Giải mã bí ẩn “hồ sát nhân” giết chết cả nghìn người chỉ sau một đêm
“Hồ sát nhân” tạo ra một lượng lớn khí trào lên từ dưới đáy hồ, mặt hồ trở nên đục ngầu vì khí carbon dioxide, đồng thời bốc mùi hôi thối khiến hàng nghìn người dân chết trong nháy mắt.
Hồ Nyos nằm ở vùng tây bắc Cameroon hình thành trên miệng núi lửa cách đây 400 năm. Vào ngày 21/8/1986, sự kiện chấn động xảy ra. Hồ nước nổ tung, tạo nên đài phun nước cao hơn 90 m vươn thẳng vào không trung và gây ra một trận sóng thần nhỏ.
Tổng cộng, 1.746 người tử vong trong thảm họa. Các làng Nyos, Kam, Cha và Subum không có người sống sót. Hơn 3.500 gia súc bị tiêu diệt chỉ trong vài phút. Không ai có thể giải thích những gì đã xảy ra.
Sau đó, “kẻ giết người” thực sự được xác định là một hiện tượng núi lửa kỳ lạ và hiếm gặp, liên quan đến hồ Nyos gần đó.
Hồ Nyos hình thành trên miệng núi lửa cách đây 400 năm.
Hồ Nyos là một trong những hồ núi lửa có độ cao 1.091m, độ sâu trung bình 200m. Bề mặt hồ rất phẳng lặng, nhưng ở độ sâu 500m dưới đáy hồ lại hòa tan hàng tỷ tấn carbon dioxide. Nồng độ carbon dioxide vẫn đang tăng lên và có nguy cơ gây nổ bất cứ lúc nào.
Và sự việc đã xảy ra, nước trong hồ Nyos bỗng bắn ra ngoài, tốc độ bắn của các cột nước lên tới 100km/giờ, lớp khói chứa nồng độ carbon dioxide đậm đặc nhanh chóng bao trùm tứ phía, độ cao của lớp khói lên tới hơn 120m, hình thành một tầng mây chết chóc dày khoảng 50m, bao phủ bán kính hơn 23km xung quanh.
Hàng nghìn người và động vật chết trong một đêm.
Thảm họa xảy ra, một nhóm chuyên gia đã tới đây để lấy mẫu và phân tích. Hóa ra, nguyên nhân gây ra thảm họa là do lượng carbon dioxide hòa tan trong nước hồ quá cao, vì vậy mà người và gia súc đều tử vong vì thiếu oxy.
Video đang HOT
Về phần những cột nước bắn ra với độ cao hơn 120m, các chuyên gia cho biết hồ Nyos nằm trong miệng của một núi lửa đã chết. Có một lượng lớn dung nham núi lửa nằm sâu trong lớp vỏ trái đất dưới đáy hồ. Nước trong hồ được phân tầng theo tính chất hóa học. Kiểu phân tầng này khiến nước hồ duy trì trạng thái cân bằng hóa học một cách kỳ diệu.
Nước hồ hòa tan một lượng lớn chất khí, 90% trong đó là carbon dioxide.
Tuy nhiên, trong nước hồ lại hòa tan một lượng lớn chất khí, 90% trong đó là carbon dioxide nặng hơn không khí gấp 1,5 lần. Ngoài ra còn có một số khí kịch độc chứa hydro xyanua. Khi mặt hồ yên ả, những chất khí này “an phận” nằm dưới đáy hồ. Nhưng một khi có lực khuấy đủ mạnh từ bên ngoài, phần nước chứa đầy H2CO3 sẽ dâng lên, sản sinh ra một lượng lớn carbon dioxidde và bắn ra khỏi mặt nước. Vì vậy, con người khó có thể xử lý tên “sát nhân” thầm lặng này. Chỉ mong rằng có thể giảm bớt những thảm họa tương tự.
Để ngăn chặn các sự kiện thảm khốc trong tương lai, các đường ống khử khí được lắp đặt ở Hồ Nyos và Hồ Monoun. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ hoạt động đối với các hồ nhỏ hơn, với nồng độ khí tăng chậm.
Phong Linh
Theo nguoiduatin.vn
'Hồ tử thần' ở châu Phi, một đêm chết 2000 mạng, nguyên nhân hóa ra nằm ở đây
Thoạt nhìn, đây chỉ là một hồ nước phẳng lặng và yên ả.
Là lãnh địa của nhiều loài mãnh thú như sư tử, linh cẩu hay báo đốm, châu Phi chắc hẳn là một nơi đáng sợ đối với nhiều người.
Nhưng ngoài những loài ăn thịt kể trên, ở lục địa đen còn có một thứ gây ám ảnh hơn cả: hồ tử thần có thể làm chết cả nghìn người chỉ sau một đêm.
Hồ Nyos ở Cameroon là một trong ba hồ tử thần ở châu Phi. Thoạt nhìn, hồ Nyos rất yên bình và xinh đẹp.
Ít ai ngờ nó lại là thủ phạm khiến 2.000 người mất mạng và biến khu vực xung quanh hồ thành một vùng hoang phế. Vậy đâu là lý do khiến nó trở nên nguy hiểm đến nhường này?
Như chúng ta đã biết, Cameroon là một quốc gia có nhiều núi lửa. Hồ Nyos là một trong những hồ núi lửa có độ cao 1.091m, độ sâu trung bình 200m.
Bề mặt hồ rất phẳng lặng, nhưng ở độ sâu 500m dưới đáy hồ lại hòa tan hàng tỷ tấn carbon dioxide.
Nồng độ carbon dioxide vẫn đang tăng lên và có nguy cơ gây nổ bất cứ lúc nào.
Trước đó, vào chạng vạng tối ngày 21/8/1986, bề mặt hồ Nyos từng xuất hiện những đốm sáng lấp lánh, ven hồ tỏa ra một mùi rất khó chịu.
Chẳng bao lâu sau đó liền xuất hiện một loạt âm thanh nặng nề, làm rung chuyển mặt đất.
Nước trong hồ Nyos bỗng bắn ra ngoài, tốc độ bắn của các cột nước lên tới 100km/giờ, lớp khói chứa nồng độ carbon dioxide đậm đặc nhanh chóng bao trùm tứ phía, độ cao của lớp khói lên tới hơn 120m, hình thành một tầng mây chết chóc dày khoảng 50m, bao phủ bán kính hơn 23km xung quanh.
Những cư dân quanh hồ vô cùng sợ hãi, bởi chỉ trong nháy mắt toàn bộ thôn gần như đã bị đám khói dày đặc kia nuốt chửng.
Một lượng lớn khí trào lên từ dưới đáy hồ, mặt hồ trước kia vốn trong suốt nay trở nên đục ngầu vì khí carbon dioxide, đồng thời bốc mùi hôi thối liên tục.
Sự việc xảy ra vào lúc đêm khuya, khi mà các cư dân quanh hồ đều đã say giấc. Sang đến ngày hôm sau, người ta phát hiện các cư dân trong thôn, gia súc và một số loài cá dưới đáy hồ đều đã chết.
Nhà cửa và cây cối vẫn giữ nguyên trạng, nhưng sự sống thì gần như đã biến mất.
Cả thôn chỉ còn 2 người sống sót. Chứng kiến thảm họa khủng khiếp này, chính quyền địa phương đã xin cứu viện khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế. Sau đó, một nhóm chuyên gia đã tới đây để lấy mẫu và phân tích.
Hóa ra, nguyên nhân gây ra thảm họa là do lượng carbon dioxide hòa tan trong nước hồ quá cao, vì vậy mà người và gia súc đều tử vong vì thiếu oxy.
Về phần những cột nước bắn ra với độ cao hơn 120m, các chuyên gia cho biết hồ Nyos nằm trong miệng của một núi lửa đã chết.
Có một lượng lớn dung nham núi lửa nằm sâu trong lớp vỏ trái đất dưới đáy hồ.
Nước trong hồ được phân tầng theo tính chất hóa học. Kiểu phân tầng này khiến nước hồ duy trì trạng thái cân bằng hóa học một cách kỳ diệu.
Tuy nhiên, trong nước hồ lại hòa tan một lượng lớn chất khí, 90% trong đó là carbon dioxide nặng hơn không khí gấp 1,5 lần.
Ngoài ra còn có một số khí kịch độc chứa hydro xyanua và thể mở rộng của nó. Khi mặt hồ yên ả, những chất khí này an phận nằm dưới đáy hồ.
Nhưng một khi có lực khuấy đủ mạnh từ bên ngoài, phần nước chứa đầy H2CO3 sẽ dâng lên, sản sinh ra một lượng lớn carbon dioxidde và bắn ra khỏi mặt nước.
Vì vậy, con người khó có thể xử lý tên 'tử thần' thầm lặng này. Chỉ mong rằng có thể giảm bớt những thảm họa tương tự.
Hương.H - Webuy
Theo Trí thức trẻ
Top 5 động vật tưởng hiền lành là "sát thủ giết người" đáng sợ Trên thực tế, những động vật như cá mập, gấu... lại rất ít khi tấn công con người, làm con người bị thương hay tử vong. Ngược lại, những động vật tưởng như vô hại lại là động vật nguy hiểm khó lường. Khi nhắc tới động vật nguy hiểm, chắc chắn đa số mọi người sẽ nghĩ tới, rắn, cá mập, gấu......