Giải mã bí ẩn ‘chứng bệnh’ khóc ra máu khiến nhiều người kinh ngạc
Đây là một trong những tình trạng y tế kỳ lạ nhất mà con người từng biết đến. Haemolacria là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp đặc trưng bởi sự xuất hiện của máu trong nước mắt.
Những trường hợp nổi tiếng
Twinkle Dwivedi
Có lẽ đây là cô gái được nhắc đến nhiều nhất trong thế kỷ 21 khi nói đến chứng Haemolacria. Năm 2009, National Geographic đã làm hẳn một bộ phim tài liệu có tên là The Girl Who Cries Blood để kể về trường hợp của Twinkle Dwivedi.
Trong phim, một vị bác sĩ người Mỹ đã vượt 9.000 dặm đường từ Trung tâm Nhi khoa Southwestern đến Ấn Độ nhằm giải mã hiện tượng một cô gái trẻ luôn bị chảy máu tự phát từ mắt, đầu và lòng bàn tay.
Cô bé Twinkle Dwivedi khóc ra máu. (Ảnh: Internet)
Vị bác sĩ người Mỹ, sau khi không thể giải thích sự xuất hiện của máu trong mẫu xét nghiệm nước mắt, đã cố gắng gán nó cho một hội chứng tâm thần gọi là Munchausen. Trong đó, những người muốn gây sự chú ý – thường là những đứa trẻ – sẽ tự làm tổn thương cơ thể mình hoặc giả ốm một cách tinh vi để nhận được sự quan tâm từ cha mẹ hoặc người khác.
The Girl Who Cries Blood khiến những người xem nghĩ rằng, Dwivedi và mẹ cô đã tự bịa ra câu chuyện và làm giả triệu chứng khóc ra máu. Những lần nước mắt máu xuất hiện luôn trùng với kỳ kinh nguyệt của Dwivedi, họ cho rằng đó là nơi mà cô bé có thể lấy máu để bôi vào nước mắt mình.
Preeti Gupta
Preeti Gupta, một cô gái người Ấn Độ khác cũng trải qua tình trạng tương tự như Dwivedi. Cũng như nhiều người nghi ngờ con cái chỉ đang cố gắng giả mạo các triệu chứng kỳ lạ để chiếm được sự quan tâm, cha mẹ Gupta đã đặt camera để theo dõi những lần chảy máu bất thường của cô bé. Và những bằng chứng của họ xác nhận Gupta thực sự mắc Haemolacria chứ không phải nói dối.
Cô bé nói mình thường cảm thấy nhức mắt và đau đầu trước mỗi lần khóc ra máu. Một khi dòng nước mắt màu đỏ ấy chảy ra, cơn đau nhức sẽ dần biến mất. Cô luôn cảm thấy khổ sở và tự dằn vặt về tình trạng của mình. Nhiều người còn miệt thị Gupta rằng cô ấy đang bị ma ám khiến cô bé rất sợ hãi.
Cô bé Preeti Gupta. (Ảnh: Internet)
Chỉ tính riêng ở Ấn Độ, đã có khoảng 10 trường hợp Haemolacria được báo cáo trong y văn. Và con số thực của nó có thể còn nhiều hơn thế. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng khóc ra máu không phải là một tình trạng chỉ xuất hiện ở Ấn Độ hay từ đôi mắt của những bé gái trong độ tuổi dậy thì.
Gara Hopkins
Video đang HOT
Tại Mỹ, một cô bé có tên là Gara Hopkins đã bắt đầu có những giọt nước mắt lẫn máu từ năm 7 tuổi. Khi các bác sĩ không thể đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho những giọt nước mắt máu của Gara, họ đã nghi ngờ cô bé bị bạo hành về tinh thần cũng như thể chất từ bố mẹ.
Một bệnh nhân mắc phải hội chứng Haemolacria. (Ảnh: Internet)
Cặp vợ chồng sau đó đã bị tước quyền nuôi con. Gara được đưa vào một trung tâm trị liệu để theo dõi và chăm sóc. Tuy nhiên, tòa án đã không thể tìm ra bất kỳ bằng chứng nào về việc cha mẹ Gara bạo hành cô bé. Cặp vợ chồng đã phải lao vào một cuộc chiến pháp lý vất vả để giành lại quyền nuôi con, khi những giọt nước mắt máu của Gara không thể được giải thích.
Michael Spann
Michael Spann, một thanh niên người Mỹ khác bắt đầu chảy nước mắt máu khi bước qua tuổi 22. Anh cho biết chứng bệnh này thường khiến mình phải chịu đựng những cơn đau đầu dữ dội, như bị nện vào bằng búa tạ. Máu thường tự chảy ra một cách vô thức, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của Spann, khiến anh bị thất nghiệp vì những tình huống không thể kiểm soát được.
(Ảnh minh họa: Internet)
Mặc dù hiếm gặp, Haemolacria cũng được ghi nhận xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới. Bạn có thể tra cứu nhiều trường hợp khác từ những cái tên như Delfina Cedeno đến từ Cộng hòa Dominica, Yaritza Oliva người Chile, Jane Mothibe từ Nam Phi và Linnie Ikeda từ Oahu, Hawaii…
Giải mã những bí ẩn
Để giải mã những bí ẩn về Haemolacria và chứng minh đây không phải một thánh tích hay dấu hiệu quỷ ám nào, các nhà khoa học đã tìm hiểu và liệt kê tất cả các trường hợp mà máu có thể lẫn vào nước mắt.
Khả năng đầu tiên mà họ nghi ngờ, đó là máu đã rò rỉ từ kết mạc. Kêt mạc là một màng mỏng, trong suốt che phủ toàn bô bê mặt nhãn câu và mặt trong mi măt. Nhiệm vụ của nó là đảm bảo cho mi măt không dính chặt vào nhãn câu làm giảm ma sát, để khi mắt di chuyển giác mạc sẽ không bị xước hay tổn thương.
Kết mạc có các mạch máu tự nhiên và nếu bị rò rỉ, máu có thể thấm vào cùng với nước mắt. Các chấn thương kết mạc, vỡ kết mạc hoặc viêm kết mạc xuất huyết có thể tạo ra Haemolacria tạm thời và sẽ biến mất khi tình trạng được chữa trị.
(Ảnh minh họa: Internet)
Có một tình trạng kỳ lạ khác, được gọi là kinh nguyệt kết mạc cũng có thể tạo ra Haemolacria. Những bé gái khi đến ngày hành kinh, cùng với các thay đổi nội tiết tố cũng có thể bị chảy máu ra từ mắt của mình. Nguyên nhân là một số mô nội mạc tử cung bằng cách nào đó có thể lạc ra ngoài và xuất hiện ở các bộ phận cơ thể khác bao gồm kết mạc. Chúng bị kích hoạt theo chu kỳ kinh nguyệt và gây ra Haemolacria hàng tháng.
Vậy thì suy cho cùng, những triệu chứng của cô bé Twinkle Dwivedi có thể hoàn toàn là thật. Haemolacria có thể xuất hiện trùng với chu kỳ kinh nguyệt và được giải thích bằng sinh lý học thay vì một hội chứng tâm thần.
Nguồn máu thứ hai mà các nhà khoa học nghi ngờ có thể gây ra Haemolacria, đó là từ những lỗ nhỏ phía trong bờ mi mắt, được gọi là lacrimal punctum. Các lỗ nhỏ này thực chất là đầu của những ống dẫn lệ nối vào túi lệ. Các túi lệ lại kết nối với khoang mũi bằng một kênh dẫn khác.
Do đó, đôi khi bạn thấy nước mắt có thể chảy vào khoang mũi rồi vào họng. Vậy thì ngược lại, những gì có trong khoang mũi hoặc họng cũng có thể chảy ngược lên mắt nếu có một áp lực nào từ phía dưới.
(Ảnh: Internet)
Ngoài ra, chấn thương, nhiễm trùng, một khối u màng não hay tổn thương mạch máu, giãn tĩnh mạch cũng có thể khiến máu chảy vào túi lệ, dẫn lên các lỗ lacrimal punctum để ra khỏi mắt.
Haemolacria có thể chỉ là một triệu chứng của những tình trạng nguy hiểm khác trong cơ thể, bao gồm chấn thương sọ não, sang chấn sau động kinh, một cơn tăng huyết áp, viêm mạch máu cấp tính ở trẻ nhỏ. Hoặc nó cũng có thể đơn giản là tổn thương mạch máu sau một cơn ho, khi một người dùng sức quá mức trong khi cúi xuống và máu dồn lên mắt, khi một đứa trẻ khóc quá thảm thiết…
Nhưng Haemolacria cũng có thể là vô căn. Nhiều báo cáo đã ghi nhận tình trạng này có thể tự khỏi một cách đột ngột như khi nó diễn ra. Vào một ngày nào đó, những giọt nước mắt đỏ không chảy ra nữa, và chúng không hề trở lại nhiều năm sau.
Dù thế nào đi chăng nữa, Haemolacria vẫn là một trong những tình trạng y tế kỳ lạ nhất mà con người từng biết đến.
Kỳ lạ cô gái cứ 'đến tháng' là khóc ra máu
Một phụ nữ Ấn Độ, 25 tuổi, cứ đến kỳ kinh là khóc ra máu, theo Insider.
Một phụ nữ Ấn Độ, 25 tuổi, cứ đến kỳ kinh là khóc ra máu! - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Kinh nguyệt qua đường mắt
Theo trường hợp một nghiên cứu được đăng trên tạp chí tạp chí BMJ Case Reports ngày 9.3 vừa qua, một người phụ nữ đã trải qua tình trạng hiếm gặp, được gọi là kinh nguyệt qua đường mắt.
Đến kỳ kinh, cô gái bỗng khóc ra máu và chảy cả máu mũi! Một tháng sau, cô gái đi khám.
Khi đến gặp bác sĩ, người đã viết báo cáo lại trường hợp này, cô đang có kinh trở lại và lần thứ 2 lai tiếp tục chảy máu ở cả hai mắt, theo Insider.
Người phụ nữ cho biết cô không hề thấy đau chút nào và cũng không dùng thuốc giảm đau.
Mặc dù một số trường hợp kinh nguyệt gián tiếp ở mắt đã được báo cáo trước đây, các bác sĩ vẫn không chắc chắn nguyên nhân gây ra tác dụng phụ kỳ lạ này là gì.
Sau khi được bác sĩ cho uống thuốc ngừa thai, cô gái không còn bị chảy máu mắt trong kỳ kinh nữa - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Ấn Độ, những giọt máu chảy ra từ mắt trong thời kỳ kinh nguyệt có thể là do sự rối loạn của các hoóc môn sinh dục như estrogen và progesterone.
Các hoóc môn này có xu hướng tăng lên khi một người đến kỳ kinh nguyệt và có thể làm tăng lưu lượng máu đến mắt, các tác giả của báo cáo viết.
Để xác định xem bệnh nhân có thực sự gặp tình trạng "kinh nguyệt ra đường mắt" hay không, trước tiên, các bác sĩ đã xét nghiệm máu từ nước mắt của cô và lấy mẫu máu của từ một nơi khác trên cơ thể cô.
Họ phát hiện cả 2 mẫu máu đều thuộc nhóm máu B , có nghĩa là những giọt nước mắt đẫm máu của người phụ nữ là kết quả của quá trình hoạt động của cơ thể cô ấy.
Tiếp theo, các bác sĩ đã loại trừ các bệnh tiềm ẩn gồm ung thư mắt, đau mắt đỏ, rối loạn máu và các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc có thể gây chảy máu kỳ lạ.
Cuối cùng, họ kết luận rằng tình trạng của cô không phải do bất kỳ vấn đề y tế tiềm ẩn nào.
Các bác sĩ đã thực hiện nhiều xét nghiệm cho cô và thấy cô hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
Họ nghĩ rằng hoóc môn sinh dục đã gây ra hiện tượng chảy máu, vì vậy họ đã cho cô ấy uống thuốc tránh thai để ngăn chặn.
Năm 2018 cũng có một cô gái chảy máu mắt
Theo một trường hợp được nghiên cứu năm 2018 về tình trạng này, ước tính khoảng 30% các trường hợp chảy máu mắt không liên quan đến các vấn đề y tế khác và chỉ đơn giản là những bí ẩn.
Để điều trị cho người phụ nữ, các bác sĩ đã cho cô thuốc tránh thai với các hoóc môn estrogen và progesterone. Theo các bác sĩ, thuốc tránh thai có thể ngăn chảy máu vì chúng ngăn chặn quá trình rụng trứng tự nhiên, giải phóng các hoóc môn có khả năng gây rối loạn mô mắt của cô.
Thật vậy, 3 tháng sau, cô gái không còn bị chảy máu mắt trong kỳ kinh nữa, theo Insider.
Mắt bé trai 3 tuổi tổn thương nặng do bị dây co bắn vào trong lúc chơi đùa Mi trên mắt phải bé trai bầm tím, sưng nề, vết thương kết mạc... do bị dây co bắn vào. Các bác sĩ nhận định cần phải phẫu thuật xử trí ngay cho bệnh nhi, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Mắt phải bệnh nhi tổn thương nặng do bị dây co bắn vào. Ảnh: VTV News Ngày 9/10, thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD

Bí quyết kiểm soát cân nặng và đường huyết với hạt đậu gà

5 cách đơn giản ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ

Đà Nẵng: Ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Tự chữa đau răng, người đàn ông sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Bắc Giang: 98,6% trẻ trong độ tuổi được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi

Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Có thể bạn quan tâm

Ngày sinh Âm lịch của những người làm việc chăm chỉ, tích lũy được nhiều của cải
Trắc nghiệm
00:52:46 01/04/2025
10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
22:56:11 31/03/2025
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sao châu á
22:50:06 31/03/2025
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
22:47:13 31/03/2025
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
22:42:25 31/03/2025
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
22:42:25 31/03/2025
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025