Giải cứu hai cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng tại Ninh Bình
Hai cá thể gấu cuối cùng bị nuôi nhốt gần 20 năm được giải cứu đưa về khu bảo tồn bán tự nhiên.
Ngày 26.4, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt ( Four Paws Viet) phối hợp với Chi cục kiểm lâm tỉnh Ninh Bình cứu hộ hai cá thể gấu cuối cùng bị nuôi nhốt phục vụ thương mại suốt 20 năm. Từ năm 2005 tổng số gấu tại trại là 12 con, 9 trong số đó đã chết sau 15 năm nuôi nhốt lồng sắt, ba cá thể còn lại đã được giải cứu trước đó.
Từ năm 2005 khi tiến hành gắn chip thống kê, địa bản tỉnh có 40 cá thể gấu, con số này giảm đi đáng kể theo thời gian. “Đây là hai cá thể cuối cùng được giải cứu trên địa bàn tỉnh”, Chi cục trưởng Kiểm lâm Ninh Bình cho biết.
Hàng ngàn vỏ thuốc kháng sinh, thuốc an thần vứt la liệt quanh trại nuôi gấu. Theo bác sĩ của Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (Four Paws Viet), những lọ thuốc này đã được sử dụng trong quá trình khai thác mật. Gấu bị hút mật sẽ được tiêm thuốc để tránh nhiễm trùng và giúp gấu không bị hoảng loạn sau nhiều lần lấy mật liên tục.
Đôi ngũ bác sĩ dùng ống thổi để bắn thuốc gây mê, sau đó đưa gấu ra khỏi lồng. Lượng thuốc gây mê được tính toán kỹ theo cân nặng của từng cá thể.
Video đang HOT
Mũi thuốc khi bắn vào cơ thể gấu sẽ được theo dõi tới khi gấu ngủ hẳn, thời gian khoảng 15 phút.
Bác sĩ mở khoá chuồng sắt vào bên trong lồng, dùng băng dính khoá miệng, dùng khăn ướt để làm mát sau đó đưa gấu ra ngoài.
Hai cá thể gấu cái được giải cứu là gấu ngựa, mỗi con có trọng lượng lần lượt là 160 kg, 170 kg tên gọi là May và Bình Yên.
Gấu được khám tổng thể mắt, tai, răng, cắt móng, kiểm tra ổ bụng, kiểm tra các khớp chân khớp tay, lấy mẫu máu, mẫu lông, mẫu phân và nước tiểu. Bác sĩ kết luận cả hai cá thể gấu đều bị bệnh béo phì, túi mật bị tổn thương, cơ quan tiết niệu bị nhiễm trùng, móng và chân ít được hoạt động nên bị mòn, răng sâu.
Mẫu máu và lông được gửi đi phân tích chi tiết.
Sau khi khám xong, gấu được đưa vào lồng sắt và tiêm thuốc giải mê. Chúng sẽ được vận chuyển sau khi tỉnh hẳn.
Hai cá thể gấu được đưa về Trại bảo tồn gấu Ninh Bình cách ly 3 tuần để theo dõi sức khoẻ, bệnh dịch và làm quen với môi trường bán hoang dã. Trại bảo tồn gấu Ninh Bình có tổng diện tích 10 ha gồm hai nhà gấu và bốn khu bán hoang dã. Trại đang nuôi dưỡng nhiều gấu, trong đó có con bị cụt hai chân trước.
Theo Ngọc Thành (VNE)
Chia sẻ của nữ sinh 9X về hành động bất ngờ với bà cụ ăn xin
Bị tình cờ bắt gặp với một hành động dành cho bà cụ ăn xin, Nguyễn Tùng Linh (SN 1995), nữ sinh viên năm 4 Khoa Sư phạm Ngữ Văn, trường Đại học Vinh đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" suốt vài ngày.
Mấy ngày qua, cộng đồng mạng chia sẻ mạnh mẽ câu chuyện về một cô gái trẻ đã dùng số tiền 500 ngàn đồng mà cha mẹ cho cô trong chuyến đi thực tập ở Ninh Bình để trả 1 tháng tiền nhà và 20 bữa ăn cho cụ bà ăn xin nghèo khó cô tình cờ gặp trên đường.
Hành động bất ngờ của Nguyễn Tùng Linh dành cho cụ bà ăn xin đã được tình cờ ghi lại và trở thành câu chuyện được nhiều người quan tâm. (Ảnh: FB)
Theo tìm hiểu của Dân Việt, nữ sinh viên này là Nguyễn Tùng Linh (SN 1995) trú tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) sinh viên năm 4, Khoa sư phạm Ngữ Văn, trường Đại học Vinh.
"Lúc đó em cùng với một số người bạn đang đi ăn chè trên phố thì tình cờ bắt gặp cụ bà ăn xin. Lúc đầu em không để ý tới bà, nhưng sau đó, bọn em có dừng lại và hỏi chuyện bà. Thấy hoàn cảnh của bà quá khổ, phải đi xin ăn để kiếm tiền trả tiền nhà trọ và tiền ăn hàng ngày, em nghĩ mình cần phải làm một điều gì đó giúp bà", Linh nhớ lại.
Sau đó, không chút ngần ngừ, Linh đã quyết định tặng bà cụ ăn xin 500.000 đồng, số tiền mà cô được bố mẹ cho trong đợt đi thực tập. "Em tính rồi, số tiền này có thể giúp bà trả tiền thuê nhà trọ 1 tháng, ngoài ra được thêm 20 bữa cơm bình dân. Thật sự lúc đó em thấy bà cụ như bà nội em vậy. Bà nội em đã mất rồi. Khuôn mặt bà rất phúc hậu nhưng đôi mắt bà lại rất buồn. Em nghĩ làm được một điều gì đó, dù là nhỏ bé nhất, chắc bà cũng sẽ thấy vui hơn", cô sinh viên xúc động kể.
Tùng Linh không ngờ "câu chuyện nhỏ" của em với bà cụ ăn xin "giống bà nội" đã được một người ghi lại và đưa lên mạng xã hội, khiến Linh bỗng chốc trở thành "người nổi tiếng bất đắt dĩ".
"Trong thâm tâm, em chỉ muốn giúp đỡ vì thấy bà quá nghèo khó quá. Ai cũng có gia đình, có ông bà và cha mẹ. Nhìn bà cụ đó, không hiểu sao em chỉ nghĩ tới bà nội em và em mong bà luôn thấy vui vẻ", Tùng Linh tâm sự.
Tìm hiểu của Dân Việt, Tùng Linh (SN 1995) là sinh viên luôn xếp loại giỏi và xuất sắc của trường. Ngoài ra cô còn là đoàn viên đi đầu trong các phong trào hoạt động Đoàn hội, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và cũng là cây văn nghệ quần chúng tiêu biểu của liên chi đoàn khoa Sư phạm Ngữ văn.
Sau khi hành động của Tùng Linh được cộng đồng ghi nhận, Đoàn trường Đại học Vinh đã tuyên truyền, đưa tin về Tùng Linh trên các Fanpage của cộng đồng sinh viên Đại học Vinh. Các thông tin này đã được đông đảo các bạn sinh viên chia sẻ, bình luận, khen ngợi.
Nghĩa cử này đã được nhiều sinh viên ủng hộ. Nhiều bạn còn kể và chia sẻ thêm về các câu chuyện, các nghĩa cử tốt đẹp khác của sinh viên trong trường.
Tâm sự với Dân Việt, anh Thiều Đình Phong, Bí thư đoàn Trường Đại học Vinh hào hứng nói: Tôi rất vui và tự hào với hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của Tùng Linh. Tùng Linh đã thể hiện đúng những phẩm chất tốt đẹp nhất của một sinh viên trường Đại học Vinh.
Anh Thiều Đình Phong cũng cho biết, Đoàn trường Đại học Vinh luôn quan tâm, tuyên truyền tới các bạn sinh viên cần nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ cộng đồng. Nhờ thế tinh thần này ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng sinh viên, học viên nhà trường.
Theo Danviet
Sập hầm lò, 1 công nhân tử vong, 1 thương nặng Trong hầm lò của công ty Than Hạ Long, đang trong ca làm việc thì bất ngờ gương lò bị trượt lở khiến 2 công nhân bị than, đá vùi lấp dẫn đến thương vong. Sập hầm lò, 2 công nhân thương vong (ảnh Internet) Tin từ Sở LĐ-TB&XH, tỉnh Quảng Ninh hôm nay (8/4) cho biết, một vụ tai nạn lao động...