Giải mã’ bí ẩn bùa ngải miền Tây Nam Bộ (Bài 2): Thực hư bùa “cải tử hồi sinh” cho người ‘gần đất, xa trời’
Chuyện các thầy bùa biết làm phép “cải tử, hồi sinh” được các nhân chứng kể lại chi tiết, sinh động như xảy ra hôm qua khiến người nghe không dám tin đó là câu chuyện bịa.
Đang khỏe mạnh, họ bỗng gặp phải những chứng bệnh kỳ lạ đến các bác sĩ chuyên môn cũng “lắc đầu”. Thân thể chỉ còn da bọc xương, con cháu đã chuẩn bị lo hậu sự… Thế nhưng sau khi được các thầy bùa “làm phép”, họ bỗng hồi sinh như một “phép màu”.
Thầy bùa “ cải tử hồi sinh” cho những người đã “gần đất, xa trời” (Ảnh minh họa)
Lấy đinh… từ trong người bệnh
Trong những ngày rong ruổi tìm tư liệu cho loạt phóng sự này, câu chuyện vừa rùng rợn kinh hãi lại vừa khó tin nhất mà chúng tôi gặp là chuyện của bà Sơn Thị Cốt (50 tuổi, ngụ khóm 5, phường 8, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). Hai vợ chồng bà Cốt là người dân tộc Khmer có tới 6 đứa con. Gia đình nghèo lại không ruộng đất. Cuộc sống của cả nhà chỉ trông vào tiền công chạy xe ôm của ông chồng, còn bà Cốt thì ở nhà lo việc nội trợ.
Vậy mà cách đây hơn chục năm, bà Cốt tự cho rằng mình có căn cơ nên ông cố nội về nhập hồn hành nghề xem bói. Không biết khả năng “tiên tri” lẫn tài đoán vẫn mệnh của bà đúng được mấy phần nhưng cũng có khá nhiều người dân tìm đến coi số mạng. Công việc làm “thầy bói” của bà Cốt đang tiến triển thì đột nhiên một buổi sáng năm 2001 có một người lạ mặt ở xứ khác vào nhà xin được thắp hược cho ông cố. Được bà Cốt cho phép người đàn ông lấy từ trong giỏ ra mấy cái bánh bao đặt lên cúng rồi để lại cho gia chủ dùng.
Không mảy may nghi ngờ, sau đó bà Cốt hạ lễ rồi lấy bánh ăn. Ngay buổi chiều hôm ấy, bà Cốt bắt đầu có những biểu hiểu bất bình thường như càng uống nước càng khát, bụng ngày càng to ra. “Có tất cả ba cái bánh bao. Tôi ăn 1 cái. Lúc đó có mấy đứa cháu ở nhà tôi cũng đòi ăn bánh nhưng giục mấy lần mà mẹ tụi nhỏ cứ lần chần không nghe. Tức quá, tôi mới lấy mấy cái bánh còn lại xé nát vứt ra sân. Lúc này có mấy con chó nhà hàng xóm sang ăn. Đến sáng hôm sau thì đàn chó cả chó mẹ lẫn chó con này lăn quay chết sạch”, bà Cốt kinh hãi nhớ lại.
Không ăn không uống được gì. Người bà Cốt gầy nhom như cành củi khô. Trong khi đó bụng vẫn cứ trương phềnh y như người có bầu “vượt mặt”. Kinh hãi hơn, toàn thân bà Cốt chỗ nào cũng có một cảm giác giừn giựt như hàng trăm con kiến bò. Chưa dừng lại ở đó, người đàn bà này còn đột nhiên thay đổi tâm tính, phát điên phát rồ. “Không chỉ chửi bà con hàng xóm. Tôi còn vác dao chém chồng cả chục lần, may mà ông xã chạy kịp”, tiếp lời bà Cốt.
Nghĩ vợ mình bị tà ám, ông chồng vội đưa bà Cốt đi nhờ người cứu chữa. Sau khi gặp được một người cao tay, người này cho bà Cốt uống một thứ thuốc “bí truyền”, tay lấy hột gà (trứng gà-PV) lăn khắp mình mẩy, chân tay bà Cốt.
“Khi đó tôi làm dữ lắm, phải có người giữ, đồng thời cột chân tay cố định vào giường. Sau khi làm phép xong thì tôi nôn thốc nôn tháo. Một mùi tanh kinh khủng bốc lên. Kinh khủng nhất là mỗi lần nôn ọe lại bật từ mồm ra một cái đinh bằng sắn lớn. Nếu là đinh nhỏ thì ra liền lúc 2-3 cái. Ngoài đinh còn cả lưỡi dao lam. Mọi người có mặt đều sợ xanh mắt…”, bà Cốt khẳng định.
Kinh hãi hơn bà Cốt còn lấy từ trong người ra rất nhiều kim khâu. Bà Cốt kể: “Cứ ngứa ngứa gãi gãi là lại 1 cái kim may lòi ra. Cái thì lòi ra ở hai bên vai, cái thì ở bắp đùi, cái thì ở ngực. Toàn thân chỗ nào cũng có kim. Tất cả đều chỉ có 1 đầu nhọn mà không có đít”. Rồi không ngần ngại bà Cốt kéo quần, vạch áo cho chúng tôi chứng kiến tận mắt những vết sẹo chấm đen còn để lại trên da ở khắp người. “Không biết có phải thấy tôi đông khách coi bói mà người ta ám hại kinh sợ vậy không?”, bà Cốt tự hỏi.
Tuy nhiên, khi trao đổi về sự việc này, ông Kim Hùng, trưởng khóm 5 lại cho biết: “Trước đây, việc bà Cốt lên đồng làm thầy coi bói đã từng bị chính quyền địa phương gọi lên nhắc nhở về việc hành nghề mê tín, dị đoan. Còn việc lấy từ trong người bà ra đinh sắt, dao lam tôi có nghe nói nhưng không trực tiếp chứng kiến nên không dám khẳng định”.
Bác sĩ cũng bó tay
Không kém phần ly kỳ so với câu chuyện xảy ra với bà Cốt là chuyện của bà Nguyễn Thị Tốt (50 tuổi, ngụ ấp Thái Hưng, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang). Nhìn người đàn bà béo mập, đẫy đà khỏe khoắn áng chừng phải ngoài 60 cân, ai dám bảo chỉ 1 năm trước bà bệnh nặng tưởng chết.
Bới dưới xó tủ một bọc nilon chứa đầy giấy tờ của khắp các bệnh viện để chứng minh cho căn bệnh kỳ quái của mình, bà Tốt xởi lởi: “Đấy là tôi còn bỏ bớt nhiều rồi đấy chứ đi không biết bao nhiêu là bệnh viện, làm không biết bao nhiêu là xét nghiệm”.
Gương mặt vẫn còn thoáng sợ hãi, bà Tốt nhớ lại, ngày 13/1/2012, nhà chị Năm có làm tiệc liên hoan cho đứa con trai đi nghĩa vụ quân sự. Vẫn là những món ăn quen thuộc vậy mà không hiểu sao tối hôm đó về bà Tốt bắt đầu lâm râm đau bụng. Lúc đầu nghĩ là do ăn không tiêu nhưng ngày càng đau dữ dội. Quằn quại trắng đêm, đến khi trời vừa sáng người nhà vội vã chở bà đến trạm xá xã. Nghĩ là bà bị rối loạn tiêu hóa thông thường nên nhân viên y tế chỉ đơn giản chích thuốc rồi cho về.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Tốt từng bị “bệnh viện trả về”
Chưa về tới nhà mặt bà đã xanh lét, bụng đau quặn dữ dội đến mức người nhà phải dừng xe cho bà ói suốt dọc đường. Thấy tình hình bệnh tình của bà Tốt ngày càng một nặng thêm, gia đình vội sửa soạn đồ rồi đưa bà thẳng lên Bệnh viện huyện Hòn Đất. Ban đầu, các bác sĩ cho rằng bà Tốt bị co thắt đường ruột. Thế nhưng dù các bác sĩ đã tận tình điều trị nhưng căn bệnh “lạ” của bà Tốt vẫn không thuyên giảm. Thấy thế, người nhà lại xin chuyển bà vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Lúc này bệnh tình của bà Tốt càng nặng hơn, quằn quại rên la suốt cả ngày. Một kíp mổ ngay lập tức được thành lập và tiến hành mổ một đường dài dưới rốn.
Kết quả mổ, bác sĩ phát hiện tụy viêm hoại tử nên quyết định cấy dịch lau bụng. Đồng thời phát hiện u nang buồng trứng nên kíp mổ cũng chủ động tiến hành cắt luôn. Sau gần 1 tháng nằm ròng rã ở bệnh viện, ngày 1/3/2012, bệnh nhân Tốt được xuất viện với kết quả điều trị khỏi. Thế nhưng “đau vẫn hoàn đau” sau khi về nhà, bà lại tiếp tục đau bụng, nôn ói tưởng nhiều phen không qua khỏi.
Vừa đi bệnh viện, vừa tìm chỗ dựa vào “thế lực tâm linh”. Hai con heo ngót ngét 2 tạ cũng được đem thịt làm lễ cúng nhưng bệnh của bà Tốt vẫn ngày càng nặng thêm. Người em trai lặn lội vượt hàng trăm cây số xuống huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) đón thầy bùa Bảy Hỷ lên giúp.
“Trước sự chứng kiến của gần 30 người, thầy bùa kêu chị Tốt ngồi xếp bằng rồi lấy bút lông họa bùa trên lưng. Ông thầy vừa bắt ấn vẽ bùa xong thì trên người chị nổi lên 1 cục thịt đo đỏ. Kinh hãi hơn, cục thịt này lại bò bò từ bụng xuống hai giò. Ông thầy lại vẽ bùa vào hai giò để khống chế. Xong xuôi, gia đình ngỡ là khỏi rồi nhưng ít ngày sau, bệnh của chị lại tái phát”, người em trai tên Nguyễn Văn Đá (36 tuổi) kể.
Cực chẳng đã, gia đình lại cấp tốc đưa bệnh nhân Tốt tới bệnh viện, lần này các bác sĩ nội soi chuẩn đoán bà Tốt bị thủng mặt sau cuống bao tử. Với suy nghĩ “còn nước còn tát”, lần này người nhà đưa thẳng lên TP.Hồ Chí Minh vào bệnh viện Đa khoa Thủ Đức. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán là bị viêm tụy nên kêu gia đình chuẩn bị tinh thần để mổ. “Thế nhưng trước giờ mổ, vị bác sĩ trưởng khoa kiểm tra lại 1 lần nữa thì lại lắc đầu không phát hiện ra bệnh gì. Ca mổ được lệnh dừng lại. Thế là vợ tôi đành phải nằm truyền nước biển trong khi cơn đau vẫn tiếp tục hành hạ, nôn ọe không dứt”, ông Phạm Văn Cu (SN 1962, chồng bà Tốt) kể lại.
“Có bệnh thì vái tứ phương”, người thân trong gia đình còn đến cầu cứu một vị sư ở Đồng Nai. Vị này cho rằng bà Tốt bị người ta hại nên “bệnh viện không chữa được đâu” và cho một lá bùa về uống. “Ông sư còn dặn khi nào ói thì mở loa ngoài điện thoại để ông ấy tụng kinh niệm Phật. Uống lá bùa này xong chị Tốt ngừng nôn ọe được đúng 24 tiếng đồng hồ sau đó lại tiếp tục. Một lá bùa khác của ông thầy ở Cà Mau cũng được cho uống thì khỏi được vỏn vẹn 3 ngày”, anh Đá vẫn còn nhớ như in.
Họa chăng… chỉ có thuốc tiên
Trước căn bệnh “kỳ quái” này, bác sĩ lắc đầu, phương pháp tâm linh cũng không hữu hiệu, con cháu ở nhà đã sẵn sàng chuẩn bị phương án xấu nhất cho bà Tốt. Nhưng với tâm lý “còn nước còn tát” gia đình vẫn không chịu “bó tay” lại xin chuyển bà Tốt đến một bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh. Không biết nên mừng hay lo, khi kết quả khám ở bệnh viện này lại cho ra các bệnh hết sức thông thường: “Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày”. Ở đây các bác sĩ cho rằng bà Tốt không có bệnh gì nghiêm trọng nên cho về nhà điều trị. Không yên tâm, gia đình tự nguyện xin cho bà ở lại bệnh viện điều trị thêm 1 tuần rồi mới chịu về.
Khi đó, sức khỏe bà Tốt đã quá yếu. Đi không nổi. Bước vô nhà vệ sinh tắm là té ngã. Sau gần 4 tháng không ăn nổi một hạt cơm, không uống nổi một ngụm sữa, nhìn bà Tốt lúc này chỉ còn da bọc xương. “Có lẽ lúc đó tôi chỉ còn chừng 20 kí”, bà Tốt rùng mình nhớ lại. Chưa chịu đầu hàng, ngày 1/5/2012, bệnh nhân Tốt lại được cho nhập viện tại Bệnh viện Bình An lần thứ 2. Kết quả nội soi bằng hình ảnh cho ra cả loạt bệnh nào là gan nhiễm mỡ, đóng vôi bể thận, nang buồng trứng… nhưng nguyên nhân chính để chấm dứt tình trạng đau bụng, nôn ọe thì lại không tìm ra.
Hai tuần sau đó người nhà quyết định đưa bà lên thẳng Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh). Bà Tốt kể: “Lúc đó tôi ngồi lên nằm xuống phải có người đỡ. Mọi vận động đến cả đi vệ sinh cũng phải có người giúp. Ở bệnh viện 3 ngày, các bác sĩ làm tất cả các xét nghiệm hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Vị bác sĩ chụp cắt lớp còn nói đùa: “Nếu tôi khám thì còn ngỡ nhầm, đằng này là máy móc khám. Đến một cọng tóc còn tìm ra mà giờ không thấy bệnh tình của chị. Không biết bệnh thì sao mà chữa. Chị về tìm xem có cây cổ thụ trăm năm nào lấy rễ uống, họa may thì có khi còn đỡ được”.
Kết quả siêu âm tổng quát của bà Tốt
Cực chẳng đã gia đình bà Tốt lại quay về nhờ cậy đến ông thầy bùa Bảy Hỷ ở Cà Mau. Lần này ông Bảy cho bà Tốt ngồi trong cái nia có họa bùa ở giữa nhà. Lúc này nom bà đã yếu lắm rồi, ngồi không còn vững, cứ khật khà khật khưởng tưởng đổ. Tiếp đó, ông thầy thong thả buộc hai sợi chỉ đỏ vào hai đầu ngón chân cái kéo bà ra hướng bờ sông. Miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, tay họa bùa rồi bất thần ông ta gọi tên: “Tốt đâu! Ra mau!”. Thấy bà Tốt rùng mình mấy cái, ông thầy ngay lập tức ném ngọn đèn cầy đang làm phép vào chiếc niêu đất rồi bịt kín lại bằng một lá bùa.
“Sau đó, thầy Bảy sai tôi đem ra chỗ ngã ba sông ném cái niêu. Lúc đầu tôi cầm thấy nhẹ bẫng nhưng không hiểu sao càng đi lại càng thấy nặng. Càng rợn người khi trong đó cứ kêu lọc cọc y như 1 có con cua đang bò. Dựng hết tóc gáy, tôi cố giữ bình tĩnh ra bờ sông ném cái niêu xuống. Quay trở về đến nhà mãi một lúc sau mới hoàn hồn”, con trai của bà Tốt thuật lại.
Ngày hôm sau bụng bà Tốt da phì lên 1 quả bong bóng. Đúng 24 tiếng sau thì vỡ, dịch chảy ra không ngớt. Nước dịch cứ chảy liên tục chỉ một chốc đã dùng hết nửa cây bông gòn. Quá kinh khiếp, gia đình lại đưa bà Tốt đi cấp cứu ở Bệnh viện Kiên Giang. Lúc này bà ta đã bắt đầu co giật, nói nhảm. Bỗng một hôm, có một người đàn bà xưng tên là Thơm từ đâu đột ngột xuất hiện rồi lạnh lùng nói: “Đây không phải bệnh của bác sĩ mà đi bệnh viện chữa, đưa về nhà tôi trị cho”.
Trong 9 ngày liên tục sau đó, bà Thơm vừa liên tục cho uống bùa ngải, vừa lau chùi khắp người. Đồng thời một vị sư cũng được mời đến tụng kinh để giải tỏa nghiệp chướng. Kết thúc 9 ngày làm lễ, bà Tốt cơ bản hồi phục sức khỏe trở về nhà và khỏe mạnh tới bây giờ. “Nếu không có các thầy bùa thì tôi đã xanh cỏ từ lâu rồi”, bà Tốt mừng rỡ nói. Việc khỏi bệnh của bà Tốt cho đến bây giờ vẫn được những người dân ở đây truyền tai kể cho nhau nghe như một sự kỳ bí của bùa ngải.
Thầy bùa đã cứu sống tôi!
Giống như trường hợp của bà Cốt và bà Tốt, ông Trần Văn Tới (59 tuổi, ngụ ấp Sơn Nam, xã Nam Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) cũng khẳng định một cách chắc nịch về chuyện các thầy bùa từng cứu sống mình. Không chỉ có vậy, ông Tới còn sẵn sàng công khai tên tuổi, cả số điện thoại nữa để ai có gì thắc mắc, không tin cần trao đổi thì cứ việc điện thoại. Ông Tới nhớ lại: “Lúc đó là vào khoảng đầu tháng 7/2012, vừa cắt lúa xong, bỗng dưng tôi cảm thấy rất lạ. Yếu trong người, ăn không muốn ăn, mồm không muốn mở lời nói chuyện”.
Tối hôm đó ông Tới không ăn được, cảm thấy khó ngủ và bụng bắt đầu phình to, cảm giác đau đớn ngày càng tăng. Mấy người con vội đưa ông đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa huyện, rồi sau đó chuyển tiếp lên bệnh viện tỉnh. Sau 1 tuần làm đủ các xét nghiệm, chụp chiếu, các bác sĩ kết luận ông bị suy thận và sỏi thận. Hướng điều trị tập trung chủ yếu vào hai bệnh này.
Chỉ sau 3 lần chạy thận, da ông Tới đang bình thường bỗng chuyển sang vàng như nghệ. “Càng lạ hơn là càng điều trị tôi lại càng cảm thấy đau. Không hề thấy thuyên giảm một chút nào. 10 ngày liền, tôi không ăn không uống, nằm cũng không được. Bụng vẫn tiếp tục phình to, căng cứng. Nhiều lúc thấy thèm ăn vì đói quá nhưng khi người nhà mang đồ ăn đến thì lại không nuốt được”, ông Tới nhớ lại.
Từ một người khỏe mạnh, chưa đầy nửa tháng, ông Tới đã tiều tụy còm nhom, ngồi cũng không nổi, thậm chí không đủ sức để cầm điện thoại. Đến đêm thì toàn thân lại rét run bần bật. Cảm thấy mình không hy vọng sống được, ông Tới đã có ý định gọi các con lại để nói những lời cuối cùng, bàn giao lại sổ sách nhà cửa. Lúc đang bi quan, tưởng chừng sắp về “chầu tổ tiên” thì một người hàng xóm đến thăm bệnh mới mách người nhà ông Tới về gặp thầy Bảy Hỷ (ở Thới Bình, Cà Mau).
Người con trai của ông Tới kể lại: “Tôi đốt lá bùa đầu tiên thầy Bảy cho hòa vào nước. Lúc này ông già (ông Tới-PV) yếu đến mức không há nổi miệng nên phải lấy thìa bón cho từng chút một. Lạ lùng là chỉ 3 tiếng sau ông bắt đầu thấy nhẹ người, ăn được hết liền 1 tô cháo. Trong khi trước đó có bón 1 miếng ông cũng không nuốt nổi. Cả nhà mừng hết biết nghĩ là ông có cơ hội sống rồi”.
Sáng hôm sau, người con tiếp tục nấu cho ông 1 nồi cháo gà ác có cho là bùa vào. Ăn đến con gà ác thứ hai, uống hết 6 lá bùa thì ông Tới thấy hoàn toàn tỉnh táo, ăn được, ngủ được, khỏe mạnh đi lại được bình thường như chưa bao giờ có bệnh. Theo ông Tới, để dứt hẳn căn bệnh, ông đã phải uống hết khoảng 60 lá bùa. “Tôi khỏe mạnh từ đó cho tới giờ. Tôi định trả ơn nhưng thầy Bảy nhất định chỉ nhận vừa đủ số tiền để cúng tổ chứ kiên quyết không nhận hơn”, ông Tốt cho hay.
Ông Trần Văn Tới
Một cán bộ xã Nam Thái Sơn thì cho hay: “Tôi chỉ nghe dư luận đồn đại về việc ông Tới mời thầy bùa về chữa bệnh cho đứa con bị mù nhưng chữa cũng không khỏi, còn trực tiếp việc ông Tới được thầy bùa cứu khỏi bệnh thì chưa từng nghe qua. Một số người dân địa phương đi bác sĩ chữa không hết bệnh nên đi cúng thầy, cúng bà. Đây là việc làm có tín ngưỡng, tâm linh. Nếu bệnh có thuyên giảm thì họ tin theo, không thì lại thôi. Việc làm này có thể đã tác động chữa bệnh về mặt tâm lý nhưng không chắc các thầy bùa đã có những bí quyết độc độc đáo để chữa dứt được các căn bệnh nan y”.
Kỳ tới: Hé lộ những điều thần bí của thế giở bùa ngải qua cuộc diện kiến với bậc “thầy bùa Lỗ Ban”
Minh Anh / Pháp luật 4 Phuong
Theo baophapluat
Cà Mau: Đột phá giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Tỉnh Cà Mau có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 53.200 người, đông nhất là dân tộc Khmer và Hoa. Bằng nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau, đời sống của đồng bào ngày một được nâng lên, giảm nghèo nhanh.
Tỷ lệ giảm nghèo 3-4%/năm
Tỉnh Cà Mau có 65 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS được phân định theo 3 khu vực, trong đó có 127 ấp đặc biệt khó khăn. Tỉnh có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn; trong đó có 13 DTTS với hơn 53.200 người (11.448 hộ). Đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh là dân tộc Khmer với hơn 9.600 hộ, gần 45.000 người.
Mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả cao của đồng bào DTTS huyện Thới Bình. Ảnh: CTV
Theo ông Triệu Quang Lợi - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, trong giai đoạn 2014 - 2019, mặc dù kinh tế của tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng dưới sự lãnh đạo kỳ quyết của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự đồng thuận cao trong nhân dân, cùng với truyền thống đoàn kết, thi đua yêu nước, các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà, trong đó có đồng bào DTTS đã vượt qua khó khăn và nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Theo số liệu rà soát, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh năm 2010 còn khá cao, với gần 36%. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người DTTS là 35,96 triệu đồng và hiện chỉ còn gần 15,6% hộ nghèo DTTS. Đặc biệt, tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm đạt từ 3-4%.
Cũng trong giai đoạn 2014-2019, Cà Mau đã tập trung xây dựng hoàn thành 256 công trình giao thông và duy tu 274 công trình khác trong vùng DTTS thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, với tổng nguồn vốn được phân bổ trên 220 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ hơn 160,6 tỷ đồng và vốn ngân sách của tỉnh là 60 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ban dân tộc tỉnh cũng đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét xuất ngân sách hỗ trợ thêm ngoài Chương trình 135 khoảng 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hoàn thành một số tuyến đường giao thông bức xúc thuộc vùng DTTS.
Trong các năm qua, Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh luôn được ưu tiên về nguồn lực đầu tư; đặc biệt là nguồn vốn ngân sách hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn đối ứng của ngân sách tỉnh.
Điểm sáng trong công tác giảm nghèo ở vùng DTTS ở Cà Mau, phải kể đến huyện U Minh. Hiện toàn huyện có 1.469 hộ DTTS, với 6.419 khẩu, chiếm hơn 5,7% hộ dân toàn huyện. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm số lượng lớn nhất, phần lớn làm nghề nông, mua bán nhỏ và lao động phổ thông, tập trung đông nhất ở xã Khánh Lâm, Khánh Hoà, Nguyễn Phích và Khánh Thuận.
Từ năm 2015 đến nay, huyện đã cấp hỗ trợ hơn 2.000 lượt hộ DTTS mua giống, cây, con phát triển sản xuất. Tỉnh phân khai vốn Chương trình 135 cho 4 xã khu vực III và xã bãi ngang ven biển số tiền hơn 4 tỷ đồng, huyện đã cấp tiền hỗ trợ 572 lượt hộ nghèo nuôi tôm, nuôi heo hướng nạc, gà nòi thương phẩm, nuôi dê, nuôi vịt biển, trồng cây ăn trái phát triển kinh tế gia đình,...
Đào tạo việc làm, tăng thu nhập
Nhìn chung, những kết quả thu được trong việc thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất tại các địa phương trong các năm qua đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Tại Đại hội đại biểu DTTS tỉnh lần thứ III năm 2019,ông Trần Hồng Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thông tin: Kinh tế - xã hội vùng DTTS trong tỉnh đã có bước đột phá quan trọng; công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh có nhiều thành tựu nổi bật. Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc cũng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả được điển hình và nhân rộng; trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc đã được cải thiện rõ nét, nhiều gia đình có con em học đại học và trên đại học..., đã có nhiều đóng góp cho xã hội và địa phương.
Cùng với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh trong vùng DTTS, tỉnh còn đẩy mạnh đào tạo, truyền nghề và giới thiệu việc làm. Trong giai đoạn 2014 - 2019, tỉnh đã giới thiệu, hỗ trợ và giải quyết việc làm cho hơn 2.700 lao động người DTTS; trong đó có hơn 1.300 người lao động ngoài tỉnh.
Nhân dịp Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ III, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương những kết quả to lớn, toàn diện mà Đảng bộ, Chính quyền, các dân tộc tỉnh Cà Mau đạt được. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng ghi nhận kết quả giảm nghèo toàn tỉnh Cà Mau, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS tỉnh.
"Tỉnh cần tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa của các DTTS, nhằm phát triển du lịch sinh thái, cải thiện, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đào tạo, dạy chữ Khmer, dạy nghề, nâng cao dâng trí, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao trong vùng DTTS" - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Theo Danviet
Thư viện tỉnh: Nơi cung cấp các thông tin hữu ích Thư viện An Giang được thành lập năm 1976 có chức năng, nhiệm vụ: thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương. Các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn...