Giai đoạn hồi sinh của chiến đấu cơ F-15 tại châu Á
Gần nửa thế kỷ kể từ lần đầu ra mắt, máy bay chiến đấu F-15 vẫn chứng minh sức mạnh khi trở thành tâm điểm nâng cấp tại châu Á.
Từ Hàn Quốc và Nhật Bản đến Indonesia, F-15 tiếp tục khẳng định vai trò chiến lược trong không chiến hiện đại. Vậy điều gì đã khiến F-15 hồi sinh mạnh mẽ như vậy?
Máy bay chiến đấu F-15 Eagle của Mỹ tham gia một cuộc diễn tập ở Miami, bang Florida. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Máy bay chiến đấu F-15 đang trải qua một giai đoạn phục hưng ngoạn mục tại châu Á. Sau 48 năm kể từ lần đầu tiên đi vào hoạt động, chiếc máy bay này vẫn tiếp tục được nhiều quốc gia quan tâm và nâng cấp.
Video đang HOT
Hàn Quốc là quốc gia mới nhất gia nhập làn sóng hiện đại hóa F-15. Với khoản đầu tư khổng lồ 6,2 tỷ đô la Mỹ, Hàn Quốc sẽ nâng cấp toàn bộ 59 máy bay chiến đấu F-15K. Gói nâng cấp bao gồm các hệ thống tiên tiến như hệ thống tác chiến hiện đại, radar mảng pha quét điện tử và hệ thống cảnh báo tên lửa.
Trước đó, Nhật Bản đã là quốc gia châu Á đầu tiên bắt tay vào chương trình nâng cấp F-15. Boeing đang hợp tác chặt chẽ với tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi để hiện đại hóa 68 chiếc F-15J. Các chuyên gia của Boeing nhấn mạnh đây không chỉ là một đợt nâng cấp thông thường, mà là một sự chuyển đổi hoàn toàn, mang đến cho các F-15 của Nhật Bản những khả năng ngang bằng với các máy bay F-15 mới nhất hiện nay.
Ý nghĩa chiến lược của việc nâng cấp này rất rõ ràng. Các máy bay F-15K của Hàn Quốc được trang bị các loại vũ khí như tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 và AGM-84H/K SLAM-ER, đóng vai trò then chốt trong “chuỗi tiêu diệt” nhằm ngăn chặn mọi cuộc tấ.n côn.g tiềm tàng từ đối thủ.
Sự quan tâm đối với F-15 không dừng lại ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Indonesia đã bày tỏ mối quan tâm đến việc mua F-15EX mới. Vào tháng 8/2023, Boeing đã ký biên bản ghi nhớ với Jakarta về việc bán tới 24 chiếc máy bay này, mặc dù việc mua bán sẽ phải chờ sau khi Indonesia hoàn tất việc mua 42 máy bay Rafale từ Pháp.
Để chứng minh niềm tin vào tiềm năng của F-15, Không quân Mỹ đã quyết định triển khai 36 máy bay F-15EX tại Okinawa, Nhật Bản, thay thế 48 máy bay F-15C/D cũ hiện đang đồn trú tại đây.
Singapore – quốc gia châu Á còn lại hiện đang sử dụng F-15 – vẫn chưa có kế hoạch nâng cấp cụ thể.
Tuy nhiên, Boeing cho rằng chương trình nâng cấp của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với những quốc gia đang sử dụng và có kế hoạch sử dụng F-15 trong tương lai.
Mỹ thông qua các hợp đồng bán 20 tỷ USD vũ khí mới cho Israel
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/8 đã phê chuẩn các thương vụ bán vũ khí mới cho Israel với tổng giá trị lên đến hơn 20 tỷ USD.
Máy bay chiến đấu F-15. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Quyết định cung cấp vũ khí được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đang gây sức ép buộc Israel và Hamas phải ngừng bắ.n sau 10 tháng xung đột. Số vũ khí này sẽ mất nhiều năm trước khi được chuyển giao cho phía Israel.
Trong thông báo gửi đến Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã phê chuẩn thoả thuận bán 50 máy bay chiến đấu F-15 cho Israel với giá 18,82 tỷ USD, bắt đầu được bàn giao từ năm 2029. Israel cũng sẽ mua gần 33.000 đạn xe tăng, tối đa 50.000 đạn sún.g cối và xe chở hàng quân sự mới.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tái khẳng định cam kết của Washington bảo vệ an ninh cho Israel.
Ta.i nạ.n máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn' Ngày 14/11, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) công bố kết quả điều tra vụ ta.i nạ.n liên quan đến máy bay vận tải V-22 Osprey, xảy ra hồi cuối tháng 10. Kết luận chính thức chỉ ra rằng nguyên nhân là lỗi của phi công, khi không kích hoạt một công tắc quan trọng trước khi cất cánh. Một...