã chiến đấu trên hành tinh này 5.000 năm qua và chúng ta nên tận dụng kinh nghiệm của họ. Nếu làm kiểu “tùy cơ ứng biến” thì những túi đựng thi thể sẽ nhắc nhở chúng ta về đạo đức và cái giá phải trả cho sự kém cỏi trong nghề nghiệp này.
Là chỉ huy và sĩ quan tham mưu, chúng ta là huấn luyện viên và người đảm bảo an toàn cho đơn vị của mình: liệu chúng ta có thể huấn luyện điều gì nếu chúng ta không biết thứ quái nào ngoài mấy khái niệm cơ bản TTP? (LTS: Tactics, Techniques and Procedures – chiến thuật, kỹ thuật và các quy trình)
Khi bạn đang ở trên một chiến trường đầy biến động và tình hình thay đổi còn nhanh hơn cả khả năng nắm bắt của đại bản doanh, điều gì sẽ xảy ra? Bạn không thể thích nghi bởi vì bạn không thể tư duy nhanh hơn sự thích nghi của đối phương? (có một lý thuyết khá hay về hậu quả cho những người không thể thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh – trong thời đại thông tin, mọi thứ có thể thay đổi khá đột ngột và với vận tốc ánh sáng, đặc biệt là khi các nhà tư tưởng đức cao vọng trọng của chúng ta đã nhường lại chiến trường quá nhanh chóng trong các cuộc chiến gần đây).
Và làm sao bạn có thể là người canh gác và giúp cho đơn vị mình tránh gặp nguy hiểm, nếu như bạn không biết gì về các dấu hiệu nguy hiểm, khi mà đơn vị bạn chưa chuẩn bị đầy đủ các cho tình huống không biết trước.
Cuốn nhật ký chiến tranh của cựu thống chế đức Romell.
Có lẽ nếu bạn đang ở trong các bộ phận hỗ trợ chức năng, chờ đợi trên chiến xa để đánh vần những gì đang làm, bạn có thể tránh được những hậu quả của việc không đọc sách. Nhưng những người phải thích ứng để chiến thắng kẻ thù khôn ngoan sẽ không có được sự xa xỉ đó.
Đây không phải là cách mới mà thủy quân lục chiến Mỹ tiếp cận cuộc chiến. Khi đến Kuwait cách đây 12 năm, tôi đọc (và đọc lại) cuốn nhật ký chiến tranh của Rommel (các bạn có nhớ quyển “Kampstaffel”?) (LTS: Kampstaffel – một cách tổ chức đại bản doanh tiền phương của vị thống chế Đức quốc xã Rommel), sách của Montgomery (“Eyes Office”- tạm dịch: Cặp mắt sĩ quan), “Grant Takes Command” (các chỉ huy cũng nên đọc nó, mối quan hệ giữa các chỉ huy quan trọng hơn các mối quan hệ mệnh lệnh) và một số cuốn khác.
Kết quả là, kẻ thù đã phải trả giá khi tôi có cơ hội chiến đấu với họ, và tôi tin rằng rất nhiều quân nhân trẻ của chúng ta đã sống sót vì tôi đã không lãng phí sinh mạng của họ, bởi vì tôi đã không suy nghĩ làm thế nào để tiêu diệt kẻ thù bằng cách hi sinh mạng sống của quân nhân chúng ta và những người vô tội trên chiến trường.
Hy vọng lá thư này trả lời được câu hỏi của ông…. Tôi sẽ copy lá thư này cho ADC (LTS: Aide-de-camp, sĩ quan phụ tá) của tôi xem anh ta có thể bổ sung ý kiến nào không. Anh ta là sĩ quan duy nhất đọc nhiều hơn tôi mà tôi biết.
(Theo Vnmedia)
8 vĩ nhân thông minh kiệt xuất nhất mọi thời đại
Leonardo Da Vinci, Alexander Đại đế là hai trong số những vĩ nhân thông minh, tài năng nhất lịch sử, ghi danh sử sách với sự nghiệp vang dội.
Leonardo Da Vinci là một trong những vĩ nhân thông minh nhất lịch sử. Ông là họa sĩ, kỹ sư, nhà toán học, triết học và tự nhiên học thiên tài người Italy. Leonardo da Vinci được công chúng biết đến rộng rãi trong vai trò họa sĩ với những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Đồng thời, ông cũng có nhiều ý tưởng và phát minh vượt thời đại như xe tự hành, súng liên thanh, tàu lượn có khả năng vẫy cánh...
Alexander Đại đế là một vĩ nhân nổi tiếng sử sách. Ông được đánh giá là một trong những nhà cầm quân xuất chúng nhất lịch sử. Theo các ghi chép lịch sử, Alexander Đại đế chưa từng một lần thất bại trong suốt 15 năm chinh chiến. Do vậy, ông đã thiết lập 70 thành phố, trong số đó có 20 thành phố mang tên ông và một thành phố mang tên con chiến mã của Alexander Đại đế.
Giống như Leonardo Da Vinci, Michelangelo là một vĩ nhân tài năng xuất chúng. Ông là họa sĩ, nhà điêu khắc và là kiến trúc sư nổi tiếng thời kỳ Phục hưng Italy. Bức tượng David do Michelangelo thực hiện trong 3 năm, được coi là biểu tượng sức mạnh của Cộng hòa Florentine. Ngày nay, rất nhiều kiệt tác của Michelangelo còn nguyên vẹn như bích họa "Sự phán xét cuối cùng", bức họa trên trần Nhà thờ Sistine tại Rome...
William Shakespeare là một trong những văn hào vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng là tác giả tiêu biểu nhất trong thời kỳ văn hóa phục hưng châu Âu. Đại thi hào này để lại cho đời nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian như: "Romeo và Juliet", "Giấc mộng đêm hè", "Hamlet", "Othello", "Vua Lear", "Macbeth"...
Galileo Galilei là một nhà vật lí, nhà toán học và nhà thiên văn học nổi tiếng người Italy. Ông là người tin vào lý thuyết Copecnicus (cho rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời). Galileo từng bị tuyên án quản thúc tại gia suốt đời cũng vì lý do này và buộc ông công khai tuyên bố từ bỏ thuyết Copecnicus.
Isaac Newton là nhà bác học nổi tiếng tiếng thế giới với giai thoại quả táo rơi và từ đó tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn. Không chỉ là một nhà khoa học, Isaac Newton còn là một nhà giả kim. Ông có nhiều nghiên cứu về thuật giả kim (biến kim loại thành vàng) nhưng được ông giấu kín suốt cuộc đời. Ông cũng từng tiên đoán trái đất sẽ có thể đối diện nguy cơ diệt vong là năm 2060 sau Công nguyên. Cho đến nay, lời tiên tri này chưa được kiểm chứng.
Albert Einstein là một thiên tài với sự nghiệp vĩ đại. Ông là nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Đức và là "cha đẻ" của thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng. Ông được đánh giá là người thông minh, có sức tưởng tượng phong phú nhưng ít ai ngờ được rằng thiên tài này có trí nhớ khá kém. Ông không thể nào nhớ nổi tên, ngày tháng và số điện thoại của ai đó.
Thomas Edison là nhà phát minh nổi tiếng thế giới với nhiều sáng chế có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20, trong đó nổi bật nhất là bóng điện. Trong suốt cuộc đời, Thomas Edison đã nhận 1.093 bằng sáng chế tại Mỹ và khoảng 400 bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức. Điều này cho thấy Thomas Edison là người vô cùng thông minh và có nhiều ý tưởng nhất thế giới.
Theo_Kiến Thức
Uẩn khúc khó giải quanh cái chết của Alexander đại đế Alexander đại đế qua đời ngày 11 tháng 6 năm 323 TCN. Cho đến nay, cái chết của nhà cầm quân lỗi lạc này vẫn là một bí ẩn. Alexander Đại đế được đánh giá là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân loại khi chinh phạt được nhiều vùng đất trên thế giới. Tên tuổi của Quốc vương thứ 14...