Giải mã bí ẩn xác ướp ‘người phụ nữ la hét’ 3.000 tuổi
Được tìm thấy ở Luxor, Ai Cập, xác ướp ‘người phụ nữ la hét’ 3.000 tuổi khiến nhiều người ám ảnh khi tử vong trong tư thế đầu ngửa ra sau, miệng há to như đang thét lên kinh hãi. Các chuyên gia giải mã nguyên nhân tử vong của xác ướp.
Vào những năm 1800, các chuyên gia tìm thấy xác ướp “người phụ nữ la hét” có niên đại khoảng 3.000 tuổi ở Luxor, Ai Cập.
Trên những dải vải lanh quấn quanh xác ướp có dòng chữ viết bằng tiếng Ai Cập cổ đại có nghĩa: “Con gái hoàng thất, chị gái của Meret Amon”.
Căn cứ vào điều này, các chuyên gia nhận định xác ướp có khả năng là một công chúa Ai Cập.
Xác ướp khiến giới chuyên gia ám ảnh bởi được bảo quản nguyên vẹn trong tư thế đầu ngửa ra sau và miệng há to như đang thét lên vì sợ hãi.
Nhiều người không khỏi tò mò vì sao người phụ nữ này chết trong tư thế đau đớn đến vậy.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia tìm ra câu trả lời. Theo nhà Ai Cập học Zahi Hawass và giáo sư X-quang học Sahar Saleem tại Đại học Cairo, “người phụ nữ la hét” qua đời đột ngột vì đau tim.
Người phụ nữ này bị xơ vữa động mạch vành trái và phải, động mạch cổ, động mạch chủ bụng, động mạch chậu gốc và chi dưới.
Căn bệnh nguy hiểm này đã làm hẹp lòng mạch và tắc nghẽn mạch máu dẫn đến cái chết đầy đau đớn của “người phụ nữ la hét”. Vài giờ sau khi “người phụ nữ la hét” tử vong, người ta mới phát hiện sự việc.
Vì vậy, lúc ướp xác, tình trạng thi thể ở trong trạng thái co cứng dẫn tới việc những người thợ ướp xác không thể giúp người chết khép miệng hay thẳng lưng như những xác ướp khác.
Theo đó, xác ướp được bảo quản theo đúng tư thế lúc qua đời: đầu ngửa ra sau và miệng há to như đang thét lên trong đau đớn.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Những sự thật gây sốc được hé lộ khi khai quật xác ướp Ai Cập nghìn năm
Các chuyên gia sử dụng tia laser, tia X và hồng ngoại để kiểm tra một số xác ướp Ai Cập có niên đại 2.000 - 4.000 năm tuổi. Kết quả cho thấy nhiều bí mật bất ngờ về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại được giới chuyên gia giải mã.
Một số xác ướp Ai Cập có niên đại 2.000 - 4.000 năm tuổi được giới chuyên gia sử dụng công nghệ hiện đại để giải mã cuộc sống của người xưa.
Thông qua việc sử dụng tia laser, tia X và hồng ngoại, các xác ướp Ai Cập được kiểm tra cấu trúc và các đặc điểm của thi hài.
Chuyên gia Mohamed Kasem thuộc Đại học Cairo cho hay các xác ướp Ai Cập giống như một kho lưu trữ.
Thông qua các kiểm tra xác ướp, các nhà khoa học sẽ tìm hiểu được chế độ ăn uống, sức khỏe và thói quen hàng ngày của người Ai Cập thời cổ đại.
Nhờ vậy, các chuyên gia phát hiện một số điều bất ngờ. Trong số này có việc, một số xác ướp có chì, nhôm và một số yếu tố khác cho thấy người Ai Cập sống trong môi trường khá độc hại thời xưa.
Việc nhiễm các kim loại nặng như vậy khiến sức khỏe của người Ai Cập bị ảnh hưởng lớn.
Thêm nữa, các chuyên gia cũng tiến hành kiểm tra, phân tích các mẫu đất tại nơi tìm thấy xác ướp.
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự nguyên vẹn của xác ướp trong suốt hàng ngàn năm.
Thông qua những nghiên cứu trên, các chuyên gia hy vọng sẽ tìm được mẫu đất tốt nhất giúp bảo quản nguyên vẹn xác ướp. Điều này sẽ có thể giúp ích rất nhiều cho việc bảo tồn xác ướp.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm. Nguồn: VTC1.
Tâm Anh
Xác ướp 'công chúa la hét' trong mộ cổ 3.000 năm Xác ướp của một công chúa Ai Cập cổ đại được bảo quản nguyên vẹn trong tư thế đầu ngửa ra sau, miệng há to như đang thét lên kinh hãi. Xác ướp của công chúa Ai Cập tử vong do cơn đau tim. Ảnh: Đại học Cairo. Nhà Ai Cập học Zahi Hawass và giáo sư X-quang học Sahar Saleem tại Đại...