Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga – Ukraine
Giai đoạn Đông – Xuân sắp tới dự kiến sẽ là thời điểm quan trọng, có thể định hình tương lai cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng như vị thế đàm phán của hai bên, trong bối cảnh có sự thay đổi nhân sự cấp cao trong chính quyền Mỹ.
Quân nhân Ukraine trú dưới một con hào trong trận pháo kích gần thành phố Bakhmut, Ukraine ngày 8/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Những tháng mùa Đông – Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.
Hãng tin Reuters ngày 11/11 dẫn lời một quan chức cấp cao Ukraine giấu tên cho biết, 4 đến 5 tháng tới sẽ là thời điểm quyết định cho lập trường đàm phán của cả hai bên. Đặc biệt, sự trở lại Nhà Trắng sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khiến Kiev phải tính toán lại chiến lược kết thúc xung đột.
“Mùa Đông năm nay là thời điểm quan trọng. Ngay bây giờ chúng tôi sẽ xác định vị thế của cả hai bên trong các cuộc đàm phán”, vị quan chức này nhấn mạnh.
Giới chức Ukraine cũng đang theo dõi sát sao việc ông Trump bổ nhiệm ai vào các vị trí then chốt về an ninh và quốc phòng. Đáng chú ý, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, người được Kiev đán.h giá là thân thiện với Ukraine, sẽ không có mặt trong chính quyền mới ở Mỹ.
Video đang HOT
Một điểm đáng lo ngại với Ukraine là khả năng gia nhập NATO có thể sẽ khó khăn hơn khi ông Trump đắc cử. Bên cạnh đó là nguy cơ viện trợ quân sự bị cắt giảm. “Tôi hy vọng chính quyền Biden sẽ cố gắng tránh rủi ro đó bằng cách đẩy nhanh tốc độ viện trợ”, một quan chức Ukraine khác chia sẻ.
Tuy nhiên, Kiev cũng không hài lòng với chính quyền Biden. Theo một nguồn tin ngoại giao cấp cao tại Kiev, tâm trạng ở Ukraine “khá ảm đạm” và “sự thất vọng ngày càng tăng” có thể thấy rõ qua các phát biểu gần đây của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Về phía Nga, theo tờ Izvestia ngày 12/11, phái viên Nga Alexander Lukashevich tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ch.ỉ tríc.h NATO đã và đang phá hoại hệ thống an ninh châu Âu thông qua việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự và cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ông Lukashevich nhấn mạnh: “Hoặc là an ninh cho tất cả mọi người, hoặc không có an ninh cho bất kỳ ai”.
Trong khi đó, nhà phân tích chính trị người Pháp Nikola Mirkovic cảnh báo về sự hiện diện của “những người diều hâu trong phe NATO” có thể gây trở ngại cho đàm phán giữa Moskva và Washington. Ông Mirkovic cho rằng họ đang tận dụng những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ của Tổng thống Biden để kéo dài xung đột, đồng thời tạo khó khăn cho chính sách đối ngoại của ông Trump khi trở lại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga: Ukraine đã liên lạc 2 lần thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình
Tổng thống Nga kêu gọi Ukraine làm rõ lập trường về các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh rằng Moskva luôn sẵn sàng đối thoại với điều kiện lợi ích của mình được tôn trọng.
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 26/10, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã hối thúc Ukraine làm rõ lập trường của mình về các cuộc đàm phán hòa bình.
"Các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi đã tiếp cận chúng tôi với những gì họ mô tả là sáng kiến từ phía Ukraine. Nhưng mỗi lần chúng tôi đồng ý, phía Ukraine đã rút lại đề xuất của họ. Điều này đã xảy ra hai lần. Tóm lại, chúng tôi cần làm rõ về sự sẵn sàng và ý định của họ", ông Putin nêu rõ.
Nhà lãnh đạo Nga tiết lộ rằng đại diện Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa cho ông "các tài liệu liên quan đến Ukraine" bên lề hội nghị thượng đỉnh khối kinh tế BRICS tại thành phố Kazan, mà Tổng thống Putin cho biết cần phải xem xét cẩn thận và ông vẫn chưa có cơ hội xem xét kỹ lưỡng.
"Nga chưa bao giờ từ bỏ đàm phán với Ukraine và chúng tôi đã chuẩn bị cho một thỏa thuận hợp lý", ông Putin nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải xem xét và tôn trọng lợi ích của Nga.
Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine vào tháng 2/2022, tuyên bố rằng họ phải hỗ trợ và bảo vệ các khu vực phía đông Donetsk và Luhansk, những nơi đã giao tranh với Kiev kể từ năm 2014.
Trong khi một số quốc gia, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, đã đóng vai trò trung gian để tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận hòa bình tiềm năng, các cuộc đàm phán này đã phải đối mặt với những trở ngại đáng kể, thường bị đình trệ hoặc đổ vỡ.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đóng vai trò chủ chốt trong các nỗ lực hòa giải, bao gồm cả các cuộc đàm phán ban đầu vào năm 2022, dẫn đến các thỏa thuận về các vấn đề quan trọng như xuất khẩu ngũ cốc.
Nhưng bất chấp những đề xuất thỉnh thoảng từ cả hai bên, các cuộc đàm phán hòa bình rộng lớn hơn vẫn không đạt được tiến triển, phần lớn là do các yêu cầu không tương thích và sự mất lòng tin.
Phát biểu với các phóng viên trên đường trở về từ hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan hôm 25/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho biết ông đã nhận thấy kỳ vọng từ Tổng thống Putin về khả năng trao đổi tù nhân với Ukraine, sự kiện mà Ankara đã sắp xếp hai lần kể từ khi xung đột nổ ra.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ theo dõi chặt chẽ các bước liên quan đến cuộc trao đổi như vậy", ông Erdoğan lưu ý.
Chuyến công du con thoi tới loạt nước châu Âu của Tổng thống Ukraine Mục tiêu của Tổng thống Zelensky là tìm kiếm thêm vũ khí và tài chính từ phương Tây nhằm tăng cường năng lực quốc phòng và củng cố quan hệ ngoại giao với các nước đối tác châu Âu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thủ đô London, Anh, ngày 10/10/2024. Ảnh: AA/TTXVN Trước tình hình xung đột ở Ukraine vẫn diễn biến...