Giai đoạn nào nguy hiểm nhất khi mắc COVID-19?
Theo các chuyên gia, với nhiều bệnh nhân COVID-19, tuần thứ hai là giai đoạn nguy hiểm nhất. Bởi lúc này, cơ thể người bệnh có những phản ứng nghiêm trọng nhất với virus SARS-CoV-2.
Khi mắc COVID-19, các triệu chứng bệnh có thể tiến triển với khả năng chuyển từ thể bệnh nhẹ hoặc thể bệnh trung bình sang thể bệnh nặng. Tình trạng này thường xảy ra khoảng một tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện lần đầu tiên và có thể sớm hơn hay muộn hơn.
Những giai đoạn tiến triển của COVID-19
Các nhà khoa học đã phân tích sự tiến triển của những người mắc COVID-19 ghi nhận khung thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng thông thường đến khi có triệu chứng khó thở khoảng 5 đến 8 ngày. Ở những người bị bệnh nặng, thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cho đến khi nhập viện để được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ICU (Intensive Care Unit ) khoảng 9,5 đến 12 ngày.
Các hạt li ti của virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Trên Zing, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ người bệnh COVID-19 ở Hà Nội) chia sẻ, một số F0 hết triệu chứng (hết sốt, người khỏe lên…), thậm chí âm tính sau 4-6 ngày nhưng đến ngày 8-10 thì đột ngột chuyển nặng, không khó thở nhưng SpO2 giảm chỉ còn 60-70% và có người đã không qua khỏi, đa số đều phải nhập viện cấp cứu.
Tuần thứ hai là giai đoạn nguy hiểm nhất
Theo giới chuyên gia, với bệnh nhân COVID-19 tuần thứ hai là giai đoạn nguy hiểm nhất. Đặc biệt, những bệnh nhân bị béo phì hay có bệnh nền, bệnh nan y như tiểu đường, suy gan thận… và người trên 50 tuổi thì bệnh rất dễ có chuyển biến xấu. Bởi lúc này, cơ thể người bệnh có những phản ứng nghiêm trọng nhất với virus SARS-CoV-2. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột ngay cả khi trước đó tình trạng của họ khá ổn định.
Giai đoạn đầu khi mắc COVID-19, người bệnh cảm thấy ho, sốt, rát họng nhưng đây không phải thời kỳ nguy hiểm nhất vì lúc này phổi vẫn có thể giãn nở bình thường, không có sự gia tăng khoảng chết, kháng cự đường thở.
Vào ngày thứ 5-7 hoặc thậm chí là ngày thứ 10, kể cả khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính, giai đoạn nguy hiểm có thể xảy ra. Bệnh có thể diễn biến nhanh và xảy ra tình trạng mất bù hô hấp. Phần phổi lành sẽ phải bù cho các phần đã bị virus tấn công, gây tổn thương. Giai đoạn này tình trạng thiếu oxy đã khá nghiêm trọng, diễn biến rất nhanh khi bệnh nhân xuất hiện khó thở hay còn gọi là “thiếu oxy thầm lặng” hoặc “happy hypoxia”. Tình trạng này được chẩn đoán khi người bệnh không cảm thấy khó thở nhưng SpO2 lại giảm dưới 94%.
Thống kê có tới 20% các trường hợp người bệnh nhập viện không cảm thấy khó thở nhưng lại có biểu hiện bất thường trên CT và cần bổ sung oxy. Tình trạng này có thể giải thích: giai đoạn đầu của bệnh, phổi có thể còn giãn nở bình thường, không có sự gia tăng khoảng chết và kháng cự đường thở nên trung tâm hô hấp không cảm thấy bất thường về việc thở. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nhanh và xảy ra tình trạng mất bù hô hấp khiến bệnh nhân ngột thở nhanh, sâu chính là dấu hiệu của suy hô hấp tiến triển trong COVID-19.
Bình thường phần phổi lành sẽ có thể bù cho các phần phổi bị tổn thương, nên với người hơi thiếu oxy đã khó thở thì khoảng bù trừ này còn lớn hơn. Nhưng những bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu oxy thầm lặng thì khoảng bù rất nhỏ, do đó sẽ tiến triển nặng nhanh chóng ngay sau khi xuất hiện khó thở. Thiếu oxy ở bệnh nhân COVID-19 phản ánh sự tổn thương phổi mà đã vượt qua mức bù trừ của cơ thể. Lúc này người bệnh cần được hỗ trợ bởi các biện pháp hồi sức.
Video đang HOT
Những dấu hiệu để nhận biết người bệnh thiếu oxy cần được cấp cứu và chuyển viện kịp thời gồm có:
Khó thở. Nhịp thở tăng. SpO2
Nhiều bệnh nhân COVID-19 không cảm thấy khó thở nhưng SpO2 lại giảm dưới 94%. Ảnh minh họa
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh một số người có nồng độ oxy máu thấp nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy F0 điều trị tại nhà mỗi ngày cần chủ động đo SpO2 1-2 lần theo hướng dẫn để phát hiện nguy cơ này.
Một số lưu ý về thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân COVID-19:
Tình trạng thiếu oxy thầm lặng có thể rơi vào ngày thứ 7-10 từ khi phát hiện bệnh. Nếu SpO2 đã là chỉ dấu nguy hiểm cần phải lưu ý. Nếu SpO2 là cận kề nguy hiểm và người bệnh cần được hỗ trợ thở oxy sớm và chuyển nhanh nhất đến cơ sở y tế để điều trị. Một số lưu ý về hội chứng thiếu oxy thầm lặng gồm:
Tuyệt đối không chủ quan chỉ căn cứ vào triệu chứng khó thở mà bỏ quan chỉ số SpO2 trên máu.Nằm tư thế, tập thở tốt để cải thiện SpO2: Nằm sấp giúp phân bố máu trong những vùng phía sau, rất quan trọng trong điều trị COVID-19 giai đoạn sớm và cải thiện oxy máu về lâu dài. Ngoài ra những vùng phổi phía sau lưng vốn ít được thông khí thì khi nằm sấp những vùng phế năng sẽ được phân bố oxy hít vào nhiều hơn.Người bệnh không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan, nếu điều trị F0 tại nhà cần phải có thiết bị đo SpO2 và có người nhà theo dõi.
F0 Hà Nội "bùng nổ", y tế phường "khó chồng khó"
Những ngày vừa qua, số F0 tại Hà Nội đã tăng vọt. Đỉnh điểm tối 22/2, Sở Y tế Hà Nội công bố, Thủ đô ghi nhận 6.860 F0 chỉ trong 24 giờ.
Con số này cao gấp đôi so với giai đoạn trước Tết.
Theo một lãnh đạo ngành y tế Hà Nội, thời điểm trước, trong và sau Tết, sự đi lại, giao lưu của người dân tăng lên chắc chắn sẽ làm gia tăng số lượng bệnh nhân Covid-19. Đây là điều đã xác định trước.
Ngoài ra, ngay sau Tết các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới sẽ tăng lên và dần trở lại bình thường sẽ là một gánh nặng cho bộ phận kiểm dịch y tế quốc tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội đã bao phủ cơ bản các mũi tiêm vaccine Covid-19, vì vậy số bệnh nhân có diễn biến nặng và nguy kịch là rất thấp.
Mục tiêu hàng đầu của ngành y tế là tiếp tục củng cố hệ thống y tế cơ sở, bố trí trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc điều trị, oxy để các đối tượng có nguy cơ cũng như các F0 nhanh chóng tiếp cận y tế.
Y tế cơ sở khó đủ bề khi "F0 tăng nhưng nhân lực giảm"
Theo nhận định của các chuyên gia, khi Hà Nội thay đổi chiến lược từ "Zero Covid-19" sang "thích ứng an toàn, linh hoạt", phần gánh nặng dịch chuyển sang hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19 và lực lượng y tế cơ sở.
Tuy nhiên, với việc F0 tăng quá nhanh, nhiều trạm y tế phường đang rơi vào tình trạng quá tải, dẫn đến việc khó đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Y tế cơ sở khó đủ bề khi "F0 tăng nhưng nhân lực giảm" (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).
Trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo ngành y tế quận Nam Từ Liêm (một trong những quận có số bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận cao nhất Hà Nội) cho hay, thời gian vừa qua, F0 trên địa bàn quận tăng nhanh, đáng chú ý có một số lượng không nhỏ lực lượng y tế, trong đó có lực lượng điều trị F0 tại nhà cũng mắc Covid-19. Do đó, khó khăn lại càng chồng chất với lực lượng y tế cơ sở.
"Một trong những khó khăn lớn nhất của y tế cơ sở ở quận chúng tôi là thiếu nhân lực. Do đó, hiện nay quận đang làm văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị chỉ đạo các lực lượng y tế hỗ trợ thêm như Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, để đáp ứng với khối lượng công việc rất lớn hiện tại", vị này cho hay.
Quận Đống Đa là một trong các khu vực "lõi" có dịch diễn biến phức tạp của Hà Nội hiện nay. Tính riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ 29/4), quận Đống Đa đã ghi nhận 13.842 F0. Những ngày gần đây, mỗi 24 giờ, quận lại ghi nhận thêm khoảng 200 ca Covid-19.
Theo một lãnh đạo ngành y tế quận Đống Đa, lực lượng y tế cơ sở đang phải hoạt động "hết công suất" để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Vị này cho hay, hiện tại có nhiều kênh để tiếp nhận tư vấn hỗ trợ các F0, người nghi nhiễm từ xa như: Tổng đài 1022, tổ chăm sóc Covid-19 cộng đồng, trạm y tế lưu động, trạm y tế cố định.
Tuy nhiên, có một thực trạng là người dân khi có thắc mắc đa phần chỉ gọi điện đến trạm y tế cố định. Do đó, mỗi ngày các trạm y tế cố định tiếp nhận đến hàng trăm cuộc gọi, dẫn đến tình trạng nghẽn mạng.
"Nhiều người dân không thể liên lạc trạm y tế cố định do nghẽn mạng lại có tâm lý bức xúc. Trong khi đó, tại mỗi khu dân cư đều đã có thông báo về cách liên hệ các đường dây hỗ trợ khác", lãnh đạo này chia sẻ.
Công nhận F0: Nơi phải xếp hàng, nơi chỉ cần làm online
Dịch lây lan nhanh khiến việc xét nghiệm khẳng định F0 trở thành một gánh nặng lớn cho lực lượng y tế phường.
Mặc dù nhiều người dân chủ động test nhanh Covid-19 tại nhà. Tuy nhiên, để được xác nhận là F0, theo quy định của Bộ Y tế, việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên phải do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Người dân đến xét nghiệm khẳng định tại trạm y tế phường Hoàng Liệt.
Như Dân trí đã phản ánh, tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, trạm y tế phường yêu cầu người dân tự test nhanh tại nhà dương tính cần đến trạm y tế để xét nghiệm lại thì mới được khẳng định là F0.
Việc này, theo một lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt, nhằm đảm bảo xác định chính xác người mắc Covid-19, bởi người dân tự test tại nhà khó có thể đảm bảo đúng kỹ thuật hoàn toàn.
Tuy nhiên, vì số lượng người tự test tại nhà có kết quả dương tính quá đông đã dẫn đến tình trạng hàng chục người thuộc diện "nghi ngờ" xếp hàng chờ xét nghiệm khẳng định tại trạm.
Phường Hoàng Liệt cũng đã có báo cáo lên cấp trên để yêu cầu được hỗ trợ thêm nhân sự nhằm giảm tải cho lực lượng y tế phường.
Tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, người dân khi tự test nhanh tại nhà cho kết quả dương tính SARS-CoV-2 cũng được yêu cầu đến xét nghiệm lại tại trạm.
Chị P.M.L., địa chỉ tại đường Tam Trinh, phường Mai Động chia sẻ: "2 ngày qua tôi có triệu chứng mệt mỏi, viêm họng nên đã tự test nhanh và cho kết quả "2 vạch". Sau khi liên hệ lên Trạm Y tế phường Mai Động được hướng dẫn đến trạm để xét nghiệm lại. Cán bộ y tế phường cũng lưu ý tôi đến lúc 6h tối vì số lượng người cần xét nghiệm rất đông".
Tại quận Hà Đông, theo lãnh đạo Trung tâm Y tế quận, người dân trên địa bàn quận khi tự test nhanh tại nhà có kết quả dương tính có 2 cách để được khẳng định là F0. Thứ nhất, người dân có thể đến trạm y tế để xét nghiệm lại; cách thứ hai, người dân gọi "video call" nhân viên y tế và tự thực hiện test dưới sự giám sát từ xa của nhân viên y tế.
Tại quận Nam Từ Liêm, người dân tự test nhanh tại nhà dương tính, bên cạnh việc đến trạm y tế phường để xét nghiệm lại, có thể lựa chọn phương án tự quay video quá trình tự test tại nhà và gửi cho cán bộ y tế có thẩm quyền để được công nhận là F0 từ xa.
"Hiện nay đa số người dân tự test nhanh tại nhà dương tính được công nhận là F0 thông qua biện pháp "online" này. Việc này cũng đã giúp giảm tải trong công tác xét nghiệm cho lực lượng y tế phường", một lãnh đạo ngành y tế quận Nam Từ Liêm chia sẻ.
TP.HCM rà soát lại năng lực chăm sóc F0 tại nhà khi COVID-19 tăng nhẹ Do số ca COVID-19 mới có chiều hướng tăng nhẹ sau Tết và sau khi học sinh đi học trực tiếp, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các đơn vị liên quan báo cáo năng lực tiếp nhận, điều trị và chăm sóc F0 tại nhà trước ngày 20-2. Nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến số 12 (TP.HCM) gọi hỏi thăm...