Giải mã bí ẩn: Vì sao ban đêm lại có sóng biển màu xanh?
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao có một số nơi vào ban đêm nước biển lại có xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát chưa?
Nếu đủ may mắn, một tối nào đó bạn sẽ bắt gặp những “làn sóng xanh” tạt vào bờ khi đang đi dạo biển đêm. Dám cá rằng đây là hiện tượng mà bạn sẽ phải ngẩn ngơ vì sự “vi diệu” của nó cho mà xem. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật thú vị về điều kỳ diệu này nhé!
Cảnh tượng kỳ diệu vào ban đêm ở một số vùng biển.
Đầu tiên phải khẳng định rằng, nước biển cũng giống như nước bình thường, hoàn toàn trong suốt, không có màu. Màu nước biển mà ta nhìn thấy ban ngày thực chất ra đó là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời tạo thành mà thôi. Còn vào ban đêm, thay vì phần lớn màu đen, ở một số địa điểm cụ thể trên Trái đất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu nước biển xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát. Đây chính là hiện tượng làn sóng phát dạ quang xanh.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này chính là loài tảo có khả năng phát quang (bioluminescent algae) gây ra.
Loài tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh, chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.
Video đang HOT
Tảo Dinoflagellates sản sinh ra ánh sáng xanh khi bị tác động. Ảnh: Naturepl.com/Doug Perrine
Hiện tượng này xảy ra ở khắp các đại dương, nơi có những đám tảo đan xen dày đặc. Vịnh đảo Vaddhoo (Maldives), Puerto Rico và Jamaica là những nơi nổi tiếng vì có thể thường xuyên quan sát hiện tượng này.
Đến nay, khả năng phát dạ quang của loài tảo nổi trên vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn cặn kẽ. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất cho hay, người ta đã phát hiện ra một chất đặc biệt trên màng tế bào của sinh vật phù du này. Chất này có phản ứng hóa sinh đặc biệt và nhạy cảm với tín hiệu điện, có thể đây chính là nguyên nhân gây phát sáng.
Tuy nhiên có một điều kỳ lạ là loài tảo nổi này lại chỉ phát được dạ quang trong môi trường nước mặn còn trong các ao hồ thì mọi thí nghiệm liên quan đều thất bại.
Hơn nữa, cũng có một số dòng tảo phát sáng có thể gây độc hại cho cơ thể con người và sinh vật như cá… Nguyên nhân là bởi trong quá trình phát dạ quang, có vẻ như chính những loài trên đã thải ra một số chất độc đủ để gây nhiễm độc cho cá trên diện rộng.
Ngoài ra, hiện tượng “làn sóng xanh” cũng có thể do một loài mực có khả năng phát sáng khi chúng lên đẻ trứng gần bờ.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Lý giải hiện tượng ánh sáng xanh kỳ ảo của các sinh vật phù du trong nước
Một nhiếp ảnh gia New Zealand đã chụp được các bức ảnh các sinh vật phù du phát ra ánh sáng xanh kỳ ảo ở bãi biển của vịnh Tindalls (Auckland).
Các sinh vật phù du tỏa ánh sáng xanh khi hoàng hôn xuống khiến bờ biển vịnh Tindalls trở nên vô cùng kỳ ảo.
Alistair Bain tình cờ gặp hiện tượng kỳ thú này ở Vịnh Tindalls trong một lần đi dạo biển với mẹ.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư và là giáo viên trung học cho biết: "Rất khó để ghi lại khoảnh khắc vô cùng kỳ thú của cảnh tượng đó". Anh cho biết rất nhiều người dân địa phương thích thú hiện tượng đầy mê hoặc này.
Nhiếp ảnh gia đã cùng mẹ xuống vùng nước phát sáng để tìm hiểu bản chất hiện tượng. "Nó thường bắt đầu khoảng 30 phút sau khi Mặt trời lặn. Hiện tượng này sẽ trở nên thực sự ấn tượng khi trời tối hẳn, đó là khi các sinh vật thực sự tỏa sáng", Bain nói.
Bain cho biết, trước đây, anh chỉ từng nhìn thấy hiện tượng sinh vật phù du phát sáng một lần khi đuổi theo mẹ và chị gái trên bãi biển.
"Chị tôi đã chỉ cho tôi thấy những vùng nước có màu sắc bất thường ở vịnh vào sớm ngày hôm đó", Bain nhớ lại. "Chị tôi có nói rằng nếu ra biển vào buổi đêm sẽ thú vị hơn nữa. Vậy là tôi đã được ngắm nhìn cảnh tượng kỳ thú này suốt mấy năm qua và giờ đó là niềm đam mê của tôi".
Cảnh tượng kỳ diệu này không chỉ xuất hiện ở vịnh Tindalls mà còn ở cả bờ biển Whangaparaoa - nơi Bain đang sống. Lân tinh là phản ứng hóa học trong cơ thể của một số sinh vật.
Bain cho biết rất khó để ghi lại vẻ kỳ thú của cảnh tượng tuyệt đẹp này qua ống kính máy ảnh. Daniel Ward, một đồng nghiệp của Bain, có bằng cấp về khoa học Đại dương cho biết ánh sáng trong cơ thể sinh vật là một cơ chế phòng thủ nhằm "đánh lạc hướng và trốn tránh kẻ thù".
"Thật khó để dự đoán khi nào các sinh vật phù du này sẽ phát sáng ngay cả trong điều kiện nước ấm áp đúng nhiệt độ chúng ưa thích. Để chúng phát sáng, nước còn cần phải động không ngừng vì chỉ khi đó mới kích hoạt cơ chế phòng thủ của các sinh vật biển này".
Hầu hết các sinh vật phù du đều có khả năng phát sáng.
Theo baoquocte.vn
Cuộc sống viên mãn của loài vật cả đời ôm... cục phân Bọ phân là loài khá truyền thống và lãng mạn, con đực luôn nhường nhịn và yêu chiều con cái. Bọ phân hay có tên khác là bọ hung, là một nhóm các loài bọ cánh cứng thuộc họ Scarabaeoidea, bộ Bọ cánh cứng. Sở dĩ có cá tên là bọ phân bởi loài này sống trên phân, thậm chí đi đâu chúng...