“Giải cứu” nguồn lao động có trình độ
Theo thống kê thì 24.956 học sinh, sinh viên tỉnh Thanh Hóa hiện ra trường chưa xin được việc làm. Còn tại tỉnh Nghệ An con số chưa đầy đủ là hơn 11.000 người, tỉnh Đồng Tháp 2.000 người… Thống kê ban đầu của tỉnh An Giang cho thấy hiện khoảng 300 cử nhân của tỉnh chưa có việc làm; trong đó phần lớn là cử nhân sư phạm…
Sau hơn 4 năm dùi mài kinh sử, nhiều cử nhân, tiến sĩ đi xin việc mà chẳng nơi nào nhận đành phải bươn trải với đủ nghề tạm bợ mà vẫn không đủ sống. Không ít gia đình nghèo đã bán đất, vay mượn tiền bạc cho con ăn học để rạng danh gia đình, dòng họ cùng với hy vọng con cái sẽ giúp họ đổi đời, nhưng rồi tất cả cùng hụt hẫng cay đắng khi tấm bằng đại học, cao học cầm trong tay đã trở nên vô dụng.
Theo kết quả khảo sát của một Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực ở TP.HCM thực hiện trên 100.000 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 và quý I/2013 thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ ĐH-CĐ chỉ chiếm gần 25%, còn lại là tuyển dụng lao động kỹ thuật có trình độ, tay nghề. Điều đó cho thấy, khi hệ thống giáo dục mở rộng, cử nhân không còn là của hiếm nữa thì bằng cấp đã mất dần giá trị. Còn tại Đà Nẵng, mỗi phiên giao dịch việc làm, nhu cầu tuyển dụng dành cho lao động phổ thông chiếm gần 70%, trong khi nhu cầu về cử nhân chỉ dao động ở mức 5%-10%. Thế nhưng hơn 8 trường ĐH của thành phố này đều đặn mỗi năm làm lễ tốt nghiệp cho hàng chục nghìn cử nhân nên thất nghiệp là điều khó tránh. Đã đến lúc các bậc phụ huynh không nên để con chạy đua vào ĐH nữa vì tấm bằng không phải chỉ là “đồ trang sức” của các bậc cha mẹ, mà điều quan trọng là con em họ sẽ học và làm được gì sau khi tốt nghiệp. Mùa thi ĐH,CĐ sắp đến cũng là lúc các bạn trẻ sắp tốt nghiệp PTTH và gia đình bình tâm suy xét để không đi vào ngõ cụt vừa tốn tiền của, vừa lãng phí thời gian và sức lực.
Tại sao cho đến giờ chưa thấy cơ quan nào thống kê, đánh giá mức độ lãng phí tiền của do sinh viên ra trường không tìm được việc làm? Để xảy ra hiện trạng như hiện nay, trách nhiệm trước hết thuộc về ngành Giáo dục – Đào tạo. Cử nhân thất nghiệp quá nhiều vì quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường ĐH, CĐ không ăn nhập với nhu cầu của thị trường lao động. Các trường ĐH,CĐ mọc lên như nấm, tỉnh nào, ngành nào cũng có trường đại học với nhiều chương trình học từ chính quy, đến tại chức, liên thông… Đào tạo tràng giang đại hải nên mới thừa. Thậm chí theo kết quả khảo sát về tình hình việc làm của cử nhân ra trường trên 2.948 sinh viên tại ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, có 18% sinh viên có bằng tốt nghiệp loại giỏi không tìm được việc vì các nhà tuyển dụng đã không thể hiểu được những cử nhân này được đào tạo về… cái gì! Các trường chỉ chăm chăm đào tạo những ngành mà trường có điều kiện chứ không phải là ngành xã hội cần, khiến hàng trăm hàng nghìn cử nhân đang hụt hẫng, bế tắc vì thất nghiệp. Đồng thời cũng từ đây nảy sinh các hành vi tiêu cực trong xin việc, tuyển dụng. Để tồn tại, các cử nhân phải làm những công việc không có liên quan gì đến ngành nghề được đào tạo chính quy. Thật lãng phí vô cùng khi mà đã phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền của.
Chưa khi nào tình trạng cử nhân thất nghiệp lại nhiều như hiện nay, nguyên nhân, lý do nào cũng có nhưng biện pháp để giải quyết điều này thì chưa thấy. Đã đến lúc phải triển khai các giải pháp “giải cứu” nguồn lao động có trình độ này.
Theo ANTD
Mỏi mòn tìm việc, sinh viên ra trường làm công nhân
Ra trường đúng thời điểm kinh tế khó khăn, hầu hết các ngành đều cắt giảm nhân lực, rất nhiều tân cử nhân đành tạm cất bằng đại học, đi làm công nhân kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày.
Mỏi mòn chờ việc
Tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Lê Thị Nga hào hứng làm cả chục bộ hồ sơ rồi đi "rải" khắp các công ty tuyển dụng. Ban đầu cô tân cử nhân còn "kén cá chọn canh", chỉ tìm những nơi đúng chuyên ngành để đầu quân.
Nhưng số nơi tuyển rất ít, những hồ sơ đi mà chẳng có hồi âm, những cuộc phỏng vấn chẳng mấy nhiệt tình của nhà tuyển dụng. Sau vài tháng mòn mỏi chờ đợi thì việc gì Nga cũng nộp hồ sơ, miễn là thấy mình có khả năng đáp ứng, nhưng tình hình cũng không hề cải thiện.
Nga cho biết, cùng lớp đại học với em có 80 bạn đã ra trường, nhưng số người có công việc tạm ổn chỉ chiếm khoảng 10%. Một số bạn đi học lên cao học, còn đa số phải làm đủ việc linh tinh trái sở trường hoặc vẫn đang chờ việc.
Giống như Nga, Nguyễn Thị Hạnh, sinh viên trường Đại học Công đoàn cũng đang sốt ruột vì chưa tìm được việc. Tốt nghiệp từ tháng 6/2012, Hạnh đã mang hồ sơ đi khắp nơi, nộp trực tiếp có, qua thư điện tử có, nhưng đều chưa kết quả.
"Ra trường mà không có việc để làm, trong khi vẫn phải chi tiêu tiền thuê nhà, tiền ăn uống nên áp lực tâm lý rất nặng nề. Nhiều khi em ngại chẳng dám ra khỏi phòng trọ vì sợ mọi người nhìn thấy lại hỏi: Chưa đi làm à?" Hạnh buồn rầu nói.
Cùng chung cảnh ngộ, những ngày tháng này đang rất căng thẳng với Ninh, sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từng là một sinh viên giỏi, luôn dẫn đầu lớp Chăn nuôi thú y nhưng ra trường đúng lúc mọi ngành đều cắt giảm nhân lực nên dù có thành tích học tập rất tốt, Ninh cũng vẫn chưa tìm được nơi để "dụng võ".
Về quê làm công nhân
Sau vài tháng chờ việc ở Hà Nội, Nga quyết định về quê Vĩnh Phúc, làm công nhân cho một công ty điện tử, chuyên làm màn hình điện thoại.
"Mức lương là hơn 4 triệu đồng một tháng, ăn luôn ở công ty ngày 2 bữa, nhưng em phải làm việc đến 12 giờ đồng hồ mỗi này," Nga chia sẻ.
Thời gian làm việc của Nga bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút. Buổi trưa chỉ được nghỉ 1 tiếng để ăn, giờ ăn buổi chiều thậm chí có 30 phút. Không quen ăn nhanh nên hầu như ăn xong, Nga chỉ kịp chạy vào thay đồ rồi lại ra làm tiếp, không được nghỉ ngơi.
Giống như Nga, rời giảng đường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cô bạn cùng lớp tên Nguyệt cũng về quê Bắc Ninh làm công nhân cho một công ty điện tử chuyên sản xuất tai nghe.
Công việc tuy vất vả nhưng Nguyệt cho biết, em đã quá chán ngán với việc nộp hồ sơ và phỏng vấn, chán ngán với những ngày dài chờ đợi đầy mệt mỏi nên tạm thời, Nguyệt chấp nhận làm công nhân như bao lao động phổ thông bình thường chẳng cần bằng cấp.
Cũng ra trường từ tháng 6/2012, nhưng công việc hiện tại của Trang, tân cử nhân khoa Kinh tế, trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội là công nhân may cho một công ty ở thành phố Thái Bình.
Trang ngậm ngùi nói: "Thời đỗ vào khoa kinh tế, cứ nghĩ ra trường sẽ thuận lợi, nhưng tìm được công việc đúng chuyên ngành bây giờ quá khó. Không thể cứ ăn bám bố mẹ mãi nên em đi làm may như một cách &'chống cháy'.
Còn với Dung, tân cử nhân khoa Kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp, công việc "chống cháy" hiện tại là làm nhân viên bán cửa hàng quần áo cho một hiệu nhỏ trên phố Cầu Giấy (Hà Nội). Ra trường với tấm bằng khá, nhưng đi đến đâu cô cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.
Dung bảo: "Từ giờ đến cuối năm chắc chẳng mấy nơi tuyển nhân lực nữa. Em cố gắng làm ở đây đến Tết. Hy vọng sang năm mới mọi thứ sẽ sáng sủa hơn."
Theo Vietnam
Cử nhân tranh việc làm của trung cấp Một trong những ngành được coi là "hot" trong nhiều năm nay là kế toán khiến từ trường công lập đến dân lập, trường chuyên ngành hay đa ngành đều mở ngành đào tạo. Vậy nhưng tại sàn giao dịch việc làm của Hà Nội, các cử nhân lại đang phải tranh nhau vị trí tuyển dụng vốn chỉ dành cho trình độ...