Giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu nên bổ sung canxi thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Canxi đóng vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là những nguyên tắc giúp bà bầu bổ sung canxi hiệu quả ở cuối thai kỳ.
Vì sao bà bầu cần bổ sung canxi ở cuối thai kỳ?
Trong tình huống bình thường, khi đến giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ cần một lượng canxi đủ nhiều để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của xương. Lúc này, bà bầu cần có biện pháp bổ sung canxi thích hợp để đáp ứng nhu cầu của em bé trong bụng.
Theo thống kê cho thấy, trong suốt quá trình phát dục của thai nhi, có đến 80% lượng canxi trù bị chính là được hoàn thành ở cuối thai kỳ, đồng thời khoảng thời gian này nếu bổ sung canxi cũng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Một khi bé thiếu canxi sẽ rất dễ xảy ra các loại bệnh tật bẩm sinh, chẳng hạn như còi xương, nhuyễn xương, dị tật xương ức gà v.v… Chính vì vậy, vào cuối thai kỳ, bà bầu cần giúp cơ thể hấp thụ một lượng canxi tối ưu để em bé sinh ra càng khỏe mạnh.
Những nguyên tắc cơ bản giúp bà bầu bổ sung canxi hiệu quả ở cuối thai kỳ
Bổ sung canxi với nguyên lý “ít lượng – nhiều lần”
Trên thực tế, không ít người có thể do thiếu kiến thức hoặc quá nôn nóng mà chọn cách bổ sung canxi theo kiểu nhanh chóng, dồn dập. Trong khi đó, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo, so với việc hấp thu một lượng lớn canxi trong một lần thì chia ra theo nguyên tắc nhiều lần với số lượng ít mỗi lần càng đạt hiệu quả hơn.
Nếu mẹ bầu sử dụng viên uống canxi thì có thể chọn loại sản phẩm với liều lượng nhỏ, mỗi ngày chia ra 2 hoặc 3 lần uống. Tương tự, với 500ml sữa bò không nhất thiết uống hết trong một lần mà có thể uống 2 đến 3 lần trong ngày, như vậy hiệu quả để cơ thể hấp thu càng tốt, thai nhi cũng được bổ sung canxi tối ưu hơn.
Video đang HOT
Đảm bảo chế độ hoạt động ngoài trời phù hợp
Mặc dù đến cuối thai kỳ, bụng bầu sẽ càng to và nặng nề hơn, hành động trở nên bất tiện nhưng vẫn khuyến khích mẹ cố gắng mỗi ngày đều tắm nắng và vận động ngoài trời thích hợp. Ánh nắng mặt trời dịu nhẹ có thể thúc đẩy da chuyển hóa tạo ra vitamin D, điều tiết quá trình trao đổi chất giữa phốt pho và canxi, giúp mẹ và bé hấp thu canxi thuận lợi.
Thời gian hoạt động ngoài trời không cần quá nhiều, mỗi ngày chỉ cần duy trì khoảng 30 phút hoặc hơn tùy theo sức khỏe của mẹ là đủ để đảm bảo lượng vitamin D cần thiết. Ngược lại, nếu quá lạm dụng khiến cơ thể dư thừa vitamin D có thể dẫn đến các phản ứng phụ như giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn v.v…
Chú ý các món canh hầm xương không phải là cách bổ sung canxi tốt nhất
Hầu như trong quan niệm mỗi người thì món canh hầm xương sẽ cung cấp nhiều canxi cho cơ thể, nhất là với bà bầu. Kỳ thực, với 1kg xương hầm canh trong 2 giờ thì hàm lượng canxi trong canh chỉ khoảng 20mg. Đây không hề là con số đủ đáp ứng nhu cầu cho mẹ và bé.
Ngoài ra, trong canh hầm xương còn chứa nhiều chất béo, nếu lạm dụng quá nhiều còn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, uống canh chỉ là một loại hỗ trợ bổ sung canxi và một số dưỡng chất khác nhưng cũng cần chú ý chế độ ăn uống khoa học.
Thời gian bổ sung canxi cũng rất quan trọng
Thời gian lý tưởng nhất để bà bầu bổ sung canxi chính là trước khi ngủ và giữa hai bữa ăn chính. Tuy nhiên, mẹ không nên bổ sung quá gần với giấc ngủ, tốt nhất là sau khi ăn tối nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới tiến hành bổ sung canxi, chẳng hạn như sử dụng viên uống hoặc uống sữa.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi
Canxi dễ kết hợp với axit oxalic, axit phytic và nó sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Do đó, trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa hai loại axit này, điển hình như cải bó xôi, măng, rau dền v.v…
Thiên Khuê
Nguồn: Meishichina, Sohu/emdep
Mẹ ăn nhiều những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng lượng máu cung cấp cho tổ chức não thai nhi
Việc ăn uống của bà bầu không những có liên quan đến sức khỏe thai nhi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của bé. Vì vậy, mẹ cần hạn chế tối đa những thực phẩm này để đảm bảo máu cung cấp cho não thai nhi.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn nhiều để tránh ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho tổ chức não thai nhi
Thức ăn tẩm ướp quá mặn
Nhiều loại thực phẩm trải qua quá trình tẩm ướp có thể đem lại cảm giác ngon miệng hơn, đồng thời nhiều chị em khi mang thai thì khẩu vị cũng trở nên "nặng", thích ăn đồ mặn đậm đà.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe sinh sản đều khuyến cáo tốt nhất bà bầu nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm ướp mặn này, điển hình như cải mặn, củ cải muối, thịt muối, tương ớt v.v...
Khi mẹ bầu ăn nhiều muối, thai nhi hấp thu các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ tương đương với việc bé cũng hấp thu một lượng muối lớn, ảnh hưởng đến vấn đề cung cấp máu cho các tổ chức não thai nhi. Em bé sẽ dễ gặp nhiều trở ngại cho sức khỏe như thiếu máu não, thiếu oxi, thậm chí có thể bị trí lực trì trệ.
Thức ăn có hàm lượng nhôm quá cao
Thành phần nhôm trong thức ăn nếu quá cao cũng gây bất lợi cho sự phát triển của não thai nhi. Nguyên nhân là do khi nguyên tố nhôm hấp thu nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, dẫn đến tình trạng trẻ lớn lên dễ bị thiểu năng. Những thực phẩm chứa nhiều nhôm thường là các món chiên mà mẹ nên hạn chế.
Thức ăn nêm nhiều bột ngọt
Nhiều chị em khi nấu nướng thường thích nêm gia vị đậm đà để tăng hương vị cho món ăn, tuy nhiên nếu khi mang thai mà mẹ hấp thu quá nhiều bột ngọt, hạt nêm v.v... cũng ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, điển hình là em bé dễ bị thiếu kẽm.
Trong khi đó, kẽm vừa có thể mở rộng quá trình trao đổi chất giữa Axit nucleic và protein, thúc đẩy sự sinh trưởng, phân chia và phân hóa các tế bào. Đồng thời kẽm còn hỗ trợ tế bào não phát triển ở thai nhi. Vì vậy, thiếu kẽm sẽ khiến thể chất lẫn trí lực của em bé thấp hơn mức bình thường.
Thức ăn chứa chất béo đã qua oxi hóa
Điển hình của nhóm thực phẩm này chính là thịt xông khói hoặc cá hun khói v.v... Mặc dù khẩu vị khá ngon miệng và cũng được không ít bà bầu ưa thích, thế nhưng trong loại thức ăn này có chứa vật chất gọi là chất béo oxi hóa, có thể khiến não bộ thoái hóa sớm hoặc bị thiểu năng, trực tiếp gây hại đến trí lực của thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn gì để có lợi cho trí não của thai nhi?
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học và đa dạng hóa thì mẹ bầu có thể ăn thêm nhiều loại cá có lợi để thai nhi hấp thu đủ DHA, thúc đẩy trí não phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ nên ăn một nắm nhỏ các loại hạt vỏ cứng, như đậu phộng, hạt dẻ, hạt óc chó. Loại thức ăn vặt này rất giàu protein, chất béo khỏe mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đồng thời, mẹ bầu cần đảm bảo đủ lượng rau củ quả hằng ngày, nhất là các loại rau lá xanh đậm, chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Một số sản phẩm chế biến từ đậu cũng giàu protein, vitamin B, Axit folic.
Thiên Khuê
Nguồn: Sina, Sohu/emdep
Những trẻ chào đời bị rách mặt, gãy chân tay do lỗi bác sĩ khiến các mẹ bầu hết hồn, nhiều trường hợp bác sĩ giải thích khó nghe Liên tiếp những vụ tai nạn trong quá trình mổ, bắt thai nhi thời gian qua khiến các bà bầu vốn đã lo lắng nay lại càng thêm hoang mang, áp lực. Mổ đẻ làm rách đầu trẻ Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Trong quá trình mổ đẻ cho chị Trần Thị Thanh Lan (ngụ tại thành...