Giải đáp bí ẩn dấu chân khủng long sau nửa thế kỷ
Bất cứ nhà khoa học nào cũng đều phấn chấn khi phát hiện ra các dấu chân khủng long, đặc biệt là phát hiện ở những nơi độc nhất vô nhị.
Một nơi độc đáo như thế chính là trên trần một cái hang ở Úc nhiều thập kỷ trước, và mãi đến nay bí ẩn những dấu chân này mới được giải đáp.
Những dấu chân thành hàng này được tìm thấy trên trần hang ở gần thành phố Mount Morgan. Đây là điểm nóng tìm được rất nhiều dấu chân hóa thạch của khủng long, nhưng khi phát hiện ra một số dấu chân như thể khủng long đi lộn ngược, đầu dưới đất, chân trên trần thì các nhà nghiên cứu lắc đầu chịu bí và tiếp tục nghiên cứu để tìm câu trả lời.
Mới đây, tiến sĩ Anthony Romilio của Trường đại học Queensland cho biết dấu chân xếp hàng trên trần hang không phải do khủng long đi lộn ngược tạo thành mà chúng đi trên lớp bùn trầm tích của một cái hồ và những vết hằn này bị ẩn trong cát. Do vận động địa chất mà vị trí của hồ đã biến thành trần hang.
Video đang HOT
Tuy nhiên nhìn những dấu chân hiện lên trên trần như vậy thực sự các nhà nghiên cứu rất khó đoán. Tiến sĩ Romilio giải thích rằng những lần tìm hiểu trước nhận định có thể đây là một hành động khó hiểu của loài khủng long 4 chân chuyên ăn thịt.
May mắn bất ngờ là nhà cổ sinh vật học nghiên cứu những dấu chân này suốt nửa thế kỷ qua lại có những đứa con ham tìm tòi, chúng đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu rất nhiều thông tin hữu ích, trong đó có nhiều bức ảnh chụp và dấu in các vết chân này.
Sau khi tìm hiểu kho báu dữ liệu này, các nhà nghiên cứu xác định rằng những dấu vết đó đã làm người ta nhầm lẫn. Sự thật không phải là một con khủng long đi bằng cả 4 chân mà rất có thể là 2 con, và cả 2 đều là khủng long ăn cỏ, chúng đi bằng 2 chân dọc theo bờ một hồ nước cổ xưa.
Như vậy, những con khủng long này đi hoàn toàn bình thường và chắc chắn không phải đi lộn ngược lên trần.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/BRG
Đã khám phá ra bí mật lâu đời về loài khủng long
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khám phá ra một bí mật lâu đời của khủng long liên quan đến vấn đề máu nóng hay máu lạnh của loài bò sát khổng lồ.
Theo một nghiên cứu mới được trang Science Alert đăng tải, loài thằn lằn cổ đại này có thể duy trì nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường.
Các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu các dấu vết hóa thạch của vỏ trứng khủng long sống ở Canada 75 triệu năm trước, bao gồm cả loài khủng long ăn cỏ Maiasaura peeblesorum và loài khủng long săn mồi troodon có hình dạng giống như loài chim Trooson formosus. Họ cũng nghiên cứu vỏ trứng thuộc về loài khủng long sauropoda tìm được ở Romania, ước tính khoảng 69 triệu năm tuổi.
Sử dụng phương pháp đo nhiệt (paleothermometry), các nhà nghiên cứu đã phân tích liên kết hóa học trong khoáng chất carbonate cổ đại cấu tạo nên vỏ trứng. Vị trí của các đồng vị carbon và oxy trong mạng tinh thể phân tử chỉ ra nhiệt độ mà vật liệu được hình thành, nghĩa là nhiệt độ cơ thể của khủng long mẹ.
Hóa ra nhiệt độ này cao hơn nhiệt độ môi trường. Nói cách khác, khủng long là động vật nội nhiệt (có khả năng tự sinh nhiệt từ bên trong, endotherm, hay còn gọi là động vật "máu nóng"), không giống như động vật ngoại nhiệt (ectotherm, hay còn gọi là động vật "máu lạnh") dựa vào môi trường để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
M.P
Theo dantri.com.vn/Sputnik
'Giật mình' vùng đất huyền thoại nằm trong hồ nước bí ẩn dưới lòng biển ở Mexico Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra có một hồ nước bí ẩn dưới lòng biển? Thực tế, điều kỳ thú đó có thật và nó nằm ở Yucatan, Mexico. (Nguồn Sina) Nhiếp ảnh gia dưới nước chuyên nghiệp người Anh, Tom St George đã mạo hiểm lặn sâu xuống hơn 30 mét ở hồ nước bí ẩn, nơi được cho là cánh...