Giải mã ánh mắt khó hiểu của bà Obama trong lễ nhậm chức của ông Trump
Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama bị cho là có ánh nhìn không thiện cảm trong lễ nhậm chức hôm 20/1 của Tổng thống Donald Trump. Song theo lý giải của bà, sự thật không phải vậy.
Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama trong lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1 của Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Twitter)
Bức ảnh bà Michelle Obama trong lễ nhậm chức hôm 20/1 của Tổng thống Trump cho thấy, bà dường như có ánh mắt khó chịu với tân tổng thống và Đệ nhất phu nhân Melania Trump.
Tuy nhiên, bà Michelle đã bác bỏ đồn đoán này trong một bài phát biểu hôm 27/4, bài phát biểu đầu tiên trước công chúng kể từ khi bà rời Nhà Trắng. Bà nói rằng, đó là khi bà phải cố kìm nước mắt trước khoảnh khắc chuyển giao.
“(Lúc đó) tôi không muốn rơi nước mắt bởi người khác sẽ nghĩ rằng tôi khóc vì tân tổng thống”, bà Michelle nói trong một hội nghị của Viện Kiến trúc sư Mỹ tại Orlando hôm 27/4.
Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ chia sẻ thêm, khoảnh khắc chia tay Nhà Trắng với bà thật nhiều cảm xúc. “Mọi thứ đến và đi đều rất nhanh. Tôi đã sống trong Nhà Trắng lâu hơn bất cứ ngôi nhà nào tôi từng ở, trừ ngôi nhà thời thơ ấu của mình. Từ chỗ được nhìn thấy mọi người hàng ngày, được lắng nghe về cuộc sống của họ, dành cho họ những cái ôm ấm áp, chuyện trò vui đùa với họ, bỗng chốc lại không được nhìn thấy họ nữa. Họ trở thành một phần của gia đình mới”, bà Michelle nghẹn ngào chia sẻ.
Bà cũng kể lại khoảnh khắc cuối cùng của gia đình bà tại Nhà Trắng. “Đó là khoảnh khắc chuyển giao, ngay trước khi cánh cửa mở ra, chúng tôi chào đón gia đình tân tổng thống, các con của chúng tôi rời Nhà Trắng từ cửa sau trong nghẹn ngào nước mắt, nói lời tạm biệt mọi người”.
Ngoài chia sẻ về cảm xúc khi rời Nhà Trắng, bà Michelle Obama cũng cho biết bà không có ý định tranh cử tổng thống. “Tôi sẽ không hỏi các con liệu tôi có tranh cử tổng thống hay không bởi khi quyết định tranh cử, vấn đề không phải chỉ mình bạn mà là cả gia đình bạn. Hơn nữa, tôi còn quá nhiều việc phải làm bên ngoài Nhà Trắng”.
Minh Phương
Theo Western Journalism
Israel không kích Damascus, Nga - Syria phải đáp trả thế nào?
Israel đã tiến hành vụ không kích mới vào sân bay quốc tế ở thủ đô Damascus, đánh dấu bước đi nguy hiểm mới đối với hòa bình ở Syria.
Israel sẽ không dừng tay, bất kể là Nga cản đường
Sáng 27/4, Không quân Israel đã đánh đánh trúng một kho vũ khí ở gần sân bay quốc tế ở thủ đô Damascus, Syria, mà họ tuyên bố đó là kho đạn của quân đội Iran cung cấp cho lực lượng Hezbollah Lebanon đang hiện diện ở Syria, dùng trong cuộc chiến tranh chống Israel.
Dẫn nguồn tin địa phương, hãng thông tấn al-Masdar xác nhận, Không quân Israel thực hiện ít nhất 5 vụ không kích vào mục tiêu là kho đạn của một sân bay quân sự nằm trong sân bay quốc tế Damascus, cách thủ đô Syria 25 km về phía Đông Nam.
Video đang HOT
Vụ tấn công mới nhất này của Tel Aviv là hành động quân sự cứng rắn, xác nhận những tuyên bố của họ về việc ngăn chặn các hoạt động cung cấp vũ khí của Iran và Syria cho lực lượng khủng bố Hezbollah (theo cách gọi của Israel) không phải là lời nói suông.
Bất chấp những cảnh báo của Moscow và những tuyên bố sẽ có những hành động đáp trả thích đáng của chính quyền Damascus, các hành động quân sự của Tel Aviv đang ngày càng gia tăng về số lượng và cấp độ các vụ tấn công vào các mục tiêu của Hezbollah tại căn cứ quân sự Syria và cả của Nga.
Vào hồi giữa tháng 3 năm nay, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Giám đốc cơ quan tình báo Quân đội Israel là tướng Hertzl Halevi đã tới thủ đô Moscow để gặp Tổng thống Nga Putin, để bàn về mối lo ngại an ninh quốc gia của Israel đối với Hezbollah.
Sau cuộc gặp ở Điện Kremlin, Thủ tướng Israel Netanyahu thẳng thừng tuyên bố rằng: "Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, quyết tâm của chúng tôi là vững chắc, được chứng minh qua hành động thực tế của chúng tôi. Đây là điều mà mọi người nên lưu ý, tất cả mọi người!".
Israel tiếp tục không kích vào thủ đô Damascus của Syria
Trang tin DEBKAfile của Israel nhận định rằng, khi ông Netanyahu nói "tất cả mọi người", ông không chỉ nói về Damascus, Tehran và Beirut, mà còn gồm cả Moscow nữa.
Israel không có kế hoạch hành động quân sự chống lại các lực lượng Nga ở Syria, nhưng nếu Moscow, bất kể là cố tình hoặc vô ý, cho phép bảo vệ các lực lượng quân sự của Iran và Hezbollah, Israel vẫn sẽ không ngần ngại tiêu diệt các lực lượng này trước mắt người Nga.
Israel ra đòn mới nhất cảnh cáo Nga-Iran-Syria
Vụ tấn công mới nhất của Israel diễn ra trong bối cảnh ngày 26/4 lực lượng vũ trang hỗn hợp Syria-Iran-Hezbollah bắt tay vào một cuộc tấn công chung ở miền Nam Syria, sẵn sàng cho bước tiến mới đến cao nguyên Golan, áp sát biên giới của Israel.
Liên quân này mở cuộc tấn công trong khi cảnh báo của Israel đã được chuyển từ Moscow tới Tehran và Hezbollah.
Cảnh báo mới nhất này được ban hành bởi Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Lieberman, người đang thăm thủ đô Nga hôm 25/4 để tham dự một hội nghị an ninh quốc tế.
Sau khi gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu, Bộ trưởng Israel đã tuyên bố rõ ràng vào hôm 25/4 rằng, Tel Aviv sẽ không cho phép tập trung các lực lượng Iran và Hezbollah trên cao nguyên Golan mà nước này chiếm của Syria năm 1967.
Theo giới phân tích Israel, với quyết định mở chiến dịch tấn công vào khu vực giáp với cao nguyên Golan hôm 26/4, rõ ràng là Moscow, Tehran, Damascus và Beirut đã bắt tay với nhau, phớt lờ những cảnh báo của ông Lieberman một ngày trước đó.
Lực lượng Hezbollah đã mở cuộc tấn công vào khu vực phụ cận cao nguyên Golan
Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile thông báo rằng vào rạng sáng 26/4, nhóm vũ trang của người Shiite cùng với các tay súng Hezbollah, dưới sự chỉ huy của các cố vấn lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, được tổ chức thành một cụm quân với tên gọi là Lữ đoàn lá chắn phương Nam (Southern Shield Brigade).
Lực lượng này đã phát động cuộc tấn công vào Mt. Hermon phía tây nam Damascus, trên đường tới biên giới Golan-Israel, ở khu vực Quneitra. Các nhóm quân của Quân đội Syria (SAA) tham gia vào chiến dịch này là Lữ đoàn số 42 và các bộ phận của Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 4.
Mục tiêu đầu tiên của họ là chiếm giữ một chuỗi làng do các nhóm nổi dậy Syria kiểm soát trong vùng Hadar, trên sườn núi Hermon. Lực lượng cơ giới của lữ đoàn hỗn hợp này đang tiến về hướng Golan dọc tuyến đường Beit Jinn, với sự yểm trợ của SAA.
Tuy nhiên, việc vẫn chưa có lời tuyên bố nào của Bộ trưởng Quốc phòng Nga về cuộc tấn công đã tạo ra phản ứng tiêu cực của Israel đối hành động được họ cho là "sự khiêu khích" này.
Rõ ràng là đòn tấn công mới nhất của Israel vào sân bay quốc tế ở thủ đô Damascus là sự cảnh báo trực tiếp đối với Nga, Iran, Syria và Hezbollah về chiến dịch xâm nhập cao nguyên Golan, khẳng định rằng Tel Aviv sẽ không ngần ngại tung ra các hành động quân sự cứng rắn.
Bối cảnh phức tạp "ít bạn, nhiều thù" của Syria
Việc Nga can thiệp quân sự vào Syria đã giúp quân đội nước này chặn đứng đà thua cuộc trên chiến trường, giữ vững sự ổn định của chính quyền Assad. Mặc dù Nga có thể giúp chính quyền Assad đứng vững tạm thời nhưng trong tương lai Syria vẫn không thể nào yên ổn.
Hiện nay, đất nước Syria không khác gì một tấm vải mà chính quyền Damascus chỉ nắm được một góc. SAA hiện chỉ còn kiểm soát vùng lãnh thổ rất mỏng thuộc các tỉnh đồng bằng phía Tây, giáp với Địa Trung Hải.
Ở dải biên giới phía Bắc-Đông Bắc, Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cho FSA; Mỹ hỗ trợ người Kurd đang nắm giữ diện tích rộng lớn thuộc các tỉnh al-Hasakah, Aleppo, Raqqa. Trong tương lai người Kurd có thể đánh chiếm toàn bộ tỉnh Raqqa và thậm chí là tỉnh Deir Ezzor từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Ở Tây Bắc, Idlib hiện cũng là mục tiêu tiềm tàng bởi đa số phiến quân tập trung ở đó là khủng bố al-Nusra và Ahrar al-Sam - một nhóm đối lập được các nước Ả rập đối thủ của Syria như Saudi Arabia và Qatar hậu thuẫn. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhảy vào đây thì Syria rất khó đòi lại.
Đại bộ phận khu vực sa mạc phía Đông Syria hiện vẫn nằm trong tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), trong tương lai sẽ là địa bàn giành giật của các bên, không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Kurd có thể đánh chiếm nốt cả vùng nông thôn của Deir Ezzor.
Ở phía Nam, Israel không chỉ muốn nắm giữ Golan mà còn muốn một vùng đệm thuộc 3 tỉnh Quneitra, Daraa và As-Suwayda phía Nam của Syria để bảo vệ cao nguyên này. Vùng đệm này nằm khá gần thủ đô Damascus nên đây sẽ là điều mà Syria không thể yên lòng.
Syria hiện chỉ kiểm soát dải đồng bằng phía Tây, giáp Địa Trung Hải
Lãnh thổ Syria hiện tại và trong tương lai rất dễ bị phân chia thành nhiều mảnh với quá nhiều các ổ nhóm khủng bố và đối lập vũ trang, cùng với hàng loạt "kẻ thù" hùng mạnh là các quốc gia láng giềng thân phương Tây.
Quân đội Syria hiện không đủ lực để dàn trải khắp các chiến trường nên họ buộc phải cầu viện sự giúp đỡ của các nhóm vũ trang tư nhân và các tổ chức quân sự người Shiite do Iran hậu thuẫn, cùng với lực lượng dân quân người Shiite là Hezbollah của Lebanon.
Tuy nhiên, các nhóm vũ trang này lại có rất nhiều mâu thuẫn với những "kẻ địch" mạnh như Mỹ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Qatar... nên vô hình trung Damascus lại càng khoét sâu mâu thuẫn đối kháng với các nước này, dẫn đến họ càng chống phá Syria quyết liệt hơn.
Nga-Syria cần phải làm gì trong bối cảnh này?
Nga và Syria không thể cùng lúc chống được quá nhiều kẻ thù, do đó, trong thời gian tới Nga và Syria sẽ càng phải nhẫn nhịn hết mức có thể, sử dụng những biện pháp ngoại giao mềm dẻo để phân hóa, chia rẽ, lợi dụng kẻ thù, tránh tình trạng bị "hợp vây, đánh hội đồng".
Đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến Nga và Syria luôn nhẫn nhịn, không đưa ra các biện pháp đáp trả mạnh mẽ đối với các hành động của Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải họ không có khả năng đáp trả hay vũ khí-trang bị của họ quá "lởm" như một số ý kiến.
Bên cạnh đó, Nga và Syria cũng phải có sự điều chỉnh trong chiến lược quân sự, mà trọng tâm là củng cố và xây dựng SAA đông về số lượng, mạnh về chất lượng và đặc biệt là phải có sự điều động lực lượng trên chiến trường một cách hợp lý.
Syria hiện có quá nhiều "kẻ thù" nên cần phải có chiến lược khéo léo
Quân đội Syria cần đẩy nhanh sách lược sáp nhập các nhóm vũ trang tư nhân như Diều hâu Sa mạc vào biên chế SAA, xây dựng các cụm quân lớn như Quân đoàn 5 để sử dụng họ trong các địa bàn chiến lược, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào các lực lượng quân sự nước ngoài như lực lượng vũ trang người Shiite Iran, Hezbollah, lực lượng người Shiite Iraq hay lực lượng vũ trang người Sunni Palestine là Liwa al-Quds...
Riêng ở phía Nam, SAA vẫn phải tiến hành các chiến dịch quân sự để đẩy lùi các nhóm khủng bố và đối lập được Israel, Jordan... hậu thuẫn và giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, nhưng họ không được tự rước thêm một "địch thủ" mạnh như Israel.
Do đó, chính quyền của ông Assad không nên sử dụng lực lượng dân quân người Shiite của Iran và Hezbollah ở chiến trường này, tránh gây thêm sự lo lắng cho Israel, không tạo thêm cớ để Tel Aviv có thể can thiệp sâu hơn vào đất nước Syria.
SAA có thể tung các lực lượng này lên tham chiến ở Deir Ezzor hay Idlid, điều động ngược lực lượng thuộc SAA như Tiger, Vệ binh Cộng hòa về phía Nam, danh chính ngôn thuận đánh khủng bố và đối lập, như vậy, Israel sẽ không có cớ để "làm càn".
Việc Israel chấm dứt các hành động quân sự hay ít nhất là phải điều chỉnh các biện pháp can thiệp vào Syria sẽ là khoảng thời gian quý báu, là điều kiện thuận lợi để Syria có thể yên tâm đối phó với những đối thủ khác.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Xe tăng, máy bay Mỹ - Hàn rầm rộ tập trận bắn đạn thật Các xe tăng, máy bay của quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc tập trận bắn đạn thật chung, trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn diễn ra hôm 21/4 tại trường bắn Seungjin ở Pocheon, Hàn Quốc, cách khu phi quân sự chia tách hai miền trên bán...