Giải mã bí ẩn những tuyệt chiêu ‘một đòn chết ngay’
Nếu đã đọc tiểu thuyết hay xem phim võ hiệp, bạn chắc hẳn không lạ gì với những cao thủ chỉ dùng một đòn điểm huyệt, một cái phẩy tay cũng có thể hạ sát đối thủ. Liệu tuyệt kỹ này là hư cấu, hay có thể lý giải bằng khoa học?
Điểm mạch có cơ sở lịch sử. Trong “Võ Bị Chí”, một cuốn sách tiếng Nhật cổ xưa viết về võ thuật có nhắc tới tuyệt kỹ chỉ một đòn cũng gây hại khôn lường cho đối phương, theo trang mạng io9.com
Thế nhưng các chi tiết cụ thể hơn, bao gồm việc kỹ năng này đánh vào vị trí nào trên cơ thể, và tác động của nó là như thế nào vẫn còn là bí ẩn.
Diễn viên Lý Tiểu Long. Ảnh: Getty
Thuật ngữ “một đòn chết ngay” trở nên phổ biến tại Mỹ nhờ một nhân vật có tên gọi “ Bá tước Dante” và tổ chức “Hội Rồng Đen”.
“Bá tước Dante” tự nhận là cao thủ võ thuật chết chóc nhất hành tinh, nhưng nổi tiếng nhờ các trang quảng cáo sách dạy võ thuật in kèm truyện tranh Marvel thời thập niên 1960-70.
“Một đòn chết ngay” có thể liên quan tới chứng bệnh commotio cordis ( chấn động tim mạch). Commotio cordis là cái chết tức thời gây ra bởi một đòn đánh vào ngực làm rối loạn nhịp tim.
Tim của người bị tác động không bị tổn hại, nhưng cú đánh làm gián đoạn nhịp tim trong khoảng thời gian đủ gây ra cái chết.
Có khoảng 125 trường hợp commotio cordis được ghi nhận, bao gồm một số cầu thủ hockey trẻ tử vong do bị đĩa tròn va đập vào ngực.
Một số ý kiến cho rằng các cao thủ “điểm mạch” biết một cú đánh vào ngực có thể gây ra commotio cordis làm chết người. Tuy vậy, điều này không lý giải được việc có những người được cho là tử vong sau đó một thời gian dài.
Video đang HOT
Một dạng điểm mạch được cho là đánh vào động mạch cảnh, giảm lượng máu lên não khiến người trúng đòn bất tỉnh. Động mạch cảnh chạy qua cổ, do đó khá dễ đánh trúng.
Kỹ thuật này đòi hỏi duy trì áp lực lên động mạch cảnh. Người trúng đòn sẽ bất tỉnh (và có khả năng bị tổn thương não) chỉ trong vài giây.
Tuy vậy, việc tác động vào động mạch cảnh không giải thích được những cái chết bị trì hoãn, trừ khi động mạnh cảnh bị tổn hại gây ra các chứng bệnh đông máu lâu dài.
Bí ẩn 99 giếng cổ thiên tạo trong một làng ở Hà Nội
Làng Yên Trường (xã Trường Yên, Chương Mỹ, TP. Hà Nội) có tới 99 giếng cổ thiên tạo, mang dáng hình kì lạ đi cùng với biết bao truyền thuyết. Qua bao năm, sự hình thành của những giếng này đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Trên những con đường nhỏ làng Yên Trường (Chương Mỹ, Hà Nội), đâu đâu cũng thấy có giếng nước. Đặc biệt, không có giếng nào bị khô cạn và vẫn đang được người dân sử dụng để sinh hoạt, kể cả dùng làm nước ăn.
Những chiếc giếng kì lạ đều có điểm chung, không biết có từ bao giờ, cũng không có ai đào cả. Các cụ cao tuổi trong làng đã ngót 90 cho biết, khi sinh ra đã có giếng rồi.
Theo truyền thuyết các cụ trong làng kể lại, những giếng này là do điểm huyệt mà có. Một ông thầy (như người dân kể lại - PV) đến điểm huyệt bằng bút lông 100 vị trí quanh làng với quan niệm đủ 100 dấu thì dân làng có người làm quan. Điểm đến cái thứ 99 thì bút bị tòe và vứt bút đi nên không đủ như ban đầu.
Những nơi được điểm huyệt biến thành giếng nước từ khi nào không ai rõ và vì thế làng có 99 cái giếng. Giếng nào cũng được người dân lập ban thờ thần giếng.
Các giếng làng Yên Trường rất khác lạ, lòng giếng lồi lõm, méo vẹo như những hang động bằng đá ong chứ không tròn trịa bằng phẳng. Đây cũng chính là lí do để người dân tin rằng do thiên tạo mà có.
Nước giếng mùa này đầy ắp, trong vắt. Lại có tích chuyện cho biết, những giếng này là 99 vết chân ngựa của Thánh Gióng nện xuống khi nước kiệu ngang qua mà thành.
Dù theo huyền tích nào thì làng An Tràng xưa (nay là Yên Trường) có 99 giếng lớn nhỏ khác nhau, đến nay đã bị lấp dần bởi sự đô thị hóa. Giếng trong làng vẫn còn khá nhiều, dễ dàng bắt gặp nằm rải rác trên khắp các con đường làng, bên cạnh là một ban thờ nhỏ.
Đều là giếng thiên tạo song phần miệng giếng đã được người dân xây đắp để tránh sự xâm phạm và để an toàn cho người dân lấy nước, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Một chiếc giếng ở xóm An Ninh nằm giữa đường đã được người dân xây che lại một nửa phần miệng giếng để lấy lối đi trở thành chiếc giếng hình bán nguyệt. Bên dưới, lòng giếng giữ nguyên và được các gia đình lấy nước sử dụng bằng máy bơm.
Những giếng lớn ngoài việc xây cao thành bằng đá ong còn quây thêm rào sắt, tuy có bớt đi phần nào vẻ cổ kính nhưng lại an toàn cho trẻ nhỏ. Các giếng đều có độ sâu khoảng 7 - 8 mét.
Hình thù kì lạ của một lòng giếng, giống với bàn chân, vó ngựa.
Đối với dân làng Yên Trường, giếng nước là linh thiêng, đều có các vị thần cai quản. Xưa người An Tràng ăn bằng nước giếng, đến nay dù có nước máy nhưng nhiều gia đình vẫn không thể bỏ được nguồn nước tự nhiên này. Giếng ở đây có tiếng là nước ngọt trong và tinh khiết nên nhiều người ở địa phương khác còn về đây lấy nước để làm tương.
Một giếng có phần cổ được người dân xây đá ong theo dạng hình tròn ở trên.
Thành giếng uốn lượn chứ không tròn đều, bằng phẳng như các loại giếng nhân tạo.
Hiện tại giếng xóm Chùa là lớn nhất của làng Yên Trường, đường kính lên đến 4 mét, độ sâu khoảng 8 mét, nước trong.
Quả cầu lửa bí ẩn thắp sáng bầu trời đêm ở Florida Hơn 200 cư dân Florida, Mỹ báo cáo việc chứng kiến một quả cầu lửa vụt qua bầu trời tối 12/4. Các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về bản chất của hiện tượng này. Hình ảnh một quả cầu lửa với chiếc đuôi cháy sáng vụt qua bầu trời Florida vào tối 12/4 đã bị các camera an ninh và camera...