Giải mã bí mật về hổ Tasmania đã tuyệt chủng
Trong trí tưởng tượng của nhiều người, hổ Tasmania được mô tả giống như một con quái vật đáng sợ từng rình rập ở vùng hoang dã Tasmania.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy loài này thực tế có kích thước giống như một con sói đồng cỏ.
Đặc biệt, theo nghiên cứu mới của Đại học Monash ở Melbourne, Úc, đã kết luận rằng hổ Tasmania chỉ lớn gấp rưỡi những gì người ta từng nghĩ.
Báo cáo trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, các nhà khoa học đã nghiên cứu 93 mẫu hổ Tasmania trưởng thành (18 con cái, 23 con đực và 52 con có giới tính không xác định, bao gồm một cơ thể được bảo quản toàn bộ, hai bộ phận phân loại toàn bộ cơ thể, ba bộ xương gắn kết và hàng chục bộ xương riêng biệt.
Sử dụng một loạt cá c kỹ thuật và phân tích 3D, các nhà khoa học đã ước tính rằng hổ Tasmania nặng trung bình khoảng 17 kg. Trong khi các ước tính trước đó cho biết chúng nặng khoảng 29,5 kg.
Video đang HOT
Phân tích cũng cho thấy sự khác biệt về kích thước cơ thể của con đực và con cái. Cụ thể, trung bình con đực nặng 19,7 kg và con cái trung bình nặng 13,7 kg.
“Chúng tôi chứng minh sự khác biệt rõ ràng hơn cả về kích thước cơ thể trung bình của con đực và con cái. Kết quả này về cơ bản cũng thách thức những quan điểm trước đây về việc hổ Tasmania như một loài động vật ăn thịt và nhấn mạnh đó là một động vật ăn thịt tiến hóa để tiêu thụ những con mồi nhỏ hơn chúng”, tiến sĩ Justin W Adams, tác giả nghiên cứu từ Trường Khoa học Sinh học tại Đại học Monash, cho biết.
Loài hổ Tasmania cuối cùng được biết đến đã chết vào năm 1936 tại một vườn thú ở thủ đô Hobart của Tasmania, đánh dấu sự tuyệt chủng của loài này. Một số người vẫn báo cáo về việc nhìn thấy hổ Tasmania hoang dã lang thang xung quanh vùng hẻo lánh của Úc, mặc dù hầu hết các chuyên gia bác bỏ những tuyên bố này là viễn tưởng.
Các nhà khoa học suy đoán rằng hổ Tasmania có lẽ hoạt động rất giống chó sói, những kẻ săn mồi chuyên biệt có thể hạ gục những con mồi lớn hơn chúng rất nhiều. Tuy nhiên, kích thước mới chỉ ra rằng trên thực tế, chúng giống một con cáo hoặc một con chó sói ăn thịt con mồi nhỏ hơn nhiều.
“Việc xác định lại hổ Tasmania dưới dạng một động vật nhỏ hơn sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn vào vị trí của nó trong hệ sinh thái Úc, bởi vì những gì một kẻ săn mồi có thể và cần ăn phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của chúng”, Douglass Rovinsky, tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh.
Công nghệ biến nước biển có thể uống được chỉ trong... vài phút
Theo tiết lộ của các nhà nghiên cứu, công nghệ mới được cho có thể chuyển đổi nước biển rất mặn hoặc nước lợ thành nước sạch, an toàn có khả năng thay đổi hàng triệu cuộc sống trên toàn cầu.
Một cải tiến mới do các nhà khoa học ở Úc phát triển đang được đánh giá là một sáng kiến hứa hẹn nhất. Với việc các nhà nghiên cứu sử dụng các hợp chất khung kim loại-hữu cơ (MOFs) cùng với ánh sáng Mặt trời để làm sạch nước chỉ trong nửa giờ, quy trình mới hiệu quả hơn nhiều so với các công nghệ hiện tại.
Các nhà nghiên cứu cho biết, quy trình mới rẻ, ổn định, có thể tái sử dụng và tạo ra nước đạt tiêu chuẩn khử mặn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Khoảng 139,5 lít nước sạch có thể được sản xuất mỗi ngày từ 1 kg vật liệu MOFs.
Chỉ sau bốn phút tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời, vật liệu sẽ giải phóng tất cả các ion muối. Nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp của họ cung cấp một số nâng cấp so với các phương pháp khử muối hiện có.
"Quy trình khử muối bằng nhiệt tiêu tốn nhiều năng lượng và các công nghệ khác, chẳng hạn như thẩm thấu ngược có một số hạn chế, bao gồm tiêu thụ năng lượng cao và sử dụng hóa chất trong việc làm sạch màng, khử clo.
Trong khi đó, ánh sáng Mặt trời là nguồn năng lượng sạch và dồi dào nhất trên Trái đất. Việc chúng tôi phát triển một quy trình khử mặn mới dựa trên chất hấp phụ thông qua việc sử dụng ánh sáng Mặt trời để tái tạo mang lại một giải pháp khử mặn hiệu quả về năng lượng và bền vững với môi trường", kỹ sư hóa học Huanting Wang từ Đại học Monash cho biết.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ đã tạo ra một MOF mới có tên là PSP-MIL-53, một phần được tạo thành từ vật liệu gọi là MIL-53, được biết đến với cách nó phản ứng với nước và carbon dioxide.
Mặc dù đây không phải là nghiên cứu đầu tiên đề xuất ý tưởng sử dụng màng MOF để làm sạch muối ra khỏi nước biển và nước lợ, nhưng những phát hiện này cùng vật liệu PSP-MIL-53 đằng sau chúng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học nhiều lựa chọn hơn để khám phá trong tương lai.
Wang cho biết thêm: "Quá trình khử muối đã được sử dụng để giải quyết tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Do sự sẵn có của nước lợ và nước biển, đồng thời với các quy trình khử mặn là đáng tin cậy, nước đã qua xử lý có thể được tích hợp trong các hệ thống thủy sinh hiện có với những rủi ro sức khỏe tối thiểu".
Theo WHO, trên toàn cầu có khoảng 785 triệu người thiếu nguồn nước sạch trong vòng nửa giờ đi bộ từ nơi họ sống. Khi cuộc khủng hoảng khí hậu diễn ra, vấn đề đó ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nước mặn chiếm khoảng 97% lượng nước trên hành tinh, đó là một nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai thác. Nếu các giải pháp như PSP-MIL-53 có thể được tìm thấy để làm cho nó phù hợp và an toàn cho con người sử dụng thì thực sự có vai trò vô cùng to lớn.
Covid-19 gây mất khứu giác như thế nào? Nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Trường Y Harvard vừa công bố một nghiên cứu đáng chú ý, trong đó các chuyên gia lý giải tại sao SARS-CoV-2 lại gây mất khứu giác. Mất khứu giác tạm thời, hoặc chứng anosmia, là một triệu chứng liên quan chính đến thần kinh và là một trong những dấu hiệu sớm, thường...