Giải hạng Nhất tăng số đội tham dự: Lượng tăng, chất có tăng?
VFF và VPF đã quyết định tăng số đội tham dự giải hạng Nhất QG từ 12 thành 14 ở mùa giải 2021. Nhưng liệu điều đó có giúp chất lượng giải đấu đi lên?
“Gập ghềnh” số đội dự hạng Nhất
Ngược dòng thời gian, kể từ khi giải bóng đá hạng Nhất QG được “khai sinh” để trở thành giải đấu số 2 của bóng đá Việt Nam từ mùa giải 2000-01, số đội tham dự giải thường có những biến động. Từ con số 12 ban đầu, đã có những thời điểm giải đấu tăng lên 14 đội trước khi có thời điểm chỉ còn 7 đội (năm 2017) và sau đó quay lại với quy mô 12 đội (mùa 2019 và 2020).
Ở lần đầu tiên giải đấu có 14 đội vào năm 2006, giải hạng Nhất vẫn được phép sử dụng cầu thủ ngoại và chất lượng của giải đấu vẫn được đánh giá là không chênh lệch quá nhiều so với giải đấu ở đỉnh cao nhất của bóng đá Việt Nam.
Giải hạng Nhất QG từng có lúc chỉ có 7 đội tham dự. (Ảnh: Trần Tiến).
Con số 14 ở giải hạng Nhất tiếp tục được duy trì cho đến mùa giải 2012 và đã có những thời điểm giải đấu số 2 của bóng đá Việt Nam quy tụ những tuyển thủ quốc gia như Dương Hồng Sơn, Lê Phước Tứ hay những ngoại binh và cầu thủ ngoại nhập tịch như Huỳnh Kesley hay Antonio Carlos. Đó có thể coi là thời điểm “thịnh” nhất của giải đấu vốn không được quan tâm bằng V-League.
“Bẵng đi một thời gian”, giải hạng Nhất dần trở nên “hẻo” trong mắt cả khán giả cũng như chính những đội bóng tham dự. Việc các đội bóng hạng Nhì giành quyền lên hạng Nhất nhưng “xin” ở lại hạng Nhì đã trở thành chuyện phổ biến và điều đó khiến số lượng đội bóng dự giải hạng Nhất xuống “đáy” vào năm 2017 với chỉ 7 đội tham dự.
Lượng tăng, chất có tăng?
Từ mùa giải 2014, VPF và VFF đã quyết định không cho phép các cầu thủ ngoại được dự giải hạng Nhất QG. Điều đó khiến giải đấu này trở thành sân chơi chủ yếu của những cầu thủ trẻ. Đã có những gương mặt trẻ triển vọng của bóng đá Việt Nam được “trui rèn” ở giải đấu này trước khi bước lên sân chơi V-League như Đình Trọng, Hùng Dũng, Quang Hải, Văn Đức, Xuân Mạnh…
Tuy nhiên, số lượng cầu thủ trẻ thực sư bứt lên để trở thành những gương mặt đủ chất lượng cho ĐTQG vẫn chỉ chiếm số ít trong số những cầu thủ dự giải hạng Nhất QG. Hầu hết những đội bóng vô địch hạng Nhất đều gặp khó trong việc thích nghi với V-League ở mùa giải sau đó bởi sự thay đổi về đội hình, sự có mặt của những ngoại binh hay sự “ngợp” về mặt kinh nghiệm và khả năng thi đấu của những cầu thủ trẻ. Việc không có cầu thủ ngoại khiến chất lượng giải hạng Nhất QG trong những mùa giải gần đây đã giảm đi trông thấy.
Trong vài mùa giải gần đây, việc các khán đài ở hạng Nhất trống vắng khán giả là điều thường xuyên xảy ra. Rất ít người hâm mộ còn nhớ đến giải đấu này dù nó vẫn tốn tại suốt những năm qua. Không chỉ khán giả không mặn mà, có những trận đấu ở mùa giải 2018 và 2019 còn không có sự hiện diện của giới truyền thông do sức hút của giải đấu là quá ít.
Việc tăng số đội chỉ là một trong rất nhiều giải pháp cần phải làm để nâng chất lượng của giải hạng Nhất. (Ảnh: Trần Tiến).
Xét cho cùng, giải hạng Nhất QG vẫn thuộc hệ thống thi đấu chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam và việc có số đội tham dự tương xứng với quy mô và vị thế của giải đấu là điều cần làm. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải cải thiện chất lượng chuyên môn và hình ảnh của giải đấu để có thể thu hút nhiều khán giả đến sân hơn so với những mùa giải gần đây.
Chính vì thế, việc VPF và VFF quyết định tăng số đội tham dự giải hạng Nhất từ mùa giải 2021 vẫn là quyết định tạo nên nhiều ý kiến trái chiều và quyết sách này có thể đem đến sự thay đổi về “chất” cho giải đấu hay không vẫn còn là câu hỏi cần thời gian để trả lời chính xác./.
Trần Tiến
Philani Kubheka: Thủ lĩnh song toàn ở "Chelsea Việt Nam"
Nhắc đến Philani Kubheka, bất cứ ai ở Becamex Bình Dương (B.BD) đều dành những mỹ từ để khen ngợi cầu thủ người Nam Phi. Anh đã cống hiến cho "Chelsea Việt Nam" đến ngày chia tay bằng tất cả sự tử tế cả về tính cách cách lẫn khả năng chuyên môn.
Video đang HOT
Một nhân cách đáng khen
Vòng 16 của V.League 2013, sân Gò Đậu chiều muộn ngày 20/7/2013, Philani bước đến khu vực kỹ thuật của B.BD với khuôn mặt thiểu não như vừa phạm lỗi tày đình. Với nhiều cầu thủ, thẻ đỏ là bình thường. Nhưng với đội trưởng của B.BD, việc bị đuổi khỏi sân là một "trọng tội", lần đầu tiên anh phạm phải sau 8 năm khoác áo "Chelsea Việt Nam".
Philani là công thần một thời của Becamex Bình Dương
"Tôi không đáng bị thẻ đỏ. Tình huống vung tay ấy là bình thường, vô tình chạm phải cầu thủ của Đồng Nai chứ không phải cố ý", Philani phân bua với người viết trước về việc lần đầu tiên bị truất quyền thi đấu kể từ khi gắn bó với B.BD từ mùa giải 2006. Cũng dễ hiểu cho sự buồn bã của Philani bởi chiếc thẻ đỏ ở phút 53 đã khiến cho đội nhà mất 2 điểm trước Đồng Nai (hòa 1-1) sau khi chính anh là tác giả của bàn dẫn trước với một cú đánh đầu chính xác. Hơn hết, chiếc thẻ màu đỏ nhưng lại "đen" ấy đã đem lại một vết xước ở bản lý lịch mà bản thân anh đã nỗ lực để nắn nót từng dòng kể từ khi đến với B.BD.
Đã lên hàng siêu sao, cầu thủ hay làm mình làm mẩy, hay ra yêu sách để được tăng lương với CLB. Cuộc sống sau những sải chân trên thảm cỏ cũng nhiều điều tiếng, thị phi sau khi tiền bạc bỗng rủng rỉnh. Những mặt trái không hay ấy của ngoại binh thường thấy nhan nhản ở V.League.
B.BD cũng từng đau đầu với chuyện "hậu trường" ấy. Nhưng với Philani, anh là trường hợp đặc biệt, dường như duy nhất không để lại tì vết về cuộc sống sinh hoạt. Cựu tuyển thủ U20 Nam Phi này là hình mẫu lý tưởng về tác phong hiếm có ở V.League chứ không riêng gì tại B.BD.
Philani cũng không phải là cầu thủ "tham bát bỏ mâm" dù rằng nhiều đội bóng, kể cả nước ngoài như Adelaide (Australia) hay SK Brann (Na Uy) từng mời chào với những đề nghị hậu hĩnh. Khước từ những CLB nổi tiếng hơn B.BD rất nhiều, anh vẫn một mực trung thành với đại diện của V.League. "Tôi có thể hy vọng vào ĐT Nam Phi để dự World Cup 2010 nếu như đến với những CLB này. Nhưng với tôi, B.BD là sự lựa chọn hàng đầu vào lúc này", anh từng giải thích.
Philani Kubheka (áo sẫm) từng là trụ cột không thể thay thế của B.BD nhờ khả năng ghi bàn và kiến tạo tốt Ảnh: Đức Cường
Chân trái ma thuật
Philani sinh ngày 1979 tại Bergvilla, là người bộ tộc Zulu ở Nam Phi. Thưở nhỏ, anh gắn bó với đội bóng quê hương Orlando Pirates và từng được đánh giá có thể trở thành ngôi sao sáng của đội tuyển chủ nhà World Cup 2010. Nhưng đời không như mơ khi giấc mộng đến với những đội bóng lớn không thành, buộc anh chàng có cái chân trái rất khéo léo này phải khởi đầu lại với B.BD.
Anh đến thử việc hồi cuối năm 2005. Với một cầu thủ từng chơi bóng ở châu Âu, lại đang ở độ tuổi đỉnh cao của sự nghiệp, Philani đã nhanh chóng được ký hợp đồng để rồi trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất V.League.
Trong 8 năm khoác áo B.BD, Philani đóng góp trên dưới năm 50 bàn thắng. Cựu tuyển thủ U20 Nam Phi có thể ghi bàn tốt cả bằng chân và đặc biệt là không chiến nhờ sở hữu chiều cao lý tưởng lên đến 1m85. Nhưng so với nhiều chân sút khác như Huỳnh Kesley, Merlo (Đỗ Merlo) hay Samson (Hoàng Vũ Samson)..., anh vẫn phải sắm vai đàn em về khả năng ở tuyến đầu.
Tuy nhiên, giới mộ điệu nhớ nhiều đến Philani không hẳn là một "cỗ máy ghi bàn" mà là một chân chuyền thượng thặng với cái chân trái "ma thuật". Anh có kỹ thuật nhưng không quá lạm dụng để rê dắt, có tốc độ nhưng không bứt tốc thừa thãi để có thể đẩy đồng đội vào thế hụt hơi.
Lối chơi tư duy có điểm dừng đúng lúc ấy đã giúp cho Philani trở thành một chân chuyền thượng hạng của đồng đội. Mỗi cú nhấc chân để lật bóng là y như rằng, sóng gió ập đến khung thành đối phương. Bởi điểm rơi của bóng từ chân Philani chính xác đến từng cm.
Toàn vẹn cả về chuyên môn lẫn tính cách, Philani được coi là công thần của B.BD. Nhưng với cái bản tính hiền lành và chuẩn mực, ngoại binh này không có tư tưởng "làm vua ở phòng thay đồ" mà chỉ muốn thể hiện ở trên sân. Trong chiều dài thành công của B.BD, công trạng của Philani là rất lớn.
Có Philani trong đội hình, B.BD làm nên những chiến công vang dội bởi những danh hiệu chưa từng có trong lịch sử CLB (2 chức vô địch V.League 2007, 2008; 2 Siêu Cúp QG 2007, 2008; bán kết AFC Cup 2009; cùng với nhiều lần khác về nhì ở giải quốc nội. Kết thúc V.League 2013, tiền đạo này chia tay đội bóng miền Đông Nam Bộ. Đó cũng là thời điểm, Chelsea Việt Nam vung tiền để thực hiện một cuộc cách mạng nhân sự tạo tiền đề cho "kỷ nguyên" thành công thứ hai với 2 chức vô địch V.League (2014, 2015).
Xứng đáng nhận thu nhập "khủng"
Theo tiết lộ của các thành viên BHL B.Bình Dương, cựu Chủ tịch Nguyễn Minh Sơn từng cho biết, đội bóng đã trả cho Philani số tiền khoảng 40 tỷ đồng gồm lương, phí lót tay, thưởng... trong suốt thời gian cầu thủ này cống hiến cho đội bóng. Với thu nhập cao chót vót ấy, Philani đã đảm bảo tốt cuộc sống cho người thân ở quê nhà. Thực tế thì những đóng góp của anh cũng hoàn toàn xứng đáng với số tiền được nhận.
VÀI NÉT VỀ PHINALI
Tên đầy đủ: Philani Bhekizizwe Lancelot Kubheka
Sinh ngày: 18/5/1979
Vị trí: Tiền đạo cánh
Các CLB đã qua
Orlando Pirates (2003-2004)
B.BD (2005-2013)
Negeri Sembilan FA (Malaysia, 2014)
Phan Hồng
Kiếm đâu ra 14 đội đá Hạng nhất? VFF và VPF muốn xóa bỏ nghịch lý giải Hạng nhất, Hạng nhì quốc gia có số đội tham dự còn ít hơn V-League, nhưng quyết định nâng lên con số 14 đội ở mỗi hạng kể từ mùa 2021 xem chừng vội vã Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải hôm 8-4...