Giải cứu khoảng 150 người di cư ở ngoài khơi Libya
Tổ chức từ thiện Sea-Watch của Đức ngày 27/2 thông báo đã giải cứu khoảng 150 người di cư ở vùng biển ngoài khơi Libya trong hai chiến dịch.
Người di cư chờ được giải cứu ngoài khơi Libya ngày 9/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo thông báo trên mạng xã hội Twitter, tàu cứu hộ Sea-Watch 3 đã cứu được 102 người trong sáng ngày 27/2 từ một chiếc xuồng cao su gặp sự cố. Trước đó, tàu này cũng đã cứu 45 người di cư khác, trong đó có 15 trẻ vị thành niên.
Kể từ năm 2017, tàu Sea Watch 3 đã giải cứu được hơn 3.000 người di cư trên các vùng biển thuộc Địa Trung Hải. Trong khi đó, các cơ quan của LHQ cho biết 160 người di cư và tị nạn đã thiệt mạng trong năm nay khi tìm cách sang châu Âu từ Bắc Phi.
Libya rơi vào tình trạng hỗn loạn từ sau sự sụp đổ của chính quyền nhà lãnh đạo quá cố Muammar Gaddafi năm 2011, khiến nước này trở thành điểm quá cảnh được nhiều người di cư trái phép trong khu vực lựa chọn để vượt Địa Trung Hải sang châu Âu.
Video đang HOT
Bờ biển phía Tây của quốc gia Bắc Phi này được coi là điểm khởi hành chính của những người di cư trốn chạy chiến tranh và đói nghèo ở đất nước của họ với hy vọng tìm được cuộc sống mới tốt hơn ở châu Âu. Dữ liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết có hơn 1.200 người di cư và tị nạn thiệt mạng trên Địa Trung Hải trong năm 2020.
Số phận tha hương của chiếc chuyên cơ từng chở cố lãnh đạo Libya Gaddafi
Bị đạn "bắn xuyên thân" nhưng nhưng nội thất bên trong phi cơ từng thuộc về cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi - chiếc Airbus A340-200 vẫn nguyên vẹn.
Cờ Libya trên chiếc Airbus A340-200. Ảnh: CNN
Mặc dù bên ngoài, chiếc phi cơ này tưởng như chỉ giống những máy bay khác mang cờ Libya của hãng hàng không Afriqiyah Airways tuy nhiên bên trong nó lại mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt.
Tháng 8/2011, lực lượng nổi dậy chiếm sân bay Libya và bắt giữ Gaddafi - nhân vật đã lãnh đạo quốc gia này trong 4 thập niên- và cả chiếc phi cơ riêng của ông. Chính quyền mới của Libya quyết định chuyển chiếc phi cơ riêng của cố lãnh đạo Gaddafi thành máy bay thương mại bình thường.
Do vậy, đến năm 2012, chiếc máy bay Airbus A340-200 có tên gọi 5A-ONE này hạ cánh tại cơ sở của công ty bảo trì và sửa chữa máy bay EAS Industries nằm tại Perpignan, miền Nam nước Pháp . EAS Industries nay được đổi tên thành Sabena Technics và là một nhà thầu phụ của Air France.
Tại Pháp, chiếc Airbus A340-200 được sửa chữa và sơn lại. Đến năm 2013, 5A-ONE đã sẵn sàng cất cánh trở lại, nhưng thay vì đi vào hoạt động thương mại, chính phủ Libya đã tận dụng phi cơ này cho mục đích riêng. Tình hình an ninh tại Libya sau đó gặp nhiều biến động và đến tháng 3/2014, 5A-ONE quay trở lại Pháp.
Lần này, việc 5A-ONE hạ cánh trên lãnh thổ Pháp lại dẫn đến những rắc rối về pháp lý quốc tế và buộc chiếc phi cơ riêng một thời của cố lãnh đạo Gaddafi phải "đắp chiếu" bất động ở quốc gia châu Âu.
Phi cơ riêng của cố lãnh đạo Gaddafi hiện nằm tại Pháp. Ảnh: CNN
Hoàng tử Brunei Jefri Bolkiah là chủ đầu tiên của chiếc Airbus A340-200. Ông chi 250 triệu USD "tân trang" phi cơ này. Chưa đầy 4 năm sau đó, do tranh cãi pháp lý giữa Hoàng tử Jefri Bolkiah với hoàng gia về ngân sách, chiếc Airbus A340-200 được chuyển sang tay Hoàng thân Saudi Arabia Al-Waleed bin Talal. Đến năm 2006, ông Gaddafi mua lại chiếc máy bay với giá 120 triệu USD.
Một nữ doanh nhân Jordan có tên Daad Sharab đã đệ đơn kiện Hoàng thân Al-Waleed tại Anh. Daad Sharab cho biết có vai trò trung gian trong thỏa thuận mua bán chiếc A340 với Libya do vậy Hoàng thân Al-Waleed nợ tiền cô ta. Năm 2013, một tòa án Lodon ra phán quyết yêu cầu Hoàng thân Al-Waleed chi trả cho Daad Sharab 10 triệu USD. Đây là vụ rắc rối pháp lý đầu tiên liên quan đến chiếc máy bay này.
Cùng năm ông Gaddafi mua chiếc Airbus A340-200, chính phủ Libya ký thỏa thuận với tập đoàn Kuwait có tên Al Kharafi để phát triển khu nghỉ dưỡng tại Tajura. Năm 2010, phía Libya tự hủy thỏa thuận này. Tập đoàn Al Kharafi kiện Libya tại Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Cairo. Năm 2013, tòa phán quyết Al Kharafi được nhận 930 triệu USD bồi thường. Tập đoàn Al Kharafi cũng kiện Libya tại Pháp. Và khi 5A-ONE hạ cánh ở Perpignan, Al Kharafi đã tìm cách tịch thu phi cơ này.
Nhưng vào năm 2015, một tòa án Pháp đã phán quyết chiếc phi cơ 5A-ONE khi đó trị giá 60 triệu USD thuộc về một quốc gia do vậy miễn trừ với cáo buộc của tập đoàn Al Kharafi. Tập đoàn Al Kharafi kháng cáo và vụ việc "len lỏi" vào hệ thống tư pháp Pháp.
Quá trình bảo dưỡng, sửa chữa chiếc 5A-ONE có giá lên tới gần 3 triệu euro khiến Air France trở thành đối tượng trong vụ việc pháp lý liên quan đến phi cơ cũ của ông Gaddafi, góp phần tăng phức tạp đối với vụ việc. Thời gian tiếp tục trôi đi và giá của chiếc 5A-ONE ngày càng giảm dần.
Nhưng chiếc máy bay này vẫn được chăm sóc và bảo dưỡng. CNN đánh giá ở thời điểm hiện tại, tương lai của chiếc 5A-ONE vẫn khá mù mờ.
5A-ONE không phải là chuyên cơ tổng thống duy nhất đang nằm tại Pháp. Hai máy bay tổng thống của Benin và Mauritania đều đang "tạm trú dài hạn" tại sân bay Catalan, Pháp.
Hàng chục người di cư thiệt mạng do đắm tàu ngoài khơi Libya Tổ chức Di cư quốc tế và Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) cho biết ngày 19/1, ít nhất 43 người di cư tới từ Trung Phi đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu ở ngoài khơi Libya. Người di cư và tị nạn được lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha giải cứu ngoài khơi Libya ngày...