Giải mã bí ẩn: Vì sao loài rắn đầu lìa khỏi cổ vẫn có thể cắn chết người?
Sau khi bị chặt đứt đầu, các cơ quan khác của loài rắn vẫn có thể duy trì hoạt động độc lập trong vài phút hoặc vài giờ.
Hình minh họa
Jeremy Sutcliffe, cư dân ở bang Texas, Mỹ, phát hiện con rắn đuôi chuông dài 1,2 mét khi dọn cỏ trong vườn và quyết định chặt đứt đầu nó bằng lưỡi xẻng. Khi Sutcliffe đem vứt xác con vật, phần đầu đứt lìa cắn chặt vào tay anh.
Hình ảnh con rắn đuôi chuông bị Sutcliffe chặt lìa đầu.
Trường hợp xảy ra khiến nhiều người thắc mắc sao có thể như thế được?Câu trả lời là do phản xạ cắn của loài rắn.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, hiện tượng trên không phải là hiếm có và nó thường xuyên xảy ra trên những loài bò sát, đặc biệt là rắn.
Con rắn dù bị chặt đứt đầu không có nghĩa là dây thần kinh của nó ngừng hoạt động. Ơ nhưng đông vât câp thâp như răn, hê thân kinh chi huy cac phan xa co điêu kiên năm ơ cơ thê cua no. Do đó, hệ thần kinh, bao gồm cả não bộ có thể hoạt động riêng biệt với phần còn lại của cơ thể.
Chính vì vậy, dù đầu rắn bị chặt nhưng khi va chạm với vật thể khác vẫn có thể dẫn đến phản xạ cắn.
“Chặt đứt đầu rắn sẽ không làm nó chết ngay lập tức. Bởi rắn chỉ cảm thấy đau đớn và sau đó nó cố gắng tự vệ chứ không nhận thức được nó không còn cơ thể”, giáo sư sinh học David Penning tại Đại học Missouri Southern chia sẻ với Live Science.
Giáo sư David Penning cho biết: Nếu một động vật có vú mất đầu, nó sẽ chết ngay lập tức. Nhưng những con rắn khỏe mạnh có thể sống trong vài phút hoặc vài giờ sau khi “đầu lìa khỏi cổ”.
Hình ảnh con rắn hổ mang bị chặt đứtđầu quay sang cắn chính cái đuôi của mình. (Ảnh: The Guardian)
Rắn đuôi chuông, giống như nhiều loài bò sát khác, có thể duy trì phản xạ hàng giờ sau khi chết. Phản xạ cắn đặc biệt mạnh ở các loài rắn độc, bởi bản năng của chúng là phóng ra nhát cắn cực nhanh, bò đi và đợi nọc độc phát huy tác dụng. Đó là lí do tại sao Sutcliffe đã chặt lìa đầu rắn rồi mà vẫn bị cắn với lượng nọc độc lớn.
Theo Người đưa tin
Bí ẩn những lỗ kỳ quái trong hộp sọ khủng long bạo chúa đã có lời giải
Mặc dù hình ảnh phổ biến được biết đến của khủng long bạo chú là răng và móng vuốt nhưng bí ẩn gây chú ý lớn nhất của loài khủng long này khiến các nhà khoa học đau đầu lại là 2 lỗ bí ẩn trên đỉnh hộp sọ.
Sau nhiều năm nghiên cứu và kết hợp với nhiều bằng chứng khác nhau, các nhà khoa học đã tìm ra hai lỗ bí ẩn trên đỉnh hộp sọ khủng long bạo chúa có khả năng giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong đầu của nó.
Các nhà khoa học vừa tìm ra bí ẩn những lỗ trong hộp sọ của khủng long bạo chúa.
Trước đây, những lỗ hổng này - được gọi là fenuster dorsotemporal - được cho là chứa đầy cơ bắp giúp vận hành hàm mạnh mẽ hơn. Nhưng, theo nhà giải phẫu học Casey Holliday của Đại học Missouri, có một cái gì đó không ổn.
"Thật kỳ lạ khi một cơ bắp mọc ra từ hàm, xoay 90 độ và đi dọc theo vòm sọ. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi có rất nhiều bằng chứng thuyết phục cho các mạch máu trong khu vực này, dựa trên so sánh với cá sấu và các loài bò sát khác", ông nói.
Để bắt đầu tìm ra những cái lỗ này để làm gì, nhóm nghiên cứu đã phân tích các hộp sọ khác nhau để xác định xem cái nào có hình dạng giống với T. rex và điểm tương đồng gần nhất, hóa ra là với cá sấu.
Holliday và các đồng tác giả của mình - William Porter và Lawrence Witmer từ Đại học Ohio và Kent Vliet của Đại học Florida - đã chụp ảnh nhiệt và đi nghiên cứu một loạt các cá sấu tại Công viên Động vật học St Augustine Alligator Farm.
Cá sấu là loài máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Điều này có nghĩa là các quá trình điều nhiệt của chúng rất khác với các sinh vật máu nóng hoặc nhiệt nội.
Vliet nói: "Chúng tôi nhận thấy khi trời lạnh hơn và cá sấu đang cố gắng sưởi ấm, hình ảnh nhiệt những điểm nóng lớn ở những lỗ trên vòm sọ của chúng cho thấy nhiệt độ tăng lên".
Tuy nhiên, vào cuối ngày khi trời ấm hơn, các lỗ có vẻ tối, giống như chúng bị tắt để giữ mát. Điều này phù hợp với bằng chứng trước đây rằng cá sấu có hệ thống tuần hoàn chéo hoặc một bộ điều nhiệt bên trong"
Chủ đề này thực sự được tranh luận sôi nổi suốt một thời gian dài. Bây giờ nghiên cứu này đã cho thấy rằng T. rex (và các loài khủng long khác) sử dụng một số chiến thuật điều chỉnh nhiệt, nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì trong bối cảnh chuyển hóa rộng hơn của chúng vẫn chưa được khám phá.
Khôi Nguyên
Theo Science Alert
Bị chặt lìa khỏi thân, 4 tiếng sau đầu rắn vẫn cắn người suýt chết Rắn cắn người không còn là chuyện lạ nhưng một con rắn đã bị chặt mất đầu, sau 4 tiếng, đầu rắn vẫn cắn người nguy kịch, bạn có tin không? Tưởng chừng như chuyện đùa song sự cố nói trên hoàn toàn nghiêm túc và vừa xảy ra ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trang báo điện tử Sina (Trung Quốc) đưa...