Giải đáp bất ngờ chất lạ bầy nhầy hậu nổ thiên thạch
Chất nhầy kỳ lạ xuất hiện chỉ cách hiện trường vụ nổ thiên thạch khoảng 1.500km cuối cùng đã được các nhà khoa học nhận diện.
Chất bầy nhầy được cho là bí ẩn xuất hiện sau mưa thiên thạch ở Nga
Tuy nhiên câu trả lời lại đến từ một nhà sinh vật học, thay vì từ một nhà thiên văn học như nhiều người mong đợi.
“Những ngày qua chúng tôi nhận được hàng trăm câu hỏi tò mò về một thứ chất lỏng kỳ lạ xuất hiện ở Somerset sau vụ nổ thiên thạch“, ông Peter Green, một nhà sinh vật học đến từ thành phố Devon, nước Anh, cho biết.
Chất nhầy dày khoảng 10cm và có màu trong đục này được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Ham Wall, thuộc tỉnh Somerset, miền Nam nước Anh.
Video đang HOT
“Một vài du khách phát hiện thứ chất lỏng chỉ ít lâu sau vụ nổ thiên thạch khổng lồ. Ngay lập tức rất nhiều người đã đưa ra đủ loại giả thuyết về xuất xứ của nó”.
Tuy nhiên chất nhầy này có xuất xứ từ các con ếch chứ không liên quan tới thiên thạch.
“Chúng tôi rất vui khi khu bảo tồn nhận được sự quan tâm từ công chúng. Tuy nhiên chất nhầy này có xuất xứ từ các con ếch chứ không liên quan tới thiên thạch”, ông Peter tiếp tục giải thích.
“Hiện tại đang là mùa sinh sản của các loài lưỡng cư. Loài ếch đẻ trứng và nuôi dưỡng trứng trong một hợp chất lỏng có tên glucoprotein, được sản xuất trong cơ thể ếch cái”.
“Khi một loài săn mồi như chim diệc chộp lấy ếch ăn thịt, nó sẽ không tiêu hóa chất glucoprotein của ếch được và nhả ra ngoài. Glucoprotein khi tiếp xúc với nước sẽ trương phình lên và trôi theo dòng. Đây chính là thứ chất dịch mà nhiều người đã hỏi trong vài ngày qua”.
“Lý do nhiều người cảm thấy thứ chất này rất kỳ lạ là bởi thông thường, glucoprotein lưu giữ trứng ở trong và sẽ tự động tan đi khi trứng nở. Tuy nhiên khi ếch bị chim diệc ăn thịt, thứ glucoprotein bị nhả ra chưa được ấp trứng và có màu trong suốt”.
“Bởi vậy nếu chúng ta được thấy những quả trứng ếch nhung nhúc ở trong thì hẳn ‘bí ẩn’ chất nhầy này sẽ không còn là bí ẩn nữa”, ông Peter Green cười nói.
Theo xahoi
Phát hiện hố thiên thạch khổng lồ ở Australia
Giới khoa học đã phát hiện một khu vực rộng tới 200km ở Australia được cho là chịu tác động của tiểu hành tinh lao vào trái đất hơn 300 triệu năm trước.
Hố lớn trên hồ băng Chebarkul được cho là do thiên thạch trong vụ mưa sao băng ở Nga gây ra.
Andrew Glikson, Đại học quốc gia Australia, cho biết tiểu hành tinh có đường kính từ 10-20km, lớn hơn rất nhiều so với sao băng phát nổ trên bầu trời nước Nga vào tuần trước.
Sự kiện sao băng phát nổ ở Nga vào tuần trước đã tạo ra sóng xung kích làm vỡ cửa kính và làm 1.200 người tại thành phố Chelyabinsk, vùng Urals, bị thương nhưng Glikson cho biết hậu quả của sự kiện ở Australia có thể ảnh hưởng tới toàn cầu. "Đây là phát hiện mới", Glikson cho biết tại khu vực chịu tác động ở Lòng chảo Đông Warburton, Australia.
"Điều thực sự kinh ngạc là kích thước của khu vực chịu tác động, ít nhất là rộng 200km.".
Lòng chảo đông Warburton có địa hình chứng tỏ đã chịu tác động của thiên thạch rơi xuống trái đất. Glikson đã bắt đầu nghiên cứu sau khi một nhà khoa học khác chỉ cho ông thấy điều này. Ông đã dành nhiều tháng trong phòng thí nghiệm để thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm cho thấy đá ở khu vực đã chịu tác động của vật thể ngoài hành tinh.
Ngoài miệng hố khổng lồ, hiện đã bị chôn vùi dưới lớp trầm tích dày hơn 3km, vụ va chạm đã tỏa ra một lượng lớn bụi và hơi nước, có thể đã bao trùm cả trái đất.
Glikson cho rằng tiểu hành tinh lớn như ở Australia rơi xuống trái đất là cực kỳ hiếm.
Theo Dantri
Sau trận mưa thiên thạch, sinh vật bí ẩn xuất hiện trên Trái Đất Một thứ chất dính, nhầy và lạ đã xuất hiện khắp khu bảo tồn tự nhiên Somerset cách Nga khoảng hơn 1.500km. Chất lạ bí ẩn xuất hiện sau mưa thiên thạch Chất lạ bí ẩn này chỉ xuất hiện kể từ sau khi xảy ra cơn mưa thiên thạch kinh hoàng ở Nga cách đây vài ngày. Cả các du khách của...