Giải mã 5 xác ướp nghìn tuổi, phát hiện bất ngờ
Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập.
Theo một nghiên cứu mới nhất, xác ướp 4.000 năm tuổi có sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Điều này có thể chứng tỏ bệnh tim có thể phổ biến hơn ở thời cổ đại hơn mọi người từng nghĩ.
Trong các nghiên cứu trước đây, khi kiểm tra động mạch cùng tim bằng cách sử dụng phương pháp chụp cắt lớp và chụp cắt lớp vi tính X-quang. Kết quả cho thấy phần nào bức tranh về bệnh tim có thể lan rộng thời điểm hàng nghìn năm trước.
Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập đã phát hiện ra những vấn đề về tim mạch, đặc biệt là vơ vữa động mạch và tắc động mạch.
Xác ướp cổ nhất cách đây 4.000 năm tuổi
Để giải đáp điều này, Madjid và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu động mạch từ năm xác ướp có niên đại từ năm 2000 trước Công nguyên đến năm 1000 sau Công nguyên.Ông Mohammad Madjid, trợ lý giáo sư y học tim mạch tại Trường Y McG, thuộc Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Texas, cho biết đã nghiên cứu về bệnh tim mạch trong khoảng 20 năm qua và đặt câu hỏi liệu đó có phải là căn bệnh hiện đại.
Những xác ướp được nghiên cứu gồm xác ướp của ba người đàn ông và hai người phụ nữ, những người ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.
Phân tích của họ cho thấy các tổn thương từ cholesterol, mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và dẫn tới những cơn đau tim. Đây là bằng chứng đầu tiên về tổn thương ở tim của người cổ đại.
Trong một nghiên cứu khác trên một xác ướp thời kỳ băng hà cho thấy người này có thể đã qua đời sau một cơn đau tim. Điều này chứng tỏ vấn đề tim mạch đã có từ cổ xưa.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Huyền bí xác ướp mỹ nhân giữa sa mạc hoàn hảo nhất TG
Sa mạc Taklamakan ở Trung Quốc là nơi phát hiện một xác ướp mỹ nhân có niên đại gần 4.000 năm tuổi. Xác ướp nguyên vẹn đến mức còn nguyên nhiều đường nét đẹp trên gương mặt như mũi cao, lông mi dài, da mịn và máu tóc hung dài.
Nằm ở Trung Á, trong khu vực thuộc khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc, Taklamakan là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới. Các chuyên gia khảo cổ bất ngờ tìm thấy một xác ướp mỹ nhân tại sa mạc này.
Các chuyên gia gọi xác ướp này là "người đẹp Xiaohe" bởi thi hài được tìm thấy nghĩa địa cổ xưa có tên Xiaohe.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, xác ướp "người đẹp Xiaohe" có niên đại gần 4.000 năm tuổi.
Xác ướp "người đẹp Xiaohe" sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo tới mức giới chuyên gia không khỏi trầm trồ khen ngợi.
Cụ thể, xác ướp còn nguyên vẹn mái tóc hung dài. Nhiều đường nét tuyệt đẹp trên khuôn mặt gây chú ý gồm: lông mi dày, làn da mịn, mũi cao và đôi môi như đang mỉm cười.
Với những đặc điểm gương mặt trên, nhiều người cho rằng mỹ nhân Xiaohe có xuất thân có thể là ở giữa khu vực Đông Nam châu Âu và dãy núi Ural.
Mỹ nhân Xiaohe có thể từng đến khu vực sa mạc Taklamakan sinh sống một thời gian và được chôn cất tại đây sau khi qua đời.
Không chỉ có dung mạo xinh đẹp, xác ướp Xiaohe còn được chôn cùng với một số đồ trang sức, đồ tùy táng giá trị.
Mỹ nhân qua đời cách đây khoảng 4.000 năm đội chiếc mũ đặc biệt cao hình tháp nhọn màu trắng. Chân của xác ướp có đi một đôi giày lót lông cổ cao.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ xác ướp mỹ nhân Xiaohe còn nguyên vẹn đến khó tin sau hàng ngàn năm là do thi hài được bảo quản nhờ lớp cát và thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc Taklamakan.
video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC1)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/Ancient-origins
Chuyện kỳ bí về xác ướp bị rạch từ cổ họng đến mang tai Xác ướp người đàn ông Grauballe 30 tuổi bị rạch từ cổ họng đến mang tai và có mái tóc đỏ, được cho là một phần của nghi lễ hiến tế. Vào giữa thế kỷ 20, các chuyên gia phát hiện một số xác ướp cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn tại một đầm lầy than bùn ở Jutland, Đan Mạch. Trong...