Giải mã bí ẩn cái chết của 9 nhà leo núi trong tình trạng khỏa thân
Sau 61 năm, cuối cùng nguyên nhân cái chết bí ẩn của 9 nhà leo núi đã được giải đáp.
Nhóm leo núi trên đường chinh phục đỉnh núi Oroten
Trong nhiều thập kỷ qua, có vô số tin đồn xoay quanh vụ án đèo Dyatlov (Nga), nơi xảy ra cái chết thảm khốc của một nhóm trượt tuyết.
Vụ án được lấy tên người trưởng nhóm Ifor Dyatlov – năm ấy anh mới 23 tuổi. Nhóm trượt tuyết 9 người đã không thể hoàn thành hành trình dài hơn 300km để lên đỉnh núi Ororten. Bức hình chụp cảnh nhóm dựng trại vào ngày 2/2/1959 cũng là bức ảnh cuối cùng cho thấy đến ngày hôm đó họ vẫn còn sống.
Sau khi không thể liên lạc được với cả nhóm, cơ quan chức năng đã phát động các cuộc tìm kiếm tốn nhiều công sức.
Cuối cùng, thi thể của họ được tìm thấy trong tình trạng thảm khốc – nhiều thi thể đã mất một số bộ phận, một số khác thì hoàn toàn khỏa thân.
Các điều tra viên cho biết, 9 người này chết ở tình trạng chạy trốn trong hoảng loạn. Họ phải chạy trong đêm tối đầy tuyết. Không rõ vì lý do gì mà họ còn không có cả thời gian để mặc quần áo. Khi cách lều trại khoảng 1,6km thì họ ngã quỵ.
Chiếc lều thậm chí còn bị rạch từ phía bên trong với đầy quần áo và đồ đạc bị bỏ lại.
Ifor Dyatlov, 23 tuổi – trưởng nhóm leo núi
Sau khi tìm thấy chiếc lều, vài ngày sau, các điều tra viên phát hiện 2 thi thể đầu tiên. Người thì khỏa thân hoàn toàn, người thì chỉ mặc chiếc quần lót bên cạnh một đống lửa nhỏ.
Video đang HOT
3 người khác được tìm thấy gần đó, dường như họ chết trong khi cố gắng quay trở lại lều. 4 người nữa không được tìm thấy cho tới khi tuyết tan 2 tháng sau. Thi thể họ bị mắc kẹt trong một khe núi, hộp sọ bị vỡ và ngực có nhiều chấn thương.
Lưỡi và mắt của Lyudmila Dubinina, 21 tuổi và Semen Zolotarev, 38 tuổi, không còn nữa.
Một thử nghiệm đã được tiến hành trong nỗ lực tái tạo lại tình huống mà nhóm trượt tuyết người Nga đã phải đối mặt.
Suốt vài chục năm qua, đã có một loạt thuyết âm mưu về nguyên nhân cái chết của nhóm leo núi được đưa ra, từ tuyết lở cho tới người ngoài hành tinh, người tuyết, gió độc, thậm chí liên quan tới cả tên lửa và hệ thống vũ khí bí mật của Liên Xô.
Còn có tin đồn khác cho rằng 2 người trong nhóm đang thực hiện nhiệm vụ bí mật để gặp các đặc vụ Mỹ.
Vụ án trở nên bí ẩn và trở thành chủ đề của các cuốn sách, phim tài liệu, phim điện ảnh và trò chơi máy tính.
Một bác sĩ ẩn danh còn tuyên bố rằng xương sườn của Semen và Lyudmila bị gãy là hậu quả của việc bị một sinh vật lớn ép ngực. Bài báo này viết: Theo thông tin mới nhất, những người tuyết gớm ghiếc sống ở phía bắc dãy núi Ural – nơi nhóm leo núi mất mạng.
Loài động vật lớn duy nhất có thể sống trong khu vực này là một con gấu nâu. Tuy nhiên, vụ việc xảy ra vào tháng 2 – thời điểm mà nhiều khả năng nó đã ngủ đông.
Lyudmila Dubinina, 21 tuổi – người được phát hiện trong tình trạng không còn mắt và miệng.
Mới đây, công tố viên cao cấp của Nga – ông Andrei Kuryakov đã tiết lộ rằng lều của cả nhóm gặp nguy hiểm vì trận tuyết lở và họ phải vội vàng rời khỏi lều để trốn phía sau một sườn núi.
“Họ đã làm đúng mọi thứ” – ông Andrei nhận định.
Nhưng ông cũng cho biết, khi cả nhóm quay lại, họ đã không nhìn thấy chiếc lều.
“Tầm nhìn xa là 16 mét. Họ đã đốt lửa, sau đó tìm kiếm chiếc lều, nhưng nó đã biến mất sau trận tuyết lở”.
Nguyên nhân cái chết là do họ bị đóng băng đến chết trong thời tiết từ -40 đến -45 độ C.
“Đó là một cuộc chiến anh dũng. Nhưng họ đã không có cơ hội trong tình huống này” – ông nói.
Bức ảnh cuối cùng vào ngày 2/2/1959 cho thấy đến thời điểm đó họ vẫn còn sống.
Trí tuệ nhân tạo giải quyết bí ẩn về 22.000 trận động đất siêu nhỏ
Bí ẩn hàng chục nghìn trận động đất nhỏ xảy ra ở một thị trấn tại bang California (Mỹ) cuối cùng đã được giải đáp bằng thuật toán AI.
AI đã kiểm tra hàng chục ngàn cơn chấn động xảy ra dưới bề mặt.
Những cơn rung chấn quá nhỏ quá nhỏ để con người cảm nhận được nhưng lại khiến các nhà khoa học bối rối suốt nhiều năm qua.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science đã tìm thấy nguồn gốc gây ra 22.000 trận động đất ở thị trấn Cahuilla, miền nam California, là do dòng nước ngầm lưu thông dưới bề mặt mặt đất vào năm 2016.
Các nhà khoa học đã sử dụng thuật toán AI để theo dõi và xác định các nguồn có thể gây ra sự rung chấn.
Các tín hiệu địa chấn đã được ghi lại trong khu vực bị động đất bởi máy tính - thiết bị dùng để phân biệt các chuyển động mặt đất của những chấn động nhỏ.
Trước đây, khó khăn trong việc theo dõi các đợt rung chấn là thường không có chấn động nào nổi bật.
Sử dụng cơ sở dữ liệu mới, nhóm nghiên cứu đã có thể ghi lại 22.000 cơn địa chấn trong khu vực, dao động từ 0,7 đến 4,4 độ Richter.
Dữ liệu cũng cho thấy đường đứt gãy đã thay đổi theo thời gian như thế nào, theo Tiến sĩ Zachary Ross, trợ lý giáo sư địa vật lý tại Viện Công nghệ California. " Bạn có thể thấy chuỗi các trận động đất bắt nguồn từ một khu vực có chiều rộng tới hàng chục mét".
Tiến sĩ Ross giải thích thêm làm thế nào trong 4 năm qua kể từ khi các trận động đất bắt đầu khiến tâm chấn của những trận rung chấn mới mở rộng và lan rộng với tốc độ khoảng 5 mét mỗi ngày.
Động đất gây ra các vết nứt gãy trên mặt đất.
Nghiên cứu được ca ngợi không chỉ cho thấy cách máy móc đã giúp các nhà nghiên cứu thăm dò dưới bề mặt và thuật toán có thể được áp dụng cho các nghiên cứu trong tương lai để thu thập dữ liệu động đất ở Nam California.
Cũng có những lo ngại trong tình trạng rằng siêu động đất Big One đáng sợ có thể tấn công Golden State.
Người ta ước tính có 500 đứt gãy (có thể trở thành nguồn gốc của trận động đất mới), nhưng các nhà khoa học đang phát hiện ra nhiều hơn những gì trước đây họ không biết - khiến cho việc dự đoán cơn chấn động lớn tiếp theo ngày càng khó khăn hơn.
Năm ngoái, người dân California đã trải qua trận động đất Ridgecrest xảy ra vào ngày 4 và 5 tháng 7 với cường độ lần lượt là 6,4 và 7,1.
Đây là trận động đất lớn cuối cùng xảy ra trong khoảng 25 năm với trận động đất Northridge trước đó đã giết chết 58 người, làm bị thương khoảng 9.000 người và gây ra thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đô la.
Hồ Tây và bí ẩn về những vụ lốc xoáy 'nuốt chửng' người Những vụ tai nạn thảm khốc do giông lốc gây ra trên Hồ Tây thường kèm với những câu chuyện và hiện tượng bí ẩn khó có thể lý giải. Có những tai nạn tới thời hiện đại vẫn chìm trong vòng bí mật. Hiện tượng bí ẩn "cuồng phong" bất thường trên Hồ Tây đã nhấn chìm không ít người đã được...