Giải mã bí ẩn bên trong chiếc đuôi trứ danh của rắn chuông
Sở hữu nọc độc cực mạnh và có thể giết chết con mồi ngay tức khắc bằng một nhát cắn, đã bao giờ bạn tự hỏi chiếc đuôi của rắn chuông có hỗ trợ gì trong việc chúng săn mồi hay không?
Rắn chuông là loài rắn có nọc độc lớn được tìm thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ. Loài rắn này khiến con người lạnh sống lưng khi phát ra tiếng lách cách từ chiếc đuôi của mình.
Vậy, làm thế nào để những con rắn này phát ra tiếng động và quan trọng hơn, tại sao chúng làm điều đó?
Rắn đuôi chuông là loài rắn có nọc độc lớn được tìm thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ.
Tiếng kêu dường như được “gắn” vào chóp đuôi của rắn đuôi chuông. Daniel Markham người đã tạo dựng nên”What’s Inside?” – một kênh được nhiều người ưa thích trên YouTube đã giải phẫu một chiếc đuôi rắn chuông để tìm hiểu về những gì ẩn chứa bên trong.
Daniel dùng một con dao sắc cắt mở theo chiều dọc các “nút cài” cấu tạo đuôi. Anh ngạc nhiên phát hiện bên trong đuôi trống rỗng.
Bên trong đuôi rắn chuông trống rỗng.
Như vậy, tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng (keratin – cùng chất liệu cấu thành móng tay của con người) cứng, rỗng ở cuối đuôi va chạm vào nhau.
Con rắn sau đó dựng lên cái đuôi của mình và rung động mạnh mẽ các cơ bắp của nó, sao cho các phân đoạn này va chạm với nhau để tạo ra âm thanh réo rắt dễ nhận biết. Bởi vì cấu trúc về cơ bản là rỗng.
Video đang HOT
Một con rắn chuông không có sẵn chiếc đuôi phát ra tiếng động từ khi sinh ra. Nó được sinh ra với cái được gọi là nút trước hoặc nút đầu tiên, một đoạn cứng duy nhất của keratin. Tuy nhiên, rắn đuôi chuông không thể tạo ra tiếng động của nó với một lớp duy nhất. Chỉ sau khi hình thành lớp vỏ thứ hai và tiếp tục hình thành các lớp vỏ khác, tiếng động mới có thể được tạo ra bằng cách đập chúng vào nhau.
Khi con rắn non lột da sau vài ngày, nó cũng có được một nút mới. Các vỏ sau đó tăng liên tục mỗi lần nó lột da sau đó. Tuy nhiên, chúng không thể giữ các lớp này lâu, vì các lớp này thường bị mất trong các trận chiến, bị cắn bởi những kẻ săn mồi hoặc bị hư hại khi chúng trườn trên những tảng đá gồ ghề.
Một con rắn chuông có thể lắc đuôi phát ra tiếng động tới 50 lần/giây. Hơn nữa, nó có thể duy trì tiếng động đó trong hơn 3 giờ.
Các nhà sinh học tin rằng rắn đuôi chuông sử dụng tiếng động này như một tín hiệu để những kẻ săn mồi tránh xa. Con rắn đã tiến hóa để sở hữu một “thiết bị” cảnh báo rất tinh vi. Trên thực tế, rắn đuôi chuông được coi là loài rắn tiến hóa nhất trong gia đình bò sát.
Phong Linh
Theo nguoiduatin.vn/Science ABC
Những lý do khiến loài nhện đáng sợ nhưng thú vị (Phần 1)
Loài nhện đáng sợ vì chúng có hình thù xấu xí, sở hữu nọc độc ghê gớm có thể giết người nhưng chúng cũng có những điểm rất thú vị.
Loài nhện đáng sợ không chỉ gây ra những cơn ác mộng tồi tệ cho con người mà còn khiến con người phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn khi bị chúng cắn. Và nếu bạn nghĩ nhảy xuống nước có thể giúp mình trốn thoát loài nhện, bạn đã nhầm, một số loài nhện có thể bơi thậm chí thở dưới nước.
Nhện góa phụ đen là một trong những loài nhện gây ám ảnh nhất thế giới, nó nổi tiếng với tập tính ăn thịt bạn tình ngay sau khi "mây mưa".
Nhện là một loài động vật yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ môi trường. Chúng tái chế màng nhện của mình bằng cách ăn nó và nhả ra tơ mới.
Nọc độc của một con nhện góa phụ đen có độ độc cao gấp 15 lần so với một con rắn đuôi chuông.
Rắn đuôi nhện có phần chóp đuôi hình thù giống hệt như một con nhện, chúng dùng chiếc đuôi này để nhử những con chim nhẹ dạ cả tin.
Một số con nhện đực sẽ gói ghém một con ruồi chết trong tơ để làm quà tặng trước khi giao phối với con cái.
Nhện không có dương vật, chúng giao phối với nhau bằng các phần phụ trên khuôn mặt của mình.
Nhện Orb hút hết sinh lực, biến con mồi thành một các xác khô trước khi tiêu hóa.
95% những con nhện đang ẩn nấp trong nhà của bạn không bao giờ chịu ra ngoài.
Chỉ trong 2 ngày ngắn ngủi, một con nhện tử thần Tarantula hoàn toàn có thể hóa lỏng cơ thể của một con chuột nhỏ mà không để lại gì ngoại trừ da và xương.
Mặc dù Australia được biết đến là nơi có vô số động vật nguy hiểm, có khả năng giết người trong nháy mắt. Tuy vậy, ghi nhận cuối cùng về cái chết bởi nhện độc cắn trên mảnh đất này là năm 1981.
Giống như ốc và tôm hùm, nhện có máu màu xanh. Sở dĩ loài động vật nguy hiểm này có màu máu đặc biệt như vậy là do cơ thể nó hấp thu hàm lượng đồng cao.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Linh dương tự giải thoát ngoạn mục khỏi nanh vuốt báo gấm Nhiếp ảnh gia Wim Van Den Heever ghi được cảnh tượng linh dương thoát ngoạn mục khỏi nanh vuốt báo gấm trong vườn quốc gia Ndutu ở Tanzania. (Nguồn: Daily Mail) Báo gấm đói vồ được một con linh dương trên đồng cỏ vườn quốc gia Ndutu ở Tanzania. Loài vật chạy nhanh nhất thế giới rất hiếm khi để con mồi thoát...