Giải mã bí ẩn thi thể ‘Quý ông’ trôi nổi ngoài khơi Đức
Các nhà khoa học tại thành phố Perth của Úc vừa giải mã bí ẩn hàng thập kỷ ở Đức về thi thể của mộtngười đàn ông vô danh được tìm thấy trôi nổi trên Biển Bắc, bằng cách sử dụng một kỹ thuật pháp y mới.
Các nhà khoa học phát hiện “Quý ông” được tìm thấy đã chết ngoài khơi bờ biển Đức đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Úc – Ảnh: AAP/Đại học Murdoch
Theo Hãng tin Australian Associated Press (Úc) ngày 6-8, người đàn ông nói trên được các nhà điều tra đặt biệt danh là “Quý ông” sau khi cảnh sát phát hiện thi thể của ông ngoài khơi bờ biển Helgoland, một quần đảo của Đức ở Biển Bắc, vào năm 1994.
Ông được đặt biệt danh “Quý ông” do trang phục lịch sự trên người lúc được tìm thấy, gồm đeo cà vạt len, mang giày do Anh sản xuất, mặc quần tây do Pháp sản xuất và mặc áo sơ mi dài tay màu xanh lam. Lúc đó, thi thể có dấu hiệu chấn thương.
Video đang HOT
Thi thể của người đàn ông được đưa đến thành phố Wilhelmshaven ở Đức để khám nghiệm tử thi và sau đó được chôn cất, nhưng danh tính của người này vẫn là một bí ẩn.
Vụ án trên khiến cảnh sát Đức bối rối trong 28 năm.
Tuy nhiên, các nhà tội phạm học và các nhà khoa học pháp y từ Đại học Murdoch ở Perth (Úc) có thể đã giúp làm sáng tỏ bí ẩn sau khi họ tiến hành các cuộc phân tích mới.
Mới đây họ phát hiện người đàn ông này dành phần lớn cuộc đời của mình ở Úc. Phát hiện này khiến người ta kinh ngạc vì nước Đức cách nước Úc rất xa. Vào những năm 1990, các nhà điều tra xác định người đàn ông này trong độ tuổi từ 45 – 50 tuổi.
Các nhà khoa học phát hiện như trên bằng cách tuân theo nguyên tắc “cái bạn ăn sẽ thể hiện cơ thể của bạn ra sao” (you are what you eat). Theo đó, họ phân tích tỉ lệ đồng vị của xương của “Quý ông”.
Sự khác biệt về khí hậu, đất và hoạt động của con người trên toàn cầu làm thay đổi các thành phần đồng vị của thực phẩm, nước và thậm chí cả bụi. Và điều này được phản ánh trong các thành phần đồng vị của mô người.
Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học ở các nước khác gần đây cũng có thể tiếp cận hồ sơ DNA của người đàn ông này.
Thông tin trên được công bố vào đúng ngày cuối cùng của Tuần lễ những người mất tích của nước Úc, sự kiện thường niên nhằm mục đích xác định và nâng cao nhận thức về những người mất tích lâu dài ở Úc, vào ngày 6-8.
Đức buộc phải sử dụng giải pháp gây tranh cãi để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga
Berlin đang có kế hoạch khai thác khí đốt ở Biển Bắc để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Đức hiện đang tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: RFE/RL
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, trong một động thái phối hợp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, chính quyền Đức cuối cùng đã nhượng bộ và cho phép tiến hành khoan khí đốt tại một trong những vùng lãnh thổ gây tranh cãi nhất của nước này.
Cụ thể, một cơ quan khu vực của Đức chịu trách nhiệm về Quần đảo Wadden đã bật đèn xanh cho công ty One-Dyas của Hà Lan khoan khí đốt trong quần đảo Wadden ở Biển Bắc. "Chúng tôi không thể tiếp tục từ chối việc khai thác khí đốt của chính mình", Bernd Althusmann, lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của bang Lower Saxony, miền Tây Bắc Đức, tuyên bố.
Công ty One-Dyas cho biết họ có kế hoạch bắt đầu khoan khí đốt tự nhiên cách Quần đảo Wadden 20 km về phía Bắc càng sớm càng tốt sau khi chính phủ Đức buộc phải cho phép khoan dầu khí trên lãnh thổ của mình.
Chris de Ruyter van Steveninck, Giám đốc của One-Dyas, nói với đài truyền hình NOS rằng mỏ khí đốt trên và những mỏ lân cận có tiềm năng cung cấp gần 60 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, có nghĩa là chúng có thể cung cấp gần một nửa lượng tiêu thụ 40 tỷ mét khối hàng năm của Hà Lan và 90 tỷ mét khối của Đức.
"Khí đốt khai thác trong nước sạch hơn, đáng tin cậy hơn và giá cả phải chăng hơn so với khí đốt nhập khẩu. Chính phủ Đức nhận ra điều này và đó là lý do tại sao giờ đây họ ủng hộ dự án", ông Steveninck nêu rõ.
Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Moskva, nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu của phương Tây, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và trên toàn cầu.
Dù Đức phụ thuộc vào Nga khoảng 60% nhu cầu khí đốt tự nhiên, nhưng hoạt động khoan khí đốt ở Biển Bắc đã vấp phải sự phản đối lớn vì lo ngại về tác động môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bộ Kinh tế Hà Lan đã trấn an rằng sẽ có ít tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án cũng như trong giai đoạn khai thác.
Đức chuẩn bị kịch bản Nga cắt nguồn cung khí đốt Giới chức Đức đang âm thầm chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung khí đốt từ Nga có thể đột ngột bị cắt bất cứ lúc nào. Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền tây nước Đức, ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN Công tác chuẩn bị do Bộ Kinh tế chủ trì cho thấy tình trạng báo động...