Giải mã bất ngờ về vị vua huyền thoại trên lá bài K bích: Chàng trai chăn cừu đánh bại gã khổng lồ Goliath
Vua David trị vì vương quốc Israel từ năm 1010-970 TCN, được miêu tả là vị vua nổi tiếng thế giới khi hạ gục chiến binh khổng lồ Goliath bằng một hòn đá.
Quân K bích trong bộ bài Tây tượng trưng cho vua David của Israel. Ảnh: AP
Từ xa xưa người Pháp vốn quan niệm quân K bích trong bộ bài tây là tượng trưng cho vua David của Israel. Vua David trị vì vương quốc Israel từ năm 1010 – 970 TCN. Cuộc đời của vị vua này được thần thánh hóa trong Kinh Thánh.
Theo đó, David là con trai nhỏ nhất của một người đàn ông tên Jesse và là một chàng trai chăn cừu bình thường nhưng gan dạ và có lòng yêu nước. Vương quốc Israel khi ấy do nhà vua Saul trị vì và thường xuyên xảy ra chiến tranh với một tộc người gọi là Philistine.
David đã xung phong gia nhập quân ngũ để chống lại người Philistine.
Trong một trận chiến, David đánh bại một trong những chiến binh mạnh nhất của người Philistine. Đó chính là người khổng lồ Goliath cao tới 3m.
Mỗi lần xuất hiện, Goliath thường đội mũ đồng, mặc áo giáp đồng, chân đi ủng đồng, trên vai đeo một ngọn giáo đồng.
Trong suốt 40 ngày, Goliath thách thức người Israel cử ra một chiến binh để đấu tay đôi. Trong khi nhiều người không dám đứng ra chiến đấu với Goliath thì chàng thanh niên tên David dũng cảm ra ứng chiến.
Chỉ với 1 cây gậy, tròng quăng đá và đá cuội, David với thân hình nhỏ bé đã hạ gục được Goliath.
Khi thấy Goliath bị đánh bại, người Philistine hoảng sợ dẫn đến đội hình hỗn loạn. Nhân cơ hội ấy, quân của vua Saul tiến đánh và giành chiến thắng.
Câu chuyện chàng chăn cừu David đánh bại gã khổng lồ Goliath ngày nay trở thành một điển tích lịch sử và vẫn thường được nhắc lại.
Vua David đấu tay đôi với gã khổng lồ Goliath. Ảnh minh họa.
Về sau, vua Saul và thái tử Jonathan đã thiệt mạng trong trận đánh với người Philistine. Vương quốc Israel bị chia cắt làm đôi với xứ Judah ở miền Nam do David cai quản và xứ Israel ở miền Bắc thuộc quyền kiểm soát của con út Saul là Ish-Bosheth.
Hai thế lực Bắc-Nam chiến tranh liên miên, cho đến khi Ish-Bosheth bị mưu sát và David được suy tôn làm vị vua duy nhất của Israel.
Trong khoảng thời gian cầm quyền, vua David được cho là đã chiếm được Jerusalem, đặt thành phố này là kinh đô của vương quốc. Ngày nay, Jerusalem được coi là vùng đất Thánh, là thánh địa linh thiêng thứ ba sau Mecca và Medina của người Hồi giáo ở Ả Rập Saudi.
Tuy nhiên, tới nay, các nhà khảo cổ tìm được rất ít các bằng chứng lịch sử về sự tồn tại của vua David.
Đáng chú ý nhất là một tảng đá lớn, gọi là Tel Dan Stele, được tìm thấy vào đầu thập niên 1990. Trên bề mặt tảng đá có khắc những dòng chữ đề cập đến một vị vua Israel và vương triều David.
Theo ông Eric Cline, giáo sư khảo cổ tại Đại học George Washington ở Mỹ, bằng chứng này cho thấy vua David đã thực sự từng trị vì vương quốc.
“Trong suốt một thời gian dài, bằng chứng này đã chấm dứt những tranh cãi về việc David liệu có phải là nhân vật có thật trong lịch sử hay không”, ông Cline viết.
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng tranh cãi về quy mô vương quốc Israel dưới thời vua David và rằng liệu David có phải vị vua xây dựng “nền quân chủ chuyên chế”, thống nhất người Do Thái hay không.
“Hơn một thế kỷ khám phá Jerusalem, kinh đô của vương quốc Israel, các nhà khảo cổ không tìm thấy bất cứ dấu tích nào của những công trình xây dựng từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Lẽ nào Jerusalem khi đó chỉ là một ngôi làng nhỏ hẻo lánh, không phải là một kinh đô sầm uất?”, Israel Finkelstein, một giáo sư khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv nhận định.
Tuy nhiên nhiều học giả đã bác bỏ luận điểm của ông Finkelstein. Một nhóm các nhà khảo cổ ở Jerusalem tường báo cáo về việc tìm thấy dấu vết bức tường đá có niên đại vào thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên ở thời vua Solomon, con trai kế vị vua David.
Đồng thời, họ cũng cũng phát hiện các cấu trúc lớn, có thể từng là nơi đặt cung điện vua David.
Mộc Miên (T/h)
Giải mã bất ngờ các nhân vật trên lá bài J, Q, K
Các lá bài J, Q, K trong bộ bài Tây được nhiều người chú ý khi tượng trưng cho những nhân vật 'lớn' có thật trong lịch sử. Những nhân vật lịch sử này để lại nhiều dấu ấn lớn, thậm chí là thay đổi tình hình chính trị thế giới.
Lá bài J cơ trong bộ bài Tây tượng trưng cho nhân vật lịch sử La Hire (1390-1443). Người này là tùy tùng thân cận của vua Charles VII le Victorieux và là trợ thủ đắc lực của nữ anh hùng dân tộc Pháp Jeanne d'Arc.
Trong bộ bài Tây, lá bài J rô tượng trưng cho nhân vật nào hiện chưa có câu trả lời chính xác. Nhiều người cho rằng quân bài này tượng trưng cho Hector - con trai của vua Priamus.
Lá bài J tép tượng trưng cho hiệp sĩ Lancelot. Đây là một trong những hiệp sĩ giỏi giang nhất của vua Arthur.
J bích trong bộ bài Tây được cho chính là Albrecht von Wallenstein - nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới thời hoàng đế La Mã Ferdinand II. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng lá bài J bích là hình ảnh của Ogier - đầy tớ thân cận của vua Charlemagne.
Lá bài Q cơ trong bộ bài Tây là hình ảnh của nữ hoàng Judith. Không chỉ xinh đẹp, nữ hoàng Judith còn nổi tiếng túc trí đá mưu khi tiêu diệt được mãnh tướng Holoferne để cứu người dân thành Bethulia.
Lá bài Q rô là hoàng hậu Rachel. Bà được biết đến là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái.
Lá bài Q tép là hiện thân của hoàng hậu Argine nổi tiếng lịch sử Anh.
Q bích trong bộ bài Tây chính là nữ hoàng Eleanor - vợ thứ 3 của hoàng đế Leopold I. Bà là mẹ của vua Charles VI.
K cơ được cho là lấy hình tượng từ vua Charlemagne. Ông là vua của người Frank (768 - 814) trước khi trở thành hoàng đế La Mã.
Lá bài K rô chính là nhà quân sự kiệt xuất của đế chế La Mã Gaius Julius Caesar.
K tép trong bộ bài Tây chính là hình ảnh của Alexander Đại đế - nhà cầm quân nổi tiếng của Vương quốc Macedonia với tài đánh trận "bách chiến bách thắng".
Hình ảnh trên lá bài K bích chính là vua David của Israel nổi tiếng lịch sử được mô tả trong Kinh Thánh. Ông nổi tiếng với việc đánh bại người khổng lồ Goliath.
video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)
Tâm Anh (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Vì sao nhiều hoàng đế La Mã mất mạng khi còn trẻ? Dù là bậc quân vương nhưng nhiều hoàng đế La Mã 'đoản mệnh' khi trải qua cái chết đầy đau đớn. Trong số này có ông hoàng bị ám sát hoặc hạ độc dẫn đến mất mạng và qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ. Hoàng đế La Mã là người quyền lực nhất đế chế khi có cuộc sống vương giả,...