Giải mã bí ẩn về “khu rừng tự sát” rùng rợn nhất thế giới
Bên trong khu rừng yên tĩnh tới mức ám ảnh này, hàng trăm người đã lựa chọn làm “điểm dừng chân cuối cùng” và không bao giờ rời đi nữa.
Dưới chân núi Phú Sĩ, đỉnh núi cao nhất ở Nhật Bản là một khu rừng rộng chừng 30 km2 có tên gọi Aokigahara. Với những tán cây rậm rạp đan xen lẫn nhau, người ta gọi nó là “ Biển Cây”. Nhưng vài thập kỷ gần đây, nơi này có tên mới: “Rừng tự sát”.
Nơi tăm tối, yên tĩnh tới mức ám ảnh
Với một số du khách, Aokigahara là nơi có vẻ đẹp tự nhiên và sự thanh bình khó cưỡng. Những người đi bộ thích vượt qua bụi cây rậm rạp hay phần rễ chằng chịt dưới đất để phóng tầm nhìn về phía núi Phú Sĩ. Đôi khi, học sinh các trường cũng tới đây tham quan và khám phá các hang băng nổi tiếng.
Theo chân du khách thám hiểm rừng tự sát ở Nhật Bản
Cây cối ở đây phát triển nhanh chóng trên nền dung nham cứng từ vụ phun trào lớn nhất của núi Phú Sĩ vào năm 864. Tuy nhiên, khu rừng này có điều gì đó kỳ lạ khó lý giải. Những tán cây mọc san sát tới mức phần lớn thời gian du khách sẽ chìm trong bóng tối. Sự u ám chỉ giảm đôi chút khi đôi lúc có luồng sáng mặt trời rọi qua kẽ hở trên ngọn cây.
Cảnh tượng u ám bên trong rừng (Ảnh: Mental Floss).
Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối đó, mỗi âm thanh phát ra nghe đều lạ lùng. Hầu như không có sinh vật hoang dã sống ở khu vực này. Sự dày đặc của cây khiến động vật khó đi vào tìm kiếm thức ăn.
Nhiều món đồ của người đã khuất để lại (Ảnh: AIT).
Đây không phải là điểm đến lý tưởng cho các phượt thủ. Dưới tán cây xoắn vặn, rễ mọc nổi trên nền đất tạo ra nhiều hình thù kỳ dị và nền đất dung nham tạo ra không gian rùng rợn, ai vào đây thường rất dễ lạc đường. Do các hàng cây quanh co nên tạo ra mê cung bí ẩn không lối thoát.
Theo số liệu thống kê của chính quyền địa phương, ước tính mỗi năm có tới 100 người tới đây để kết liễu cuộc đời trong khu rừng này.
Những đồn đại về khu rừng tự sát bí ẩn
Những cái chết đầu tiên tại khu rừng này xuất phát từ một hủ tục xưa kia của Nhật Bản gọi là “ubasute”.
Vào thời kỳ phong kiến, khi nạn đói kém hoành hành, người ta sẽ mang người già vào rừng và bỏ mặc cho đến chết. Từ đó, lời đồn thổi về linh hồn của những người đã khuất không thể siêu thoát, ám vào cây, lại nổi lên. Văn hóa dân gian Nhật Bản gọi những linh hồn đó là “yurei”, quanh quẩn bên gốc cây. Thậm chí, người đi bộ qua rừng từng mô tả nghe thấy tiếng khóc lóc, khiến nơi này càng thêm bí ẩn hơn.
Những món đồ còn sót lại gây ám ảnh (Ảnh: Gypse Thread).
Nhưng đỉnh điểm của mọi việc bắt đầu từ năm 1960 khi lịch sử “đen tối” của rừng Aokigahara bắt đầu. Đó là năm nhà văn Nhật Bản Seicho Matsumoto cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mang tựa “Nami no Tou” (tạm dịch: Tháo sóng), với nội dung kể về một cặp đôi yêu nhau đã kết liễu cuộc đời trong khu rừng này. Cuốn sách trở nên nổi tiếng nhưng cũng đồng thời tạo ra “làn sóng tự vẫn” ở rừng Aokigahara. Ước tính, hàng nghìn người tới đây và chấm dứt cuộc đời của họ.
Kể từ đầu những năm 1970, hàng năm luôn có một đội tìm kiếm nhỏ gồm cảnh sát, tình nguyện viên và các nhà báo lùng sục khắp nơi trong rừng để tìm kiếm thi thể. Họ gần như không bao giờ trở về tay trắng.
Những năm gần đây, thậm chí số lượng thi thể tăng lên đáng kể. Kỷ lục cao nhất vào năm 2004 khi 108 thi thể ở trạng thái phân hủy khác nhau được tìm thấy. Năm 2010, 247 người cố gắng tự sát trong rừng, nhưng chỉ có 54 người quay về cuộc sống. Thời điểm nhiều người tìm tới cái chết nhất diễn ra vào tháng 3 – tháng cuối cùng của năm tài chính tại Nhật.
Ngày nay, chính quyền địa phương đã thành lập đội tuần tra thường xuyên dò tìm quanh khu vực với hi vọng sẽ đưa ra lời khuyên nhủ để người có ý định tự sát quay lại cuộc sống. Bên trong những nơi hẻo lánh nhất được đặt nhiều biển cảnh báo với dòng chữ: “Cuộc sống này là món quà quý giá cha mẹ dành tặng cho bạn”, kèm theo đường dây nóng hỗ trợ.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới. Sau cuộc suy thoái toàn cầu xảy ra năm 2008, con số này không ngừng tăng lên tới mức chính phủ phải dừng việc công khai con số tự tử trong rừng Aokigahara những năm gần đây.
Clip: Rắn đuôi chuông "tự sát" đầy khó hiểu trong ngôi nhà hoang
Bị thợ săn dùng rìu chạm vào người, con rắn đuôi chuông đã có màn "tự sát" đầy khó hiểu khiến người xem bất ngờ.
Khi đang di chuyển qua một căn nhà hoang, hai người thợ săn bất ngờ phát hiện thấy một con rắn đuôi chuông.
Cảm thấy mối nguy hiểm đang đến gần, con rắn đã rung đuôi phát ra tiếng kêu đe dọa đối thủ. Tuy nhiên, khi bị người thợ săn dùng cây rìu chạm vào người, con rắn đã tự cắn ngập hai răng nanh và tự tiêm nọc vào cơ thể mình.
Sau màn tự sát đầy khó hiểu, con rắn đã chết. Hai người thợ săn vô cùng bất ngờ không rõ vì sao con vật lại có hành động khó hiểu như vậy.
Rắn đuôi chuông là loài bản xứ ở Mỹ. Tên gọi của chúng xuất phát từ cấu tạo phần cuối đuôi có thể phát ra âm thanh giống tiếng xúc xắc để ngăn chặn kẻ thù hoặc cảnh báo những kẻ xâm phạm. Loài rắn này là mồi săn của chim ưng, chồn, rắn vua và nhiều động vật khác.
Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.
Theo thống kê ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 7000 đến 8000 nạn nhân bị rắn đuôi chuông cắn với khoảng 10 người chết.
Các trường hợp bị rắn đuôi chuông cắn đa phần do dẫm lên hoặc bước gần chúng. Khi bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của rắn đuôi chuông có thể dẫn tới tử vong cho con người nếu không chữa trị kịp thời.
Vực Hoa Khôi: Điểm đến đẹp tựa tiên cảnh nhưng ẩn chứa bí ẩn về cái chết của 55 kỹ nữ để lại những tiếng thét ai oán Vực Hoa Khôi (Oiran Buchi) cũng là một trong những khu vực ma ám nổi tiếng ở xứ Phù Tang. Nhắc đến những khu vực bị ma ám nổi tiếng ở Nhật Bản, hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến khu rừng tự sát Aokigahara, nằm tại phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ, được ví như một địa điểm rùng rợn thường...