Giải mã bí ẩn cận tử – khoa học nói gì? – Kỳ 3: Cận tử, từ đường hầm đến hiện tượng thoát xác
Một tài xế xe tải (55 tuổi) phải chịu phẫu thuật bắc cầu mạch vành cấp cứu. Sau ca mổ, bệnh nhân đã kể lại với TS Bruce Greyson câu chuyện trải nghiệm cận tử rất kỳ lạ.
Tuần báo The Observer (Anh) ngày 8-4-1979 đăng ảnh bìa minh họa hiện tượng thoát xác trong trải nghiệm cận kề cái chết – Ảnh: Carl Fischer
Lúc người này được gây mê toàn thân và các bác sĩ đã mở ngực, ông có cảm giác rời khỏi cơ thể của mình và nhìn xuống từ trên cao quan sát ca mổ. Ông đã thấy bác sĩ phẫu thuật vỗ vỗ khuỷu tay như thể đang cố bay lên.
“Từ 10-20% số bệnh nhân sống sót sau cơn suy tim kể lại đã trải qua trải nghiệm cận kề cái chết trong thời gian chết lâm sàng.ANICE HOLDEN
12 biểu hiện cơ bản được đúc kết
TS Bruce Greyson chuyên nghiên cứu tâm thần học và khoa học hành vi thần kinh tại Đại học Virginia (Mỹ), hiện nay là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về hiện tượng cận kề cái chết. Ông đã nghiên cứu hiện tượng cận tử kỳ lạ này trong hơn bốn thập niên.
Ông kể lại câu chuyện người tái xế xe tải nêu trên trên tạp chí Newsweek và khẳng định câu chuyện bệnh nhân mô tả hoàn toàn đúng sự thật.
Ông nói: “Sau khi bệnh nhân đồng ý, tôi đã trò chuyện với bác sĩ phẫu thuật của ông ấy và bác sĩ xác nhận điều đó là chính xác. Bác sĩ này có thói quen mang phong cách riêng. Khi bước vào phòng mổ, do không muốn chạm vào bất cứ thứ gì không vô trùng nên bác sĩ này đặt lòng bàn tay áp vào ngực rồi hướng dẫn cho các trợ lý bằng cách vỗ khuỷu tay”.
Ông nhận xét: “Bạn có thể suy luận bệnh nhân đã nghe bác sĩ phẫu thuật nói đã làm điều đó hoặc ai đó nói lại điều đó với bệnh nhân, song như vậy không hợp lý. Đây là ca phẫu thuật cấp cứu. Bệnh nhân chưa từng gặp bác sĩ phẫu thuật trước đó và không biết gì về bác sĩ này. Thế nhưng ngay sau khi tỉnh dậy sau ca mổ, bệnh nhân đã biết và mô tả tường tận ca mổ”.
Trong tuyển tập Le Bon Passage dày 422 trang (NXB Presses Universitaires de Bordeaux thuộc Đại học Bordeaux Montaigne, Pháp) gồm nhiều tác giả, nhà nghiên cứu Christophe Pérez ghi nhận trải nghiệm cận kề cái chết được chia thành nhiều loại. Trường hợp phổ biến nhất và rõ ràng nhất được TS Raymond Moody xác lập bao gồm 12 biểu hiện như sau:
- Nhân chứng cho rằng ngôn ngữ thông thường không thể diễn đạt trung thực hoàn toàn trải nghiệm mà họ đã trải qua.
- Ban đầu nhân chứng cảm thấy bình yên và thanh thản. Nỗi đau thể xác hoàn toàn biến mất.
- Nhân chứng ý thức mình đã chết.
- Đôi lúc nhân chứng nghe tiếng ồn như tiếng vo ve.
- Hiện tượng thoát xác xảy ra. Nhân chứng cho rằng đã ở trên cơ thể và chứng kiến quá trình hồi sức của chính mình.
- Nhân chứng bị hút vào không gian tối mịt thường được mô tả như đường hầm hoặc đôi khi là thung lũng.
- Ở cuối đường hầm, nhân chứng bước vào một luồng ánh sáng. Ở đây họ cảm nhận được tình yêu vô điều kiện và sự thông hiểu về ý nghĩa của tồn tại.
Trong luồng ánh sáng ấy, một số người kể đã gặp người thân và cha mẹ đã qua đời, đã nhìn thấy phong cảnh tuyệt vời hoặc nghe tiếng nhạc véo von.
- Và rồi tầm nhìn toàn cảnh về quá khứ xuất hiện. Nhân chứng nhìn thấy toàn bộ quá trình cuộc sống diễn ra như đoạn phim.
- Nhân chứng cảm nhận được có một biên giới, một giới hạn mà vượt qua đó sẽ không thể quay lại được nữa.
- Cuối cùng nhân chứng quay trở lại thân xác của mình.
- Khi tỉnh dậy, nhân chứng tỏ ra thất vọng vì được hồi sinh và vì đã rời bỏ chốn tươi đẹp như mơ.
Bác sĩ Pim van Lommel – Ảnh: trouw.nl
Càng trẻ càng có thể qua trải nghiệm cận kề cái chết
Sau TS triết học – bác sĩ y khoa Raymond Moody ở Mỹ, các nghiên cứu về trải nghiệm cận kề cái chết gia tăng trên thế giới. Bác sĩ tim mạch Michael Sabom ở Florida (Mỹ) ban đầu hoài nghi hiện tượng cận kề cái chết. Ông nảy ra ý tưởng phỏng vấn trực tiếp các bệnh nhân sống sót sau khi ngừng tim trong bệnh viện.
Ông tiến hành khảo sát từ năm 1976-1980 và công bố nghiên cứu vào năm 1982. Ông là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu cận kề cái chết (IANDS) ra đời ở Mỹ vào năm 1981.
TS Bruce Greyson đã từng nghiên cứu trải nghiệm cận kề cái chết trên 1.595 bệnh nhân tại khoa tim Bệnh viện Đại học Virginia vào năm 2003. Cuối cùng là hai nghiên cứu lớn về trải nghiệm này ở Anh, một do TS Sam Parnia thực hiện vào năm 2001 và một do TS Penny Sartori thực hiện vào năm 2006.
Các nghiên cứu cho thấy trải nghiệm cận kề cái chết xảy ra đối với mọi độ tuổi dù già trẻ bé lớn, tuy nhiên tuổi càng trẻ, xác suất xảy ra trải nghiệm này cao hơn.
TS Janice Holden (Mỹ) giải thích người sống sót có nhiều khả năng gặp trải nghiệm này thường là người sợ chết hoặc người đã từng sống với những trải nghiệm sâu sắc khác như có thời gian quá đỗi đau buồn hay đã từng ngồi thiền quá lâu. Bà hiện là chủ tịch IANDS và tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu cận kề cái chết trực thuộc IANDS.
Nổi tiếng nhất là nghiên cứu ở Hà Lan do bác sĩ y khoa Pim van Lommel thực hiện. Nghiên cứu được chia làm hai giai đoạn với bảy bệnh viện tham gia. Giai đoạn đầu dài bốn năm (năm 1988-1992) nghiên cứu lời kể của các bệnh nhân sống sót sau ngừng tim. Giai đoạn hai dài tám năm (năm 1992-2000) nghiên cứu những thay đổi trong hành vi và cách nhìn nhận cuộc sống ở các bệnh nhân đã qua trải nghiệm cận kề cái chết.
Ở giai đoạn một, 344 bệnh nhân đã trải qua 509 lần hồi sức (tất cả đều đã chết lâm sàng) được phỏng vấn. 82% không nhớ gì hết và 18% cho biết có qua trải nghiệm cận kề cái chết (62 bệnh nhân).
Ở giai đoạn hai, nhóm bệnh nhân đã qua trải nghiệm cận kề cái chết ở giai đoạn một đã thay đổi lối sống rất rõ ràng so với nhóm bệnh nhân không qua trải nghiệm này. Ví dụ số bệnh nhân quan tâm đến tâm linh đã tăng 42% ở nhóm đầu và giảm 41% ở nhóm sau.
Nghiên cứu của Hà Lan đã được công bố trên tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet (Anh) vào tháng 12-2001, đã có tác động trên toàn thế giới và giành được nhiều giải thưởng khoa học.
Đường hầm với luồng ánh sáng chói lọi theo mô tả của người đã trải nghiệm cận kề cái chết – Ảnh: Adobe Stock
Chưa chứng minh được có cuộc sống khác sau chết
TS Raymond Moody khẳng định trải nghiệm cận kề cái chết không chứng minh được có cuộc sống khác sau khi chết. Ông giải thích trải nghiệm này chủ yếu dựa vào lời kể của các nhân chứng sống sót, tuy nhiên cần phân biệt rạch ròi giữa lời kể với sự thật. Bệnh nhân sống sót có thể là người thành thật, họ kể lại những gì đã nhìn thấy song lời kể chưa chắc đúng sự thật. Ví dụ người đi trong sa mạc nhìn thấy vũng nước nhưng sự thật đó chỉ là ảo giác.
Một số bệnh nhân sống sót thừa nhận có nói dối về việc đã trải qua trải nghiệm cận kề cái chết, vậy làm sao phân biệt ai nói thật và ai nói dối? Theo TS Moody, người thực sự đã qua trải nghiệm này thường có thái độ khiêm tốn, trầm tĩnh và sẵn sàng thừa nhận có nhiều điều họ không biết trong khi kẻ nói dối chỉ lo tập trung kể những câu chuyện khoe khoang chính cá nhân họ.
Sau 150 năm cơ thể con người đã tiến hóa như thế nào? Câu trả lời khiến ai nấy đều phải kinh ngạc
Cũng giống như tổ tiên, cơ thể của chúng ta đã tiến hóa rất nhiều để phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Đối với chúng ta, khái niệm "tiến hóa" đã không còn quá xa lạ. Theo đó, nhiều người lầm tưởng rằng sự tiến hóa của loài người thực chất đã diễn ra hàng ngàn năm trước và quá trình này được coi là một phần của lịch sử.
Tuy nhiên, thực tế là để phù hợp với xã hội cũng như môi trường xung quanh, con người chúng ta vẫn đang tiếp tục tiến hó, dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ thể con người ngày nay. Dù những tiến hóa này không bộc lộ quá rõ ràng nhưng các nhà khoa học đã đưa ra 7 dấu hiệu thay đổi của cơ thể con người trong suốt 150 năm qua.
1. Tăng chiều cao
Đây có lẽ là dấu hiệu được nhiều người nhận thấy nhất về sự phát triển của con người. Theo đó, các nghiên cứu cho thấy chiều cao của con người đã tăng lên đáng kể trong vòng 200 năm qua. Nghiên cứu từ tạp chí khoa học eLife cho thấy cả nam và nữ ở nhiều quốc gia trên thế giới đều tăng chiều cao, đặc biệt là phụ nữ Hàn Quốc và nam giới Iran, chiều cao trung bình của những người này đã tăng lên lần lượt là 20,2 cm và 16,5 cm.
2. Nhiệt độ cơ thể
Trong khi nhiệt độ của hành tinh đang tăng lên thì nhiệt độ cơ thể con người lại đang có dấu hiệu giảm xuống. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford đã xác nhận rằng nhiệt độ cơ thể của nam giới ở thế kỷ 21 đã giảm nhiệt xuống 1,06F còn phụ nữ bị giảm xuống 0,58F.so với dữ liệu từ thế kỷ 19.
3. Dậy thì sớm
So với thập kỷ trước, các bé trai và bé gái đang có tốc độ dậy thì sớm hơn khá nhiều. Điều này là do được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu từ Đại học California, 15% bé gái bắt đầu dậy thì từ năm 7 tuổi, độ tuổi được ước tính là sớm hơn một đến hai năm so với những dữ liệu được ghi lại vào đầu thế kỷ 20.
4. Trường thọ
Tuổi thọ của cơ thể con người đã tăng lên do những tiến bộ về vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng và các yếu tố ngoại cảnh khác. Một báo cáo do Viện Santalucía ở Tây Ban Nha công bố dự đoán rằng tuổi thọ sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt 120 tuổi vào cuối thế kỷ 21. Nếu so sánh dữ liệu từ đầu thế kỷ 20 khi chỉ khoảng 26,2% dân số sống đến 65 tuổi, thì đây quả thực là bước tiến lớn của cơ thể con người.
5. Các bộ phận, cơ quan mới trên cơ thể người
Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra các bộ phận cơ thể mới mà trước đây chưa được biết đến, trong số đó có interstitium, cơ quan nằm dưới mô và có thể giúp bảo vệ mô và các cơ quan khác của chúng ta. Năm 2013, lớp nhãn cầu thứ sáu cũng được phát hiện trong mắt và chỉ dày 0,04 inch.
6. Bộ phận cơ thể đã hoặc sẽ biến mất
Khi có một vài các bộ phận được sinh ra thì cũng không ít các bộ phận khác của cơ thể con người sẽ biến mất sau một vài năm. Một số người sinh ra đã không có răng khôn hay còn được gọi là răng hàm thứ ba. Điều này là do kích thước hàm của chúng ta giảm đi do sự thay đổi về chế độ ăn uống. Một ví dụ khác là cơ palmaris longus chạy từ khuỷu tay đến cổ tay. Một số người đã được sinh ra mà không có nó vì về cơ bản nó được sử dụng để giúp ta leo trèo tốt hơn.
7. Béo phì
Không có gì ngạc nhiên khi giờ đây chúng ta kém cường tráng, rắn rỏi hơn khi nhiều đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh và các loại đồ ngọt đang ngày càng phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, béo phì đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 1975. Dữ liệu từ năm 2016 cho thấy hơn 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân và trong số đó có hơn 650 triệu người bị béo phì.
4 tác hại nghiêm trọng khi bạn thức khuya trong thời gian dài Thường xuyên thức khuya, cơ thể sẽ phải gánh chịu 4 hậu quả này.Mời các bạn xem video sau để hiểu rõ hơn tác hại của việc thức khuya trong thời gian dài