Giải “độc” cho người tiêu dùng: “Bắt mạch” mối lo của dân
Thước đo hiệu quả trong đấu tranh, ngăn chặn các vi phạm ATVSTP không thể chỉ tính bằng số lượng các vụ bắt giữ, mà phải xem các vụ, việc ấy đã “đánh” trúng, đúng những mối lo thường trực của nhân dân hay chưa. Bánh phở chứa formadehyt giò – chả có hàn the, là 2 trong số những vụ điển hình đã làm thay đổi nhận thức trong người dân.
Người dân mong mỏi lực lượng chức năng phanh phui nhiều hơn các vi phạm ATVSTP tại các khu chợ
Những nguy cơ hiện hữu
Video đang HOT
Một trong những nguyên nhân khiến thực phẩm mất an toàn, có “đất” tồn tại bao năm nay chính là do sự tắc trách, thiếu sâu sát của các lực lượng chức năng trong khâu kiểm tra, giám sát. Việc những người nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, phân bón trong sản xuất rau, củ, quả sử dụng thuốc tăng trọng, chất tạo nạc trong chăn nuôi được giới truyền thông cảnh báo nhiều lần (mới đây nhất là vụ sử dụng hóa chất để sản xuất giá đỗ), nhưng động thái được cho là quyết liệt nhất từ phía cơ quan chức năng không gì hơn là… khuyến cáo. “Lực lượng chuyên trách đấu tranh, ngăn chặn các vi phạm về ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lâu nay không phát hiện, điều tra khám phá được vụ việc nào” – một cán bộ nhiều năm công tác trong “mảng” đấu tranh với các vi phạm về ATVSTP thẳng thắn thừa nhận.
Công đoạn sản xuất, nuôi trồng không sạch, khâu chế biến tiếp tục “đầu độc” nặng hơn người tiêu dùng. Hãy nhìn từ các vụ việc bắt xe ô tô vận chuyển nầm động vật. Sau mỗi chiến công, lực lượng công an, QLTT, thú ý lại đưa ra khuyến cáo về hóa chất độc hại dùng bảo quản sản phẩm, nhưng chất độc ấy là gì thì ngay cả cơ quan y tế cũng không thể “chỉ mặt, đọc tên”. Hầu hết “đặc sản” nầm dê, nầm lợn bán ở các quán ven đường đều là hàng nhập lậu, đã qua tẩm ướp hóa chất. Vào tay các ông – bà chủ quán, sản phẩm động vật tiếp tục được ướp thêm các phụ gia không rõ nguồn gốc. Thiếu những cảnh báo, khuyến cáo của cơ quan chức năng, thực phẩm không an toàn ồ ạt tấn công người sử dụng.
“Lượng” không quan trọng bằng “chất”
Người dân Thủ đô từng có thời kì tẩy chay phở vì có formadehyt, giò – chả có hàn the, tương ớt có Rhodamine B. Việc lực lượng công an phanh phui những vụ “đầu độc” kinh hoàng bằng hóa chất công nghiệp gây ung thư thời điểm đó, đã giúp thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng, lựa chọn thực phẩm trong đại bộ phận người dân. Thượng tá Nguyễn Việt Tiến – Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho hay: Vi phạm phổ biến nhất trong chế biến thực phẩm hiện nay là sử dụng chất hỗ trợ độc hại. Danh mục các chất hỗ trợ được Bộ Y tế cho phép dùng trong thực phẩm, giá thành đều khá đắt. Điển hình như chất tạo đỏ trong tương ớt, giá bán khoảng 1,8 triệu đồng/kg, nhưng nếu các cơ sở sản xuất sử dụng Rhodamine B – hóa chất công nghiệp dùng trong dệt nhuộm vải để thay thế, giá chỉ 150.000 đồng/kg – Thượng tá Nguyễn Việt Tiến dẫn chứng. Tương ớt – loại gia vị bình dân còn thế, các món ăn khác khó tránh khỏi bị tẩm ướp chất hỗ trợ cấm.
“Thước đo hiệu quả trong đấu tranh, ngăn chặn các vi phạm ATVSTP không nên tính bằng số lượng các vụ bắt giữ, mà hãy xem các vụ, việc ấy đã “đánh” trúng, đúng những lo lắng thường trực của nhân dân chưa” – một cán bộ nêu quan điểm. Để tạo ra những “cú hích”, giúp thay đổi thói quen, nhận thức của nhân dân trong sử dụng thực phẩm, không cách nào khác, lực lượng chức năng phải bám chặt cơ sở. Chặn thực phẩm không an toàn vào các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đang bị xem nhẹ – cán bộ này cho biết thêm. Chế tài xử lý hành vi “đầu độc” người tiêu dùng cũng là một trong những kẽ hở tiếp tay cho thực phẩm bẩn – Thượng tá Nguyễn Việt Tiến khẳng định. Dẫn chứng lại vụ sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân, 2 kẻ liên quan bị tử hình, chỉ huy phòng nghiệp vụ nói: Nghị định 91/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP (có hiệu lực ngày 25-12-2012), quy định mức xử phạt cao nhất đối với hành vi sử dụng hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm chỉ là 100 triệu đồng.
Chưa đánh trúng, đúng “gốc” thực phẩm “bẩn” những “kẽ hở” trong kiểm soát của cơ quan thú y không có chế tài truy tố, xử lý những người cố tình “đầu độc” người tiêu dùng đang là những rào cản trong đấu tranh, xử lý đối với các vi phạm này. Tuy nhiên, bài học “dẹp” gà lậu trong 2 tháng qua tại Hà Nội cho thấy, khi các lực lượng cùng “xắn tay” vào cuộc, thực phẩm mất an toàn sẽ được hạn chế đáng kể.
Theo ANTD
Những chiến công đi vào lòng dân
Hơn cả phần thưởng, giấy khen, những thành tích, chiến công, hy sinh, mất mát thầm lặng của lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy CATP Hà Nội trong suốt 15 năm qua, đã được các tầng lớp nhân dân Thủ đô ghi nhận, đánh giá cao.
Lực lượng công an phát hiện vụ vận chuyển ma túy qua đường hàng không
Ra đời trong "cơn bão"
Là "lớp" thế hệ cán bộ lãnh đạo đầu tiên, gắn bó với đơn vị từ những ngày đầu thành lập, Thượng tá Nguyễn Ngọc Biên - Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - CATP Hà Nội, vẫn nhớ như in những phức tạp của loại tội phạm này thời điểm đó: Trước khi lực lượng chuyên trách ra đời, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy ở một số địa bàn nội thành Thủ đô diễn ra công khai, trắng trợn. Một số điểm, tụ điểm ma túy dần định hình, gắn với những cái tên nhức nhối như: xóm liều Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng), "chợ" ma túy Phúc Xá (quận Ba Đình)... Chưa dừng lại, tội phạm, tệ nạn ma túy "loang" dần cả ra các khu dân cư như: Trung Phụng, Khâm Thiên (quận Đống Đa), các bến tàu, xe gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Thực tế trên đòi hỏi có một lực lượng chuyên trách đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này. Triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 19-12-1997, Công an Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt phòng CSĐT tội phạm về ma túy. Thành lập trong giai đoạn "cơn bão" ma túy "quét" qua Hà Nội mạnh nhất, nhiệm vụ số 1 của lực lượng này thời điểm đó là làm giảm tội phạm, tệ nạn ma túy xảy ra trên địa bàn, cụ thể ở 3 tiêu chí: Giảm "cung" (chặn nguồn ma túy về Hà Nội), giảm "cầu" (giảm số người nghiện) và giảm tác hại của ma túy đến mọi người, mọi nhà.
Dấn thân, hóa trang vào các điểm, tụ điểm ma túy "nóng" nhất, bức xúc nhất để nắm tình hình, trinh sát Phòng nghiệp vụ và các Đội CSĐT tội phạm về ma túy công an các quận, huyện, thị xã... nhanh chóng nhận diện, dựng được danh sách số "đầu nậu" lớn để tập trung triệt xóa. Song song với công tác điều tra, bắt giữ, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy cũng tham mưu cho UBND TP chỉ đạo chính quyền các địa bàn trọng điểm tham gia tích cực trong phòng chống ma túy, vận động các tổ chức, đoàn thể hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm. "Hà Nội từ chỗ có 13 địa bàn trọng điểm, đến nay chỉ còn 1, không còn tình trạng công khai mua bán, sử dụng trái phép ma túy" - Thượng tá Nguyễn Ngọc Biên nói.
Trách nhiệm lớn lao
Đại tá Trần Đức Long - Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - CATP Hà Nội chia sẻ: Cùng với việc chặn nguồn ma túy từ tỉnh ngoài về Hà Nội, 15 năm qua, mỗi CBCS đều ý thức rõ trách nhiệm, bổn phận của mình trong việc giải quyết, "hạ nhiệt" các điểm "nóng" ma túy tồn tại trong dân. "Quét" được số đối tượng "đại lý" bán lẻ ma túy trong khu dân cư, nơi công cộng lại khiến CBCS vui chẳng kém khi khám phá chuyên án lớn - vì phần thưởng là những lời động viên, khích lệ, ghi nhận trực tiếp của nhân dân" - Đại tá Trần Đức Long cho hay.
Từng bóc gỡ nhiều chuyên án ma túy lớn, chứng minh hành vi mua bán hàng nghìn bánh heroin của các đối tượng trong đường dây, 15 năm qua, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Công an Hà Nội cũng đi tiên phong trong điều tra, phát hiện các thủ đoạn vận chuyển ma túy tinh vi qua đường hàng không cất giấu "hàng trắng" trong người kịp thời phát hiện những biến tướng trong kinh doanh quán bar, karaoke...
"Trong các loại tội phạm, "dân buôn" ma túy được đánh giá hoạt động có tổ chức chặt chẽ hơn cả" - Thượng tá Nguyễn Ngọc Biên đánh giá. Tội phạm ma túy hiện cấu kết chặt chẽ với tội phạm kinh tế, hình sự, số đối tượng có tiền án ở nhiều địa phương, nên hoạt động ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ. Những kẻ mua bán "cái chết trắng" chưa khi nào từ bỏ ý định dùng tiền, vật chất để mua chuộc CBCS thực thi nhiệm vụ. Công tác XDLL, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng cho CBCS, vì vậy luôn được đơn vị coi trọng.
Nói về một số nhiệm vụ trọng tâm của toàn lực lượng trong thời gian tới, chỉ huy đơn vị cho biết, sẽ phối hợp chặt chẽ với công an các địa phương giáp ranh, các tỉnh, TP trên toàn quốc để chặn ma túy từ tỉnh ngoài thẩm lậu về Hà Nội, từ nước ngoài vào Việt Nam kịp thời phát hiện đối tượng sản xuất trái phép ma túy tổng hợp thực hiện chỉ đạo của TP về đấu tranh, "hạ nhiệt" các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh vận động người nghiện đi cai tại các trung tâm đạt hiệu quả cao... Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, cùng với sự giúp đỡ, động viên của nhân dân, các lực lượng liên quan, CSĐT tội phạm về ma túy cần nhiều hơn sự đầu tư thích đáng về phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ.
15 năm qua, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy - CATP Hà Nội đã điều tra, khám phá trên 36.000 vụ, với trên 51.000 đối tượng phạm các tội về ma túy, thu giữ 255kg heroin, 90kg ma túy tổng hợp, 307kg thuốc phiện... Trung bình, số vụ án ma túy mà Công an Thủ đô điều tra, khám phá chiếm 20% toàn quốc.
Theo ANTD
Trùm gỗ lậu sau những tháng ngày đao búa Suốt bao nhiêu năm nay, hình ảnh người vợ trẻ cùng đàn con nheo nhóc đứng trước đồn công an vẫn chưa thôi ám ảnh trong ký ức của Hòa. Cũng từ sự ám ảnh này mà gã giang hồ với biệt danh "Hòa Tây" một thời nổi tiếng là đại ca trùm buôn gỗ lậu chấm dứt những cuộc thanh trừng, đấu...