Giải cứu người đàn ông ngoại quốc leo ra ban công đòi “phi thân” xuống đất
Quá trình giải cứu của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn và phải kéo dài thời gian bởi người đàn ông ngoại quốc có tâm lý sợ sệt.
Hình ảnh người đàn ông nước ngoài leo ra ngoài ban công có định tự tử. Ảnh: D.H
Sáng 18/8, lãnh đạo Công an thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 13h15 chiều 17/8, tại Khách sạn Mê Linh (tổ 8, thị trấn Quang Minh).
Theo đó, vào thời điểm trên, công an thị trấn nhận được tin của nhân viên khách sạn Mê Linh về việc một người đàn ông quốc tịch Pháp đang leo ra ban công căn phòng thuê trên tầng 7 và có ý định tử vẫn.
Ngay sau đó, Thượng tá Ngô Thanh Lâm, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an thành phố Hà Nội và Thượng tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng Công an huyện Mê Linh, công an thị trấn Quang Minh đã phối hợp với Đại sứ Pháp tại Việt Nam vận động thuyết phục người đàn ông từ bỏ ý định, leo vào trong phòng bất thành.
Quá trình giải cứu của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn và phải kéo dài thời gian bởi người đàn ông ngoại quốc có tâm lý sợ sệt, khó tiếp cận. Thêm nữa, cửa phòng căn hộ 704 đã bị anh ta khóa chặt. Đến 19h30 cùng ngày, sau hơn 8 giờ vận động thuyết phục, các lực lượng công an đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ giải cứu đưa người đàn ông vào trong nhà an toàn.
Theo lãnh đạo Công an thị trấn Quang Minh, qua xác minh được biết người đàn ông sinh năm 1982 này đã thuê phòng tại khách sạn từ 15h ngày 17/8 để tạm trú trong thời gian làm các thủ tục bay về Pháp sau 2 tuần du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày thì xảy ra sự việc.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do anh mắc bệnh lý hoang tưởng, luôn tưởng tượng bị người khác tìm bắt. Sau khi kiểm tra y tế xác định sức khỏe người này đã tạm ổn định, Công an huyện Mê Linh đã bàn giao anh cho Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam để tiếp tục theo dõi, và điều trị .
Video đang HOT
Cùng ngày 17/8, ông Oliver Laboute, đại diện Đại sứ quán Pháp tại VIệt Nam đã viết thư cảm ơn các lực lượng chức năng công an Việt Nam đã nhiệt tình, mưu trí và dũng cảm tham gia giải cứu, bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe cho một công dân Pháp.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
CEO Hà Nội gặp lại ân nhân sau 10 năm tìm kiếm
Chiều tháng 7, Duy (Hà Nội) chạy xe 60km để tìm bà Tịnh, sẵn sàng tâm lý một lần nữa sẽ phải nhận nhầm người.
Nhà không có địa chỉ rõ ràng, Trần Mạnh Duy (27 tuổi) hỏi đường hết 20 phút mới đến cổng làng Bảo Tháp, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, thấy bà Tịnh đứng đó sẵn chờ. Trong mắt Duy, bà vẫn tóc đen, to béo, lưng thẳng, còn trong mắt bà có lẽ Duy vẫn như đứa bé lớp 4 trắng trẻo. Gần một phút, hai bà cháu mới nhận ra nhau sau 18 năm mất liên lạc.
"Con có phải là Duy, con mẹ Mai không?", bà Tịnh vừa nói vừa ngấn nước mắt. Ông bố một con đỗ xe xuống ôm chầm lấy bà và nói "Vâng, con về với bà rồi đây". Trưa đó, Duy ăn bữa cơm cùng bà như năm nào hai bà cháu còn ở trong căn chung cư cũ kỹ ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
"Tôi luôn nghĩ không biết đến cuối đời có gặp lại cháu Duy. Nhớ mãi thời đó, lúc về hưu dưỡng già, tôi đã không nghĩ đến chuyện nuôi nấng ai nữa. Nhưng gặp Duy, tôi thấy một đứa bé thông minh, có nụ cười rạng rỡ, không thể thiếu sự giáo dục của gia đình. Thế nên tôi bỏ qua lời ngăn của chồng mà nhận Duy về nhà nuôi", bà Vũ Thanh Tịnh (73 tuổi), nói.
Câu chuyện Duy gặp lại bà Tịnh hồi tháng đầu tháng 7 nhận được hàng chục nghìn lượt thích và chia sẻ trên trang cá nhân. Ảnh: Mạnh Duy.
Duy mồ côi cha từ năm 2 tuổi. Chị Bùi Tuyết Mai (47 tuổi), mẹ của Duy, khi đó còn trẻ, muốn tìm việc tốt hơn nên từ Quảng Ninh chuyển lên Hà Nội sinh sống. Được một thời gian, chị Mai biết được bà Tịnh từng chăm sóc trẻ ở làng SOS, tính tình hiền lành nên xin bà giúp chăm con để có thể đi học nghề y ở Trung Quốc. Sau một đêm suy nghĩ, bà Tịnh nhận Duy về chăm sóc.
Sau 5 năm, Duy được 10 tuổi, mẹ cậu về nước với cơ ngơi ổn định, cậu bé về ở với mẹ. Ngày chia tay, bà Tịnh khóc nhiều vì thương cháu. Vì điều kiện liên lạc khó khăn, khi bà chuyển chỗ ở, hai mẹ con Duy không hay biết.
Năm ôn thi lên đại học, Duy gặp nhiều stress. Mẹ của cậu cũng hay đi nước ngoài lo việc kinh doanh. Lúc này, cậu lại nhớ đến khi còn nhỏ, học bài xong lại chạy xuống sân chung cư ngồi khóc vì nhớ mẹ. Bà Tịnh có lúc đến dỗ dành "càng buồn con phải coi nó như là động lực để biến thành những hành động quyết liệt". Nhớ lời bà, Duy cố gắng hơn và đậu đại học năm 2010.
Ở tuổi 18, cảm xúc biết ơn bà Tịnh đã rõ ràng hơn trong tâm trí Duy. Cậu về lại nơi bà từng ở, gõ cửa từng nhà xem có ai có thông tin của bà không, Duy còn dán một mẩu giấy nhỏ ghi thông tin bà Tịnh, số điện thoại của mình, mong rằng có người thân của bà trở về và gọi cho anh.
"Tuần nào tôi cũng thấy Duy dành vài lần ghé chung cư, đi qua hành lang nhà bà Tịnh, ngó nghiêng xem có ai bóc mất mẩu giấy của mình. Trước khi về, Duy lại đi thêm một vòng để xem bà có để lại gì cho mình hay không, rồi ra về với tiếng thở dài", bà Vũ Thị Chiến, người ở cạnh nhà chung cư của bà Tịnh, chia sẻ.
Từ ngày gặp lại bà Tịnh, tuần nào Duy cũng mang đồ ăn đến, cùng ôn lại những kỷ niệm ngày thơ ấu. Ảnh: Mạnh Duy.
Năm 2017, khi được làm cha, Duy bắt đầu làm quen với cảnh tắm rửa cho con, dỗ con nín khóc, mớm con ăn từng chút một. Đây cũng là lúc anh bắt tay vào gây dựng chuỗi nhà hàng, nhiều áp lực dồn đến. Lúc này, Duy lại càng nghĩ đến bà Tịnh nhiều hơn, anh tự hỏi, tại sao một người không phải máu mủ ruột rà lại có thể dành nhiều tình cảm để kiên nhẫn dạy dỗ cho mình như vậy.
Khi đã trở thành chủ nhà hàng mỳ cá có tiếng ở quận Ba Đình (Hà Nội), Duy vẫn nhớ mãi cách sống của bà Tịnh, dù tiết kiệm nhưng trong bữa ăn phải luôn đầy đủ. Trong bữa cơm, Duy phải tập trung vào chén cơm của mình để có thể ăn nhanh, thay vì nghĩ đến chuyện khác. Trong công việc cũng vậy, để mọi thứ thuận lợi, anh phải luôn tập trung để xử lý và đưa ra quyết định đúng đắn.
"Nhớ đến bà tôi rất lo lắng, sợ bà có cuộc sống khổ cực mà mình không giúp được gì. Vả lại, lúc không còn ở nhà bà nữa, thậm chí tôi còn không có được một lời cảm ơn bà đúng nghĩa. Điều đó luôn làm tôi canh cánh", Duy nói.
Một hôm, có số điện thoại lạ gọi đến bảo rằng biết bà Tịnh, nhưng cần một số tiền đặt cọc rồi mới nói rõ địa chỉ. Không ngần ngại, anh chuyển khoản cho người đó 2 triệu đồng. Trời mưa tầm tã, trên chiếc xe máy cũ, anh đi sâu vào ngôi làng thuộc huyện Ba Vì để tìm, loanh quanh bị lạc suốt một tiếng đồng hồ. Khi hỏi ra nhà, thì không phải vị ân nhân anh cần tìm.
Thành công trong cuộc sống, Duy (áo đen) càng nhớ nhiều đến bà Tịnh, người đã dạy cho mình nhiều bài học lớn trong đời. Ảnh: Trọng Nghĩa.
Một lần khác, Duy lần xuống thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh theo một thông tin, nhưng cũng không thành. Duy đã quay lại nhiều lần, hỏi hàng chục gia đình. Một năm sau, người ta nói bà đã chuyển đi.
Sau nhiều lần tìm kiếm thất bại, Duy cũng chỉ còn biết cầu nguyện để tìm thấy bà, nhưng hy vọng đã bớt đi nhiều. Tháng 6 vừa qua, khi đi ăn cùng vài người quen cũ, Duy và mẹ có kể câu chuyện bà Tịnh giúp đỡ gia đình mình trong quá khứ. Nghe chuyện, một người khẳng định mình có biết bà Tịnh và đã giúp Duy liên lạc với đúng người.
Hiện tại, bà Tịnh vẫn khỏe mạnh, còn nuôi chim, nuôi gà... quanh vườn. Con của bà cũng trở thành những người thành đạt.
"Tôi vẫn tin rằng không có bà dạy dỗ, tôi sẽ không bao giờ có được hôm nay. Tôi chỉ hy vọng bà có nhiều sức khỏe, để nếu có thể, những đứa con của tôi cũng sẽ nhận được những bài học từ bà", Duy bày tỏ.
Theo Trọng Nghĩa (VNE)
Hạnh phúc đến với các mảnh đời khốn khó qua kết nối của Báo Gia đình và Xã hội "Nhờ sự kết nối của báo mà mọi người biết đến con tôi để chia sẻ, con tôi mới có những tiến triển như ngày hôm nay. Điều đó với gia đình tôi thật sự rất đáng quý mà không bao giờ quên được" - mẹ của em Lê Thị Thắm (nhân vật Vòng tay nhân ái MS 450) tâm sự. Như Báo...