Giải độc bằng nước
Uống nước là cách vừa an toàn vừa tác dụng đồng bộ trên lá gan, trái thận, túi mật, làn da, khung ruột, lại thêm rẻ tiền cũng như không mất thời giờ của người sử dụng.
Có nhiều cách giải độc với mức độ khác nhau, từ xông hơi với tinh dầu cây thuốc cho đến dùng dược thảo có tính lợi mật, nhuận trường, lợi tiểu… nhưng ít ai biết uống nước là cách vừa an toàn vừa tác dụng đồng bộ trên lá gan, trái thận, túi mật, làn da, khung ruột, lại thêm rẻ tiền cũng như không mất thời giờ của người sử dụng.
Siegmund Hahn, thầy thuốc ở nước Áo, nổi tiếng nhờ khuyến khích bệnh nhân uống nước nhiều lần trong ngày, uống từng ngụm nhỏ với tổng lượng khoảng 250 ml, mỗi giờ một lần, 8-10 giờ mỗi ngày và liên tục trong 2-3 tuần.
Tất nhiên, người uống nước cần đi tiểu khi mắc tiểu. Theo bác sĩ Hahn, chỉ cần cung cấp nước cho cơ thể theo kiểu rỉ rả nhưng đều đặn như thế thì chất độc trong cơ thể dù cứng đầu đến đâu cũng mềm dần rồi bị đào thải theo dòng nước luân lưu. Đến đá còn mòn vì nước chảy, nói gì đến cholesterol hay axít uric.
Video đang HOT
Thầy thuốc ở Ấn Độ, qua nhiều công trình nghiên cứu gần đây, cũng đã chứng minh là ly nước khoáng uống vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy, lúc chưa ăn điểm tâm, có tác dụng lợi mật, lợi tiểu và nhuận trường mạnh hơn nhiều loại thuốc.
Tu sĩ Sebastian Kneipp, lương y danh tiếng ở Đức, một thời gây tiếng vang khắp châu Âu nhờ tài điều trị chứng nhức nửa đầu như búa bổ, táo bón kinh niên, suy nhược thần kinh… bằng cách bắt bệnh nhân nhịn ăn và chỉ uống nước mỗi giờ với vài muỗng canh trong suốt liệu trình kéo dài từ vài ngày đến một tuần.
Phương pháp của Kneipp hiện nay vẫn còn được phổ biến trong nhiều trung tâm điều trị phục hồi ở Đức. Thầy thuốc bên các nước đó chắc chắn đã ghi nhận hiệu quả thế nào mới trân trọng kinh nghiệm của người xưa đến thế vì họ không hề thiếu thuốc hóa chất tổng hợp.
Giải độc bằng nước vì thế là phương pháp nên được áp dụng một cách định kỳ cho người hút thuốc, uống rượu, lạm dụng thịt mỡ… Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu được nước khoáng thiên nhiên càng tốt, bằng không thì dùng nước đun sôi để nguội chứ không phải cứ nước sông, ao, hồ gì cũng chơi tuốt thì ắt dễ mang họa vào thân.
Thêm nữa, liệu pháp giải độc bằng nước chỉ hiệu quả khi người áp dụng đồng thời chủ động tiết giảm lượng thịt cá trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày và thay vào đó là rau quả tươi, càng đa dạng càng tốt. Khéo hơn nữa là khi kết hợp trong khẩu phần các loại thức ăn như cải chua, sữa chua. Đừng tưởng cứ chua là hại.
Các món này tuy có vị chua nhưng sau khi được biến dưỡng lại có tính kiềm cần thiết cho tiến trình biến dưỡng. Các món này đúng là chua trên đầu lưỡi nhưng hậu vị lại ngọt vô cùng cho sức khỏe, nhất là khi đi kèm với hoạt chất không thể thiếu trong cơ thể: Nước!
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM)
Theo NLĐ
Dùng mía chữa bệnh thật hay!
Mía là một vị thuốc rất tốt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Dưới đây là những bài thuốc từ mía do Lương y Phạm Như Tá hướng dẫn:
Theo y học cổ truyền thì mía có vị ngọt, tính mát, có những công dụng như: thanh nhiệt (làm mát cơ thể), điều hòa chức năng dạ dày, nhuận trường, giải rượu, sinh tân dịch (tạo nước cho cơ thể), chữa sốt cao, trị kiết lỵ, trị ho (do nhiệt), bổ tâm tỳ...
Xưa nay y học cổ truyền thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, tân dịch thiếu, táo bón, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiểu tiện khó, sốt cao...
Dưới đây là những bài thuốc được y học cổ truyền, và dân gian hay dùng để trị một số bệnh:
- Với những chị em trong giai đoạn mang thai, cơ thể có tình trạng phù (phù nhẹ) thì có thể dùng một ít thân mía rửa sạch, lóc bỏ vỏ đem nấu nước uống trong ngày, có thể uống nhiều lần trong ngày.
- Với phụ nữ mang thai hay bị nôn ói do ốm nghén thì dùng một ít thân mía, rửa sạch, lóc bỏ vỏ ép lấy nước rồi cho vào một tí gừng tươi, khuấy đều để dùng.
- Trường hợp trẻ em hay ra mồ hôi trộm thì nên cho trẻ dùng nước mía thường xuyên.
- Nếu bị tình trạng tiểu gắt, đau buốt nhẹ, có thể dùng một ít thân mía, rửa sạch, lóc bỏ vỏ, rồi cho vào ấm nấu cùng với một ít lá mã đề tươi. Nấu chín, lấy nước uống trong ngày. Còn nếu bị tình trạng khó tiểu thì có thể dùng một ít thân mía, một ít râu bắp và một ít xa tiền thảo, đem nấu lấy nước uống trong ngày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng mía vào một số bài thuốc khác như: củ gừng tươi rửa sạch, đập dập lấy một ít nước rồi đem gia vào ly nước mía nguyên chất, trộn đều để dùng cho những người bị viêm dạ dày; người bị táo bón ngoài việc ăn uống nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước còn có thể dùng phương pháp lấy nước mía trộn với một ít mật ong và uống vào lúc bụng đói, uống 2 lần trong ngày.
Theo Khánh Vy
Thanh Niên
Ăn gì sau nhậu? Nếu tưởng lạm dụng rượu bia chỉ dẫn đến bệnh gout, với cơn đau khớp ác liệt chẳng khác nào nằm dưới cưa máy, thì nhầm. Không thiếu người hiện nay không khó ăn, cũng không khó nói nhưng khó nằm cho yên vì gai cột sống vừa chĩa vừa đè thần kinh đâu đó. Nhưng không lẽ vì thế mà đành uống...