‘Giai điệu tự hào’: Câu chuyện về những người thầy trên rẻo cao
Bên cạnh những bài ca đi cùng năm tháng, chương trình “Giai điệu tự hào” sẽ kể câu chuyện về những người thầy sáng lên bục giảng, tối đi bắt cá nuôi trò.
“Giai điệu tự hào” sẽ kể câu chuyện về những người thầy đặc biệt. (Ảnh: BTC)
Những ca khúc thân quen về mái trường và người thầy ( “Đi học,” “Bài ca người giáo viên nhân dân,” “Bụi phấn”…) được phối lại theo phong cách trẻ trung sẽ vang lên trên sân khấu “Giai điệu tự hào.”
Chương trình có chủ đề “Bài học đầu tiên,” được truyền hình trực tiếp tối 16/11 trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).
Bên cạnh những bài ca đi cùng năm tháng, “Giai điệu tự hào” sẽ kể câu chuyện về những người “gieo con chữ” trên rẻo cao. Đó là những người thầy sáng lên bục giảng, tối đi bắt cá nuôi trò, cô giáo 30 năm bền bỉ xóa mù chữ cho trẻ nhỏ ở làng phong…
Những vấn đề “ nóng” của giáo dục thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong thời gian gần đây cũng sẽ được các thành viên hội đồng bình luận (nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh, giáo sư-tiến sỹ Phạm Quang Minh…) đặt ra, phân tích trong chương trình.
“Một người thầy hạnh phúc sẽ tạo nên một lớp học hạnh phúc. Một người thầy yêu và tin vào khả năng của học sinh sẽ giúp các em có niềm tin để vượt qua rào cản của bản thân và thực hiện những ước mơ của mình. Đó là thông điệp mà chương trình muốn gửi tới khán giả,” đại diện ban tổ chức cho biết.
“Giai điệu tự hào” với chủ đề “Bài học đầu tiên” là chương trình hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)./.
An Ngọc
Video đang HOT
Theo Vietnamplus
Tôi đã tắm, giặt cho học sinh của mình để các em không bỏ học!
Cô giao Lương Thi Hai thô lô, ngày đầu nhận lớp cũng nản nhưng nghĩ học trò như con mình, lại thiếu ăn, thiếu mặc... thương các em nghèo khó mà cố gắng.
Cô Lương Thi Hai la giao viên cua tinh Sơn La đươc vinh dư tuyên dương trong chương trinh đông hanh cung thây cô năm 2019 - năm trong phong trào " Tôi yêu Tổ quốc tôi" của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tổ chức.
Sinh ra trên manh đât Mai Sơn, tinh Sơn La nên cô giao Hai cang hiêu đươc cai ngheo, cai vât va cua ba con dân tôc vung cao trong tinh.
Thương cho cac em nho vung cao vât va đên trương vi vây cô Hai đa yêu va găn bo vơi nghê day chư đê rôi 18 năm nay cô Hai đa găn bo vơi mảnh đất Mường Bám, huyên Thuận Châu, tinh Sơn La với biết bao khó khăn, thiếu thốn, nhọc nhằn.
Cô Hai tư hao cô la giáo viên cắm bản lâu nhất ở mảnh đất này, một cô giáo vùng cao đúng nghĩa.
Đê day cac em hoc sinh lơp 1 vung cao, đoi hoi ngươi giao viên phai rât kiên tri vi cac em la con đông bao cac dân tôc chưa biêt tiêng Viêt (anh do nhân vât cung câp).
Cô Hai tâm sư: "Năm học này, mình lại được phân công giảng dạy lớp 1, không hiểu đó có phải là cái duyên không mà hơn chục năm qua mình đều là cô giáo lớp 1.
Vất vả lắm, bởi học sinh nơi đây không biết tiếng phổ thông, phải dạy các em từ cách đi đứng, chào hỏi đến cầm phấn, cầm bút..."
Nhơ lai nhưng thơi gian đâu lâp nghiêp cheo đo trên vung cao, cô giao Hai thô lô, mấy ngày đầu nhận lớp mình cũng nản nhưng rồi nghĩ học trò như con mình, lại thiếu ăn, thiếu mặc... thương các em nghèo khó mà cố gắng.
Học sinh của 4 bản lẻ như Nặm Ún, Thẳm Đón, Pá Ban, Căm Cặn huyên Thuân Châu cùng nhau về đây học tập.
Em xa nhất nhà cách trường cũng đến 10km. Các em còn nhỏ, việc đi lại rất khó khăn vì phải lên dốc, xuống đèo, qua suối.
Đê bam đươc vơi nghê day hoc, cac giao viên vung cao luôn phai phân đâu hêt minh, yêu thương hoc tro như con (anh do nhân vât cung câp).
"Ngày đầu tiên, cứ chiều đến là có mấy em học sinh cầm túi quần áo đòi xin về. Mình hỏi:
- Nhà xa thế tại sao các em lại muốn về?
- Cô cho em xin về tắm.
Thế rồi ngày nào cũng thế, mình tắm cho hơn hai chục học sinh, giặt hai chậu quần áo đầy.
Được cô giáo tắm gội cho sạch sẽ, học sinh vui lắm, thoải mái và siêng học, tỷ lệ học sinh ra lớp và chuyên cần đạt 100%.
Tại đây, các em được ăn cơm đổi bữa có thịt, trứng, rau nên học sinh thích tới trường, phụ huynh yên tâm gửi con".
Chia se nôi thâm kin trong long, cô giao Hai bay to: "Nhiều lúc nhìn học sinh lại chạnh lòng nhớ con.
Đồng nghiệp cứ trêu: "Con mình không chăm đi chăm con thiên hạ". Nhưng mình lại nhủ lòng, mình thương con người ta thì sẽ có nhiều người khác thương con mình" - cô Hai kê.
Cô giao Hai co 2 con đêu hoc xa nha, chau lơn học ở trường Nội trú tỉnh, út học ở trường Nội trú huyện. Có lần cháu bảo: "Cô giáo con bảo chưa thấy ba mẹ đi họp phụ huynh bao giờ? Toàn thấy cậu mợ đi họp cho thôi". Con trả lời: "Ba mẹ con bận lắm vì ba mẹ con là giáo viên vùng cao mà".
Co luc, giữa trời nắng chang chang có một học sinh mặc áo len, khi hỏi ra mới biết rằng em chỉ có hai bộ quần áo mà giặt chưa khô. Mình về tìm được một bộ quần áo của con mang sang cho em mặc. Cô Hai tâm sư răng, thương các con bao nhiêu, mình lại thương học trò nghèo khó của mình bấy nhiêu.
Giáo viên vung cao rất tâm huyết với nghề, nhưng con đường lên trường luôn gian nan vât va.
Nhiêu giáo viên trẻ mới nhận công tác trên này. Lần nào lên trường đi xe máy cũng bị ngã nhưng ngã rồi lại dậy, lại tiếp tục cuộc hành trình.
Trinh Phuc
Theo giaoduc.net
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Bỏ viên chức, chẳng thầy cô nào lên dạy ở vùng cao! Theo chương trình làm việc của Quốc hội, ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các nội dung về sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức... Chia sẻ với PV Infonet, nhiều đại biểu cho biết rất...