‘Giải cứu’ học sinh bị bỏ quên trên ô tô
Trước những tai nạn đáng tiếc do học sinh bị bỏ quên trên xe ô tô, một học sinh lớp 12 ở nông thôn đã dùng công nghệ 4.0 nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị chống quên trẻ em trên xe ô tô.
Nam sinh Thân Quý Mùi từng đạt giải nhì cấp tỉnh trong cuộc thi khoa học kỹ thuật với thiết bị chống quên trẻ em trên ô tô – ẢNH: V.T
Đó là Thân Quý Mùi, học sinh lớp 12, Trường THPT Lương Phú, H.Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Mô tả về thiết bị chống quên trẻ em trên ô tô do mình sáng chế, Mùi cho biết sản phẩm gồm các cảm biến chuyển động và cảm biến nhiệt, được lập trình các chức năng thông minh để có thể phát hiện người bị bỏ quên trên xe ô tô; duy trì môi trường sống an toàn cho họ, đồng thời gọi điện báo cho nhiều người đến giải cứu.
Video đang HOT
“Khi trẻ em bị bỏ quên trên xe ô tô, cảm biến chuyển động sẽ nhận dạng chuyển động và truyền tín hiệu về cho một modul đã được lập trình sẵn có các số điện thoại cần liên hệ và thiết bị này sẽ gọi về cho phụ huynh, nhà trường hoặc đồng thời có thể báo cho nhiều người để giải cứu. Lúc này, cảm biến nhiệt cũng hoạt động, thực hiện đo nhiệt độ trong xe, nếu vượt quá 28 độ C, gây nguy hiểm cho người bị mắc kẹt, thiết bị sẽ tự động bật quạt gió để làm mát không khí, duy trì điều kiện sống cho người mắc kẹt”, Mùi mô tả.
Nói về tính năng vượt trội của thiết bị này, so với những sản phẩm đã được nghiên cứu trước đây, Mùi cho biết thiết bị có khả năng cân bằng nhiệt độ trong xe và ngoài trời, trong kế hoạch nghiên cứu thì thiết bị sẽ được gắn thêm chức năng để có thể tự động bật điều hòa của ô tô, khi phát hiện có người mắc kẹt. Đặc biệt, thiết bị có thể gọi điện báo cho nhiều người đến giải cứu, tránh được tình trạng rủi ro như một số thiết bị khác chỉ có chức năng báo tin, rất dễ bị bỏ qua. Hơn nữa, theo thử nghiệm trên mô hình, khi sử dụng dòng diện bằng ắc quy 12 V, thiết bị này có thể chạy liên tục 12 – 14 tiếng và dễ dàng lắp đặt trên xe ô tô.
Mùi cũng cho biết thiết bị hoạt động hoàn toàn độc lập nên không ảnh hưởng đến bất cứ hoạt động nào trên xe. Đặc biệt, chỉ khi xe dừng hoạt động, thiết bị mới bắt đầu làm nhiệm vụ, khi đó người bị bỏ quên sẽ được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư nghiên cứu còn hạn hẹp (chỉ khoảng 2 triệu đồng) nên hiện nay, sản phẩm này mới chỉ có khả năng ứng dụng ở những ô tô dưới 7 chỗ ngồi.
Vừa qua, công trình này đã được giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học của tỉnh Thái Nguyên.
Quảng Trị: CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học
Ngành GD Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch với những bước đi vững chắc để triển khai ứng dụng CNTT trong công tác điều hành, quản lý và dạy học đã nâng cao chất lượng giáo dục.
Học sinh thực hành các bài giảng trên máy tính (Ảnh tư liệu)
Ông Võ Văn Minh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã xác định rõ việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu lớn của ngành.
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia để nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT, tổ chức nhiều lớp tập huấn về các phần mềm và phương pháp thiết kế, soạn bài giảng e-Learning cho giáo viên các cấp học theo từng môn học, ngành học.
"Có nhiều đề tài khoa học về lĩnh vực CNTT được học sinh thực hiện để tham gia các cuộc thi Khoa học kỹ thuật, Cuộc thi sáng tạo trẻ... cấp tỉnh và cấp quốc gia đạt giải cao. Một số giáo viên đã tích cực tham gia diễn đàn giáo dục trên nền tảng CNTT và gửi bài giảng Elearning dự thi toàn quốc và đã có 3 giáo viên lọt vào top 50 sản phẩm xuất sắc trong toàn Quốc..."
Ông Võ Văn Minh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị
Trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho thấy, giáo viên được tiếp cận nhiều phần mềm phục vụ trong soạn giảng, tổ chức nhiều buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học...
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã phát động phong trào thiết kế bài giảng điện tử, tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ tổ chức, tạo môi trường rộng rãi, thuận lợi để giáo viên toàn ngành có thể giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, nguồn tư liệu một cách thường xuyên.
Để làm được điều này, mỗi giáo viên, tổ bộ môn xây dựng được các tư liệu dạy học bao gồm các bài giảng điện tử, bài giảng e-Learning, các thí nghiệm ảo, các bộ câu hỏi theo hướng phát huy năng lực học sinh... để đưa lên thư viện học liệu của ngành.
Theo đánh giá chung, hầu hết giáo viên THPT và THCS, giáo viên Tiểu học đã có kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học vững vàng. Ứng dụng CNTT không chỉ được áp dụng ở các tiết thao giảng, chuyên đề mà đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong các tiết lên lớp hằng ngày của mỗi giáo viên, nhiều giáo viên đã thực hiện 100% các giờ dạy có ứng dụng CNTT.
Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học, giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và khả năng tìm tòi khám phá tri thức, giúp học sinh định hướng và phát triển năng lực bản thân tốt.
Từ việc giáo viên tích cực, chủ động ứng dụng CNTT vào dạy học đã tác động lớn đến thái độ và tư duy học tập của học sinh. Nhiều học sinh đã hình thành kỹ năng sử dụng CNTT như phương tiện để hỗ trợ học tập và nghiên cứu, giúp các em đạt được những kết quả tốt trong học tập và sáng tạo.
Để chiếc smartphone hữu ích trong giờ học "Thầy cô làm chủ được giờ học, kiểm soát tốt học sinh thì cho sử dụng nếu bài học cần, còn lo lắng sự cố rủi ro thì có thể không cho". Không bàn đến xu thế tất yếu công nghệ 4.0 mà nói ngay đến tiện ích của mạng thông tin số khổng lồ và hữu ích mà nó đem lại cho...