Giải cứu giá lợn: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo
“Bộ NNPTNT đề nghị các doanh nghiệp (DN) thức ăn chăn nuôi có cam kết giảm giá bán bằng văn bản gửi Bộ chứ không phải hứa suông. Trong cam kết phải ghi rõ giảm giá như thế nào, giảm các mặt hàng cụ thể gì để Bộ lập danh sách kiểm soát và khen thưởng kịp thời”. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám (ảnh) khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN.
Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ thịt lợn các nước châu Á
Trước sự tăng trưởng nóng của ngành chăn nuôi lợn và giá lợn tụt sâu trong nhiều tháng qua, đến nay Bộ NNPTNT đã đưa ra những giải pháp gì để “kìm” sự khủng hoảng của ngành chăn nuôi lợn?
- Thời điểm đầu và giữa năm 2016, khi giá lợn hơi lên cao (56.000 – 58.000 đồng/kg – PV), người chăn nuôi có lãi tương đối khá, Bộ NNPTNT dự đoán trước người nuôi sẽ tăng đàn nên đã liên tục gửi công văn khuyến cáo các địa phương không nên tăng đàn ồ ạt. Mấy tháng gần đây giá lợn xuống dốc, lãnh đạo Bộ NNPTNT rất trăn trở. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám
Dự thảo Luật Chăn nuôi sẽ trình Quốc hội trong năm 2018. Việc quản lý chất lượng con giống trước hết cần thiết lập lại hệ thống thống kê, cơ sở dữ liệu trên toàn quốc để kiểm soát giống ông bà, cụ kỵ và giống chất lượng cao. Thứ hai, phải xây dựng các tiêu chuẩn quy chuẩn về giống, ban hành điều kiện để các cơ sở đủ điều kiện mới có thể chăn nuôi”. Thứ trưởng Bộ NNPTNT
Vũ Văn Tám
Trước mắt, Bộ NNPTNT đã đề xuất và đang triển khai tới các địa phương, DN tìm mọi biện pháp để giảm đàn, thải loại lợn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng, trong đó giảm lợn nái từ 4,2 triệu con xuống còn 3 triệu con vào năm 2019. Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người nuôi tìm mọi biện pháp giảm giá đầu vào; làm việc với các DN giảm giá thành và giá bán các sản phẩm đầu vào chăn nuôi, nhất là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT có chỉ đạo đối với các đơn vị và DN có năng lực dự trữ, chế biến và tiêu thụ nhiều thịt tăng cường thu mua giết mổ cấp đông đối với thịt lợn, thịt gia cầm giết mổ, nhất là trong những tháng mùa hè sắp tới. Nếu DN cùng đồng hành thì tôi tin sự khó khăn của nông dân sẽ được chia sẻ.
Thứ ba, Bộ NNPTNT có chỉ đạo đối với các đơn vị và DN có năng lực dự trữ, chế biến và tiêu thụ nhiều thịt như Vissan, Hapro Hà Nội, Việt Đức, Saigon Coop, Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn, các đơn vị quân đội… tăng cường thu mua giết mổ cấp đông đối với thịt lợn, thịt gia cầm giết mổ, nhất là trong những tháng mùa hè sắp tới. Nếu DN cùng đồng hành giải cứu ngành chăn nuôi lợn thì tôi tin sự khó khăn của nông dân sẽ được chia sẻ.
Những khó khăn hiện tại của người nuôi lợn liệu có ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp?
- Chắc chắn giá lợn giảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, không phải chỉ đối với chăn nuôi lợn mà kể cả ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất thức ăn, thuốc thú y… Nhưng đối với Việt Nam, lợn là một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực, người dân có nhiều kinh nghiệm, khi có sự điều chỉnh và có tín hiệu thị trường tốt, thì việc tái đàn, phát triển không có gì đáng lo ngại.
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã cam kết giảm giá bán (ảnh minh họa). Ảnh: H.Q
Còn về lâu để ngành chăn nuôi lợn phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững, toàn ngành cần có những giải pháp đột phá gì thưa Thứ trưởng?
Trước hết phải thực hiện tái cơ cấu trong chăn nuôi theo hướng tập trung vào giải pháp đột phá về khoa học công nghệ làm sao giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi. Tổ chức lại trong chăn nuôi, tạo ra chuỗi chăn nuôi an toàn hiệu quả, tăng cường liên kết giữa DN với các hộ nuôi, hình thành vùng sản xuất an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu. Tăng cường công tác truyền thông và thông tin giúp người nuôi chủ động hoạch định kế hoạch chăn nuôi một cách khoa học, dựa vào thị trường. Tuyên truyền cho người dân theo hướng thay đổi tập quán tiêu dùng, từ dùng thịt nóng sang dùng thịt nguội, dùng sản phẩm thịt lợn cấp đông.
Khuyến khích tạo điều kiện đầu tư nâng cấp các cơ sở giết mổ theo hướng hiện đại, khuyến khích cơ sở chế biến, tiêu thụ mở rộng quy mô, các sản phẩm chế biến sâu cũng như sản phẩm cấp đông. Trong chăn nuôi cần kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo những yêu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế làm sao đáp ứng được mọi điều kiện, rào cản kỹ thuật để xuất khẩu tốt hơn.
Về vấn đề thị trường, Bộ NNPTNT sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, và các nước Asean như Singapore, Philippinnes, Brunei…
Những khó khăn hiện tại của sản xuất chăn nuôi lợn có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp không thưa Thứ trưởng?
Chắc chăn giá lợn giảm sẽ ảnh hưởng đến phát triển của ngành, không phải chỉ có đối với chăn nuôi lợn mà kể cả ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất thức ăn và ngành công nghiệp phụ trợ khác. Nhưng đối với Việt Nam, chăn nuôi lợn là một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực, người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm, khi có sự điều chỉnh và có tín hiệu thị trường tốt, thì việc tái đàn, phát triển không có gì đáng lo ngại.
Sau khi Bộ NNPTNT gửi công văn, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo gì chưa, các bộ ngành liên quan đã vào cuộc chưa, thưa Thứ trưởng?
- Tôi được biết ngay sau khi văn phòng Chính phủ nhận được văn bản của Bộ NNPTNT đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng đã chỉ đạo giao cho Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ làm việc với các bộ, ngành để giải quyết những đề xuất và kiến nghị của Bộ NNPTNT. Hiện nay Phó Thủ tướng đang đi công tác, đến lúc công tác về, Phó Thủ tướng sẽ làm việc với các bộ ngành về vấn đề này.
Được biết trong tuần này Thứ trưởng sẽ có chuyến công tác miền Nam làm việc với địa phương, DN để giải cứu ngành chăn nuôi lợn, Thứ trưởng có thể chia sẻ cụ thể hơn về chuyến công tác này?
Chuyến công tác của tôi trong tuần này sẽ vào Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh để bàn bạc với các địa phương, hiệp hội, các DN các giải pháp giải cứu ngành chăn nuôi, giải quyết vấn đề giá thịt lợn. Tôi cùng đoàn công tác sẽ đi khảo sát một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh sau đó làm việc với UBND Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi.
Đồng Nai và các tỉnh miền Đông là khu vực sản xuất lợn nguyên liệu rất lớn để cung cấp cho TP Hồ Chí Minh, các tỉnh này đang rất khó khăn. Tôi muốn cùng các đơn vị của bộ khảo sát tình hình, chia sẻ với bà con chăn nuôi, đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí sản xuất, chi phí đầu vào, tăng cường liên kết vùng sản xuất chăn nuôi lợn với vùng tiêu thụ TP Hồ Chí Minh.
Chúng tôi cũng sẽ đến thăm một DN đang hợp tác với Nhật Bản để xuất khẩu gà sang Nhật Bản, thăm các cơ sở chế biến tiêu thụ để tìm hiểu tình hình thực tế. Bộ NNPTNT đang xem xét để tổ chức hội nghị gặp gỡ các DN đang có nguyện vọng xuất khẩu để lắng nghe các DN trao đổi, đồng thời cùng tìm ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Siết chặt điều kiện chăn nuôi
Các DN đã cam kết giảm giá bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, vậy Bộ NNPTNT có hỗ trợ cụ thể gì cho DN cùng các hộ nuôi trong thời điểm này không?
Trước hết Bộ NNPTNT kêu gọi sự vào cuộc của các DN một cách tự nguyện trên cơ sở chia sẻ với người nuôi. 20 năm qua Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi hết mức cho các DN thức ăn chăn nuôi, giảm thuế bằng 0%, gần 20 năm hưởng nhiều lợi ích, thì lúc này là thời điểm DN cần đáp lại sự quan tâm của Chính phủ cũng như chia sẻ với người nuôi lợn. Trong lúc này Bộ NNPTNT chưa đặt vấn đề hỗ trợ DN, mà tập trung hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi. Các DN đã tự nguyện sẽ giảm giá bán, Bộ NNPTNT đề nghị các doanh nghiệp (DN) thức ăn chăn nuôi có cam kết giảm giá bán bằng văn bản gửi bộ chứ không phải hứa suông, trong cam kết phải ghi rõ giảm giá như thế nào, giảm các mặt hàng cụ thể gì để bộ lập danh sách kiểm soát và khen thưởng kịp thời các DN đi đầu, hành động quyết liệt để giải cứu ngành chăn nuôi lợn.
Để hạn chế tăng đàn, nhiều DN kiến nghị Bộ NNPTNT siết chặt điều kiện chăn nuôi, sớm đưa ra các yêu cầu kiều kiện để mở trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt quan tâm vấn đề môi trường. Thứ trưởng có đồng tình với kiến nghị này của DN?
Thực ra Bộ NNPTNT đã có các quy định về chăn nuôi cũng như các tiêu chuẩn về môi trường. Tuy nhiên hiện nay đang gặp khó khăn đối với chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi nông hộ xen ghép trong khu dân cư. Khi thị trường tốt, các hộ chăn nuôi tăng đàn tự phát, việc tăng quy mô sẽ không thích ứng được với điều kiện vệ sinh môi trường, tạo ra ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Tới đây Bộ NNPTNT sẽ siết chặt vấn đề này, sẽ quy định rõ các điều kiện chăn nuôi, thâm chí cần có cấp phép cho các cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện, nước Thái Lan đang làm như thế.
Nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng đàn nóng là do cơ quan nhà nước không quản lý được chất lượng con giống cũng như các đơn vị sản xuất giống. Hiện nay việc quản lý chất lượng con giống đang được thực hiện như thế nào thưa Thứ trưởng?
Thực ra ở đây có hai vấn đề đặt ra đó là chất lượng con giống và quản lý chất lượng. Về chất lượng con giống, Bộ NNPTNT đã mở kết cỡ để các DN có điều kiện nhập giống tốt nhất trên thế giới về Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam đã có đầy đủ các giống lợn tốt nhất trên thế giới, tuy nhiên đấy mới chỉ dừng lại ở các DN có điều kiện. Đối với các nông hộ (chiếm 55%) thì chất lượng giống có vấn đề, bởi vì người chăn nuôi tự để lợn thịt làm giống luôn, việc này Bộ NNPTNT đã khuyến cáo nhưng thực tế rất khó kiểm soát vì chăn nuôi nhỏ lẻ, cần tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức người nuôi. Bộ NNPTNT đang có hướng dẫn và ban hành các quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất giống chăn nuôi nói chung trong đó có giống lợn thương phẩm, tức là phải có đủ điều kiện mới được sản xuất giống thương mại.
Về quản lý chất lượng đây là cái đang khắc phục dần trên cơ sở xây dựng Luật Chăn nuôi và hoàn thiện các cơ sở pháp lý, các thể chế để quản lý tốt hơn. Luật Chăn nuôi sẽ trình Quốc hội trong năm 2018, đây là lần đầu tiên chúng ta có Luật Chăn nuôi. Việc quản lý chất lượng con giống trước hết cần thiết lập lại hệ thống thống kê, cũng như cơ sở dữ liệu trên toàn quốc để kiểm soát giống ông bà, cụ kỵ và giống chất lượng cao. Thứ hai, chúng ta phải xây dựng các tiêu chuẩn quy chuẩn về giống. Cần ban hành điều kiện để các cơ sở đủ điều kiện mới có thể chăn nuôi.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Danviet
Giá lợn rớt thê thảm: Khơi thông thị trường ASEAN thay Trung Quốc
Việc các doanh nghiệp (DN) giảm giá bán thức ăn, thuốc thú y, con giống là sự chia sẻ hết sức cần thiết đối với người chăn nuôi lợn. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, một vướng mắc rất quan trọng khác cần được tháo gỡ đó là khơi thông thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Trách nhiệm này thuộc Bộ Công Thương.
Cần khơi thông thị trường ngoài ASEAN
Trao đổi với Dân Việt chiều 25.4, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam cho biết: "Việc các DN lớn trong lĩnh vực TĂCN và chế biến cam kết giảm giá thức ăn, thuốc thú y, con giống là hoàn toàn khả thi và đấy là sự chia sẻ rất lớn cho các hộ nuôi lợn trong bối cảnh họ không bán được lợn mà vẫn phải duy trì việc chăm sóc. Bên cạnh đó, các DN cũng cam kết tăng sức thu mua lợn trong dân để dự trữ chế biến sâu, đồng thời giảm giá bán các sản phẩm thịt lợn ra thị trường, đây là động thái kích cầu tiêu dùng rất tốt".
Trại nuôi lợn quy mô lớn ở xã Trưng Vương, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Ảnh: T.D
Tuy nhiên theo ông Lịch, như thế vẫn chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Việc cần làm sớm là phải điều tiết lại thị trường cả xuất khẩu và nội địa. Các thị trường cạnh nước ta đều có nhu cầu nhập khẩu thịt lợn như Singapore, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản... nhưng thịt lợn Việt Nam vẫn không vào được thị trường nào. Đây là trách nhiệm của Bộ Công Thương.
"Bao năm qua chúng ta vẫn xác định khu vực ASEAN là thị trường tiềm năng, vậy mà đến nay chúng ta chưa hề ký kết hiệp định thương mại, hiệp định thú y với các nước đó. Nếu các hiệp định này chưa được ký kết thì DN không thể tiến hành các hoạt động xuất khẩu được. Thị trường nội địa cũng tồn tại quá nhiều vấn đề, việc để lợn tồn đọng dư thừa quá lớn trong dân, giá thịt lợn sụt giảm kỷ lục chưa từng thấy là trách nhiệm của Bộ Công Thương. Khi bán lợn hơi với giá 25.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ 40%, trong lúc đó giá thịt lợn bán cho người tiêu dùng vẫn cao, tại sao lại có sự vô lý như thế?" - ông Lê Bá Lịch đặt câu hỏi.
Nếu cứ đi bán tươi thịt lợn theo hình thức cổ truyền, hoặc chỉ ăn rang, kho với luộc thì biết bao giờ mới tiêu thụ hết sản phẩm? Hiện nay nhiều DN đã đủ lực chế biến sâu, Bộ sẽ chỉ đạo địa phương rà soát lại vấn đề giết mổ chế biến để tạo thuận lợi cho DN đẩy mạnh chế biến, đảm bảo đa dạng sản phẩm, phục vụ đầy đủ các phân khúc thị trường". Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
Tại cuộc họp với các DN sản xuất TĂCN, chế biến thực phẩm ngày 24.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng đã nhấn mạnh thêm một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết sự dư thừa, ổn định cung cầu: "Cần nhanh chóng rà soát đàn lợn để giảm quy mô, tốc độ tăng trưởng đến mức phù hợp nhất, đặc biệt là giảm đàn lợn nái. Hiện cả nước có 4,2 triệu lợn nái là quá lớn. Mục tiêu đến năm 2019 phải giảm nái xuống còn 3 triệu con, nhưng sức sinh sản phải như 4,2 triệu con. Có những tập đoàn có bộ giống 1 nái sinh sản 30 - 32 con/năm, trong khi đó người dân vẫn duy trì nái sinh sản tỷ lệ 20-22 con/năm thì làm sao giảm giá thành được. Vì vậy cần rà soát để giảm cơ học và tăng chất lượng giống tiến bộ nhất nhằm hạ giá thành".
Vấn đề quan trọng thứ hai, theo người đứng đầu ngành nông nghiệp là tập trung tổ chức lại ngành hàng này theo hướng, một mặt mở rộng chăn nuôi lợn tập trung, nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ cần tổ chức lại sản xuất của bà con theo tổ đội, hợp tác xã, DN nhỏ để liên kết với nhau, giảm đầu vào, có kế hoạch cho đầu ra. Mặt khác, số nông hộ không có điều kiện chăn nuôi lợn tập trung thì chủ động phát triển các vật nuôi khác.
"Siết" chặt hơn nữa khâu giống
Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Cường, ông Phạm Văn Học - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho rằng: "Bộ NNPTNT cần siết chặt điều kiện chăn nuôi để kiểm soát việc tăng đàn, cụ thể là đưa ra các yêu cầu, kiều kiện nhất định để mở trang trại".
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Vũ Chí Cương - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết: "Tôi vừa có chuyến công tác ở Trung Quốc và nhận thấy ngành chăn nuôi chỉ quản lý giống, không quản lý thương mại. Bộ NNPTNT sẽ chịu trách nhiệm chính quản lý giống vật nuôi, quản lý các cơ sở sản xuất giống. Tất cả các cơ sở sản xuất giống đều phải có trách nhiệm cung cấp số liệu thông tin hàng tháng, hàng quý về việc sản xuất, buôn bán. Hàng năm Bộ NNPTNT sẽ tính toán nhu cầu thị trường trong nước, sau đó áp số lượng sản xuất tương ứng cho tất cả các đơn vị sản xuất, và như thế các đơn vị chỉ được phép sản xuất theo số lượng đó. Nếu công ty giống nào sản xuất nhiều hơn thì chỉ có thể xuất khẩu chứ không được phép bán ra thị trường trong nước. Họ quản lý như vậy nên cung cầu không bị chênh lệch".
"Chúng ta chưa quản lý được như thế. Bây giờ nếu hỏi cơ quan nhà nước mỗi năm tổng số giống do các cơ sở sản xuất ra bao nhiêu, những giống gì thì chắc không ai nắm rõ. Nếu không nắm bắt được nhu cầu trong nước năm nay bao nhiêu, không nắm được lượng giống sản xuất ra bao nhiêu thì khó mà cân đối được thị trường, lúc đó tình trạng cung vượt cầu, cầu vượt cung là điều dễ hiểu. Chỉ khi nào chúng ta có cơ chế quản lý các cơ sở sản xuất giống, quản lý số lượng con giống thì chúng ta mới kiểm soát được tình hình" - ông Vũ Chí Cương nói.
Theo Danviet











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên

Tây Ninh: Làm rõ vụ hành hung người đi đường

Nổ lớn tại quán bia ở Quảng Ninh

Chuông kêu inh ỏi, gác chắn đã hạ, ô tô vẫn bất chấp lao qua đường ray

Dùng mánh khóe 'né' ùn tắc, người đi xe máy ở Hà Nội ngẩn người vì bị phạt 5 triệu

Liên tục xảy ra tai nạn trước khu vực trạm trung chuyển rác Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức

Thông tin "suất cơm bán trú có vài lát chả, ít rau": Hiệu trưởng lên tiếng

Ba người tử vong khi nạo vét giếng

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên
Có thể bạn quan tâm

Giả nữ sinh lừa đảo 'đại gia' 5,7 tỉ đồng, bị phạt 18 năm tù
Pháp luật
21:09:16 09/04/2025
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
21:06:00 09/04/2025
Nhóm nhạc 5 triệu bản làm 1 điều bất ngờ tại Việt Nam
Nhạc quốc tế
21:05:57 09/04/2025
Điều đẹp nhất hôm nay khiến hơn 1 triệu người Việt phải dừng lại!
Netizen
21:01:16 09/04/2025
5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Thế giới
20:56:41 09/04/2025
Động thái mới nhất của bạn thân HIEUTHUHAI giữa loạt tin đồn tiêu cực về chuyện tình yêu 8 năm
Nhạc việt
20:55:36 09/04/2025
Chứng "ám ảnh" của David Beckham khiến vợ con khó chịu
Sao thể thao
20:35:16 09/04/2025
Nóng: Lộ ảnh Kim Sae Ron hẹn hò trai lạ vào năm 2019, Kim Soo Hyun được "tẩy trắng"?
Sao châu á
20:21:10 09/04/2025
Netizen đổ xô vào xem 1 giờ đêm Bình An bị vợ Á hậu nhất quyết đòi làm 1 việc
Sao việt
20:10:55 09/04/2025
Tang lễ ám ảnh: Quan tài rơi thẳng xuống huyệt, suýt "chôn sống" cả người khiêng
Lạ vui
19:31:13 09/04/2025