Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang có thể phình rộng phần cổ?
Rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể.
Rắn hổ mang có thể phình rộng cổ do nó có xương sườn kéo dài.Rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể.
Hổ mang là loài rắn chứa nọc độc chết người sống ở vùng Châu Á và Châu Phi. Bình thường thân hình loài rắn này tương tự như bất kỳ con rắn khác, nhưng chúng còn có khả năng san bằng đầu mình thành hình như mui xe. Chính vì thế, loài rắn này còn được gọi là rắn hổ mang bành.
Theo Scienceinfo, sở dĩ rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể. Chúng bành rộng cổ ra khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động. Với cách này, rắn sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn rất nhiều bình thường giúp rắn uy hiếp kẻ thù.
Rắn hổ mang có nọc kích độc. Chúng thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ bị tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Đối thủ đáng gờm nhất có khả năng đánh bại hổ mang trong tự nhiên là loài cầy, chim săn mồi và con người.
Điều đặc biệt khiến rắn hổ mang được xếp vào loại nguy hiểm, bởi nó có nọc độc, đặc biệt là có thể phun trực tiếp vào mắt đối phương, kể cả con người khi bị tấn công. Theo nghiên cứu, làm được điều này rắn hổ mang sử dụng nguyên lý co cơ, ép tuyến nọc của chúng lại để có áp lực đủ phun ra tia, có thể phóng xa khoảng 2m.
Nọc độc của rắn hổ mang có thể phóng xa 2 m.
Rắn hổ mang có thể hướng nọc độc này trực tiếp vào mắt đối phương bởi nọc độc thần kinh có thể làm mù mắt đối phương trong chốc lát, giúp rắn có thể thoát thân một cách an toàn.
Theo nghiên cứu, nọc phun ra không phải theo dòng theo tia, mà theo dạng hình học đặc biệt, có áp lực rất lớn nhắm thẳng vào mắt đối phương. Vì thế mà nó có thể làm mù cả hai mắt của con người.
Hiện nay, rắn hổ mang được phân bố ở nhiều vùng khác nhau thuộc Châu Phi và Châu Á với rất nhiều chi loài khác nhau. Trong đó hổ mang chúa là loài rắn hổ mang lớn nhất, với chiều dài tối đa 18 feet (5,4 mét), sinh sống ở nam Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Việt Nam , Malaysia và Indonesia.
Theo Người đưa tin
Hổ mang bị thiên địch chặn đánh, kẻ sơ suất nhận kết cục đầy bi thảm
Cả hai kẻ thù không đội trời chung đã có mang kịch chiến và chỉ một trong hai mới có thể sống sót tiếp.
Rắn hổ mang là loài ăn thịt sở hữu vũ khí vô cùng lợi hại là nọc độc cực mạnh, do đó chẳng mấy loài động vật ăn thịt khác muốn gây sự với nó vì rủi ro trong các cuộc đối đầu là rất lớn. Thế nhưng với loài cầy mangut thì lại hoàn toàn trái ngược.
Cầy mangut đối đầu rắn hổ mang. Ảnh: Pinterest
Cầy mangut xem những loài rắn độc nói chung và cả rắn hổ mang nói riêng là những bữa ăn ngon lành, trong mắt chúng không hề xem nọc độc của rắn hổ mang là điều đáng sợ vì khả năng miễn nhiễm độc tố rất hiệu quả của chúng.
Một con rắn hổ mang đã đụng độ phải một con cầy mangut háu đói và cuộc chiến sinh tử định mệnh đã diễn ra ngay sau đó. Dù đã cố gắng phòng thủ cẩn mật nhưng con rắn vẫn bị cắn chết và bị đối thủ lôi vào bụi để ăn thịt.
Xem video:
Hổ mang đối đầu cầy mangut. Nguồn: Safwan Pk
Nguồn: Safwan Pk
Theo Helino
Vẻ đẹp tử thần của rắn biển Belcher khiến con người kinh hãi Độ độc của loài rắn này gấp 10 lần rắn đuôi chuông, gấp 50 lần so với rắn hổ mang. Chỉ với lượng độc tối đa của một vết cắn, tức là khoảng 110 mg cũng đủ làm cho hàng ngàn người hay 250.000 con chuột phải nói lời vĩnh biệt với sự sống. Video về loài rắn biển độc nhất hành tinh....