Giải mã bí ẩn: Sinh vật quái dị tấn công con mồi như ‘Người Nhện’
Giun nhung được coi là kẻ săn mồi quái dị khi sở hữu hai tuyến nhớt có thể phóng chất dính với tốc độ cực nhanh. Sau khi rời khỏi cơ thể giun, dịch nhầy nhanh chóng khô và co lại, đồng thời độ kết dính cũng giảm.
Họ giun nhung (Onychophora), gồm khoảng 70 loài, phân bố trong các rừng nhiệt đới và ôn đới trên khắp hành tinh, đặc biệt là bán cầu nam. Với chiều dài thân từ 0,5 tới 20 cm, chúng sở hữu những đặc điểm của cả động vật chân đốt và giun đốt. Thức ăn chính của chúng là côn trùng.
Giun nhung được coi là một kẻ săn mồi khá bí ẩn, bởi chúng thường ẩn mình trong các khu vực đất ẩm ướt, dưới các phiến đá hoặc cành cây mục nát trong khu rừng rậm nhiệt đới.
Thông thường, giun nhung có tập quán sống riêng lẻ, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng, khi săn mồi, chúng có thể đi cùng nhau theo nhóm tới 15 cá thể. Con cái đầu đàn sẽ được ưu tiên ‘xử lí’ con mồi, trước khi cả nhóm cùng chia sẻ.
Giun nhung săn mồi bằng ‘khẩu súng’ đặc biệt.
Loài động vật này có khả năng di chuyển rất chậm chạp, tuy nhiên, đây lại chính là thế mạnh của chúng khi săn mồi. Giun nhung thường rình con mồi khá lâu, rồi bất ngờ xuất hiện và phun một loạ i chất keo đặc biệt tiết ra từ phía lưng để giữ chặt con mồi. Kẻ xấu số càng cố thoát thân thì càng dính chắc hơn vào lớp chất keo đó.
Nhờ vậy mà giun nhung có khả năng triệt hạ những loại côn trùng có kích thước lớn gấp nhiều lần mình. Tuy nhiên, điều thú vị là giun nhung khá ‘keo kiệt’ với lượng keo tiết ra, vì vậy chúng thường chọn những con mồi nhỏ để không phải sử dụng quá nhiều lượng chất lỏng quý giá này. Đôi khi chúng còn ăn luôn lượng keo dư thừa mà mình trót phun quá nhiều.
Phong Linh
Theo Livescience, National Geographic/Người Đưa Tin
Thiên nhiên kì bí: Đệ nhất sát thủ biển khơi khiến trăn anaconda "chạy mất hình"
Đây là loài vật duy nhất khiến hổ mang chúa kịch độc và cả kẻ khổng lồ anaconda chạy mất dạng.
Đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi vậy loài sinh vật độc nhất thế giới tự nhiên là loài nào?
Quán quân cho ngôi vị này chính là loài sứa hộp Cubozoa sống ở các vùng biển nhiệt đới của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sứa hộp là loài sinh vật kỳ lạ, chúng có tới 24 mắt, đường kính tối đa 30cm, sứa hộp có tới 60 chiếc xúc tu trên tổng chiều dài thân hơn 4,5 m, nhưng dù cơ thể khá to con người vẫn khó nhìn thấy chúng.
Tuy con đực và con cái không chạm vào vào nhau khi giao phối, nhưng chúng lại thả một lượng lớn trứng và tinh trùng vào nước biển. Sau đó quá trình thụ tinh tự diễn ra.
Sứa hộp là loài động vật duy nhất trên thế giới không để lại hoá thách rõ ràng, và tên tuổi của chúng mãi là một bí ẩn trong các bảo tàng nên giới khoa học chưa biết nhiều về lịch sử tiến hóa của chúng và mối liên hệ giữa các chủng loài với nhau.
Tuy nhiên có một điều chắc chắn, nọc độc của loài sứa hộp này có sức sát thương khủng khiếp.
Nhìn "chị" hiền thế này thôi, động vào là chỉ có về đất!
Với con người thì điều đáng chú ý ở loài sứa này là chúng có thể gây tử vong.
Trong đó, mỗi xúc tu có 5.000 tế bào ngòi độc và lượng nọc độc. Chúng mang đủ sức "hạ gục" 60 người trưởng thành chỉ sau 5 phút.
Theo ước tính của các chuyên gia, hơn 100 người tử vong/mỗi năm trên toàn cầu do bị một số loài sứa biển này biển chích.
Theo Livescience, có nhiều loài sứa vô hại, song lại có những loài có thể gây chết người chỉ trong vài phút.
Qua ADN lấy từ các mẫu mô, các nhà nghiên cứu đã tiến hành những thí nghiệm và kĩ thuật phân tích gene để tìm ra quá trình tiến hóa của các loài sứa, độc tính của chúng và phân loại những loài chưa được biết đến. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sứa hộp có thể chứa những protein đặc biệt giúp tạo ra chất kháng độc.
Theo Allen Collins, một nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khí quyển và Hải dương quốc gia Mỹ (NOAA): "Biết rõ những loại sứa hộp nào có họ hàng với nhau sẽ rất hữu ích trong việc dự đoán về những loại còn chưa được biết tới nhiều. Một chất kháng được độc loài này cũng có thể kháng được độc loài khác".
Các nhà nghiên cứu của NOAA cho biết: "Dường như trở ngại về địa lý đã cô lập các loài với nhau và chúng cũng có vẻ không di chuyển ra khỏi môi trường sống quen thuộc. Một số loài được tìm thấy ở cả ba đại dương. Điều đó cho thấy chúng có thể sống được ở những vùng biển nhiệt đới khắp trên khắp thế giới".
Minh Anh (Nguồn Nationalgeographic)
Theo nguoiduatin.vn
Sinh vật đáng yêu này dành cả cuộc đời trưởng thành để mang thai Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra các con cái của loài chuột túi Wallaby đầm lầy có thể thụ thai trong khi vẫn đang mang bầu. =Loài chuột túi Wallaby sống ở vùng rừng rậm, đầm lầy phía Đông Australia (Ảnh: Shutterstock) Chúng cho phép một hoặc hai phôi thai mới vào cơ thể, vài ngày trước khi sinh...