Giải cứu doanh nghiệp thủy sản ‘mắc cạn’ vì COVID-19
Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.
Khó khăn chồng chất
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty FIMEX VN, sau hơn 4 tuần thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tôm của các nhà máy chế biến tôm tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị đảo lộn. Nhiều doanh nghiệp chế biến buộc phải đóng cửa do không thực hiện được “3 tại chỗ” hoặc nghi ngờ có ca nhiễm COVID-19. Việc triển khai áp dụng quy định phòng chống dịch ở mỗi địa phương cũng khác nhau, khiến cả người nuôi và doanh nghiệp không tránh khỏi lúng túng. Hầu hết các nhà máy chế biến hiện nay đều buộc phải giảm công suất còn 30 – 50% để thực hiện “3 tại chỗ”, nên nhu cầu mua nguyên liệu giảm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 4 tỷ USD. Ảnh: TTXVN
Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn chuyên chế biến và xuất khẩu cá tra tại Đồng Tháp nhìn nhận, “3 tại chỗ” chỉ là giải pháp tình thế, doanh nghiệp chỉ đạt tối đa 50% công suất, không thể giải quyết lượng cá đang tồn đọng. Các doanh nghiệp đang tính đến kịch bản “hậu 3 tại chỗ” dựa theo kinh nghiệm các nước.
Về khâu vận chuyển, mỗi tháng các cơ sở nuôi trồng giống cần vận chuyển khoảng 7 tỷ tôm giống từ Nam Trung Bộ và khoảng 150.000 tấn thức ăn từ khu vực Đồng Nai, Bình Dương vào Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, vận chuyển cả đường bộ và đường thủy hiện nay vẫn khó khăn, do cơ sở sản xuất con giống, thức ăn không cùng địa bàn, phải qua các địa phương khác nhau.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm, hiện tại, việc một số mặt hàng vật tư nuôi tôm, trong đó có tôm giống, thức ăn thủy sản vận chuyển về vùng nuôi tôm gặp khó khăn đã làm gián đoạn lịch thả giống thứ hai trong năm và hoạt động thả nuôi vụ hai đang có xu hướng trầm lắng.
Ổn định sản xuất, mở sẵn đường đi
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dự kiến giá thủy sản phục hồi sau khi các địa phương kiểm soát tốt được dịch bệnh, việc xuất khẩu tôm của Việt Nam thường tăng mạnh từ giữa quý 3 và sang quý 4. Để duy trì được tốc độ và giá trị tăng trưởng xuất khẩu thủy sản những tháng tới, việc đảm bảo ổn định hoạt động nuôi trồng và chế biến là cấp thiết.
Video đang HOT
Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường vẫn lớn. Ảnh: TTXVN
Thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện có 324/449 cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” tiếp tục sản xuất, chiếm 72%. Công suất của nhiều nhà máy chỉ khoảng 30 – 50% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16 do thiếu công nhân hoặc chia ca để phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, lượng tôm bố mẹ hiện có khoảng 55.000 con, giống cá tra chủ động sản xuất được khoảng 150 – 200 triệu con/tháng đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi. Cả nước hiện có 120 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, trong đó có 56 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, với công suất thiết kế khoảng 5,2 triệu tấn/năm và 64 nhà máy có vốn đầu tư trong nước, với công suất thiết kế khoảng 4,7 triệu tấn/năm đủ cung cấp thức ăn cho nuôi trồng.
Với năng lực hiện có, các giải pháp được tính đến hiện nay là mở rộng “vùng xanh an toàn” để tăng diện tích nuôi thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL; tăng thêm các nhà máy sản xuất “3 tại chỗ”; tạo điều kiện thuận lợi trong thu hoạch, mua bán, vận chuyển tôm từ ao nuôi đến nhà máy nhanh hơn, mà vẫn đảm bảo quy định phòng chống dịch.
Ở góc độ doanh nghiệp, VASEP kiến nghị Thủ tướng xem xét ưu tiên và tập trung tiêm ngay vaccine cho người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản, lực lượng trong chuỗi cung ứng vận chuyển như lái xe, lái ghe, sà lan vận chuyển… nhằm vừa giữ được nguồn hàng cung ứng cho thị trường, đối tác xuất khẩu, vừa duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho người lao động ngành Thủy sản.
Trước kiến nghị này và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng dự thảo nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn vì COVID-19. Trong đó, giải pháp trọng tâm là ưu tiên và bổ sung tiêm vaccine cho người lao động tại doanh nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu – cụm công nghiệp, và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu; người lao động trong một số lĩnh vực có tiếp xúc cao.
Như vậy, về dài hạn, ngành thuỷ sản Việt Nam xác định sẽ phải sống chung với dịch. Việc thực hiện đồng bộ và phối hợp nhiều giải pháp để vừa đảm bảo an toàn, duy trì sản xuất trong dịch, vừa đẩy mạnh bao tiêu đầu ra cho ngư dân, đón đầu kế hoạch xuất khẩu những tháng cuối năm… sẽ giúp ngành Thủy sản đạt được mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD cả năm 2021.
Kết nối, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản của người dân, nhất là đối với ngành hàng trái cây.
Để đảm "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh An Giang đẩy mạnh nhiều giải pháp kết nối thị trường, kịp thời hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản.
Tăng kết nối
Nuôi trồng thủy sản xuất khẩu giúp tỉnh An Giang thu về 146 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2021.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang Nguyễn Minh Hùng cho biết, xuất khẩu nông, thủy sản của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn ổn định và tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 463 triệu USD, tăng 3,52% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu gạo đạt 140,6 triệu USD, thủy sản đạt 146,1 triệu USD, rau quả đạt 7,6 triệu USD,...
Tỉnh An Giang chủ trương đẩy mạnh các chương trình kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngành công thương cũng thường xuyên theo dõi thị trường hàng hóa, nông sản, trái cây tại địa phương; chủ động phối hợp với ngành liên quan, chính quyền địa phương rà soát kế hoạch gieo trồng, tiến độ thu hoạch đối với hàng nông sản, trái cây trong mùa vụ để kịp thời tham mưu cho tỉnh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, tháng 4 vừa qua, tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương và Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài tổ chức thành công hội nghị kết nối doanh nghiệp địa phương với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Nhờ đó, hỗ trợ 13 doanh nghiệp của An Giang tham gia kết nối trực tiếp với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn của thế giới như: Aeon, Lotte, Amazon... Đây là dịp để doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản của tỉnh thêm cơ hội tiếp cận và tham gia vào một kênh xuất khẩu mới.
Ngoài ra, Sở Công Thương An Giang đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp triển khai kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa; tổ chức chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng nội địa. Đồng thời, kết nối với các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà phân phối trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Cụ thể là Sở kết nối sản phẩm nhãn xuồng Khánh Hòa (Châu Phú) vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Coopmart An Giang, kết nối một số sản phẩm nông sản chế biến vào hệ thống cửa hàng phân phối thực phẩm của Công ty TNHH San Hà tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước...
Nắm bắt nhu cầu thị trường
Xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, bất chấp những tác động không nhỏ của dịch COVID-19.
Để chủ động thị trường, giúp người nông dân có được hợp đồng tiêu thụ trước khi xuống giống, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đề xuất tỉnh thực hiện mô hình "trồng lúa rải vụ", tránh bị dồn ứ cục bộ một sản lượng lúa quá lớn do việc xuống giống đồng loạt và thu hoạch đồng loạt ở nhiều địa phương vào cùng một thời điểm.
Mô hình này sẽ giúp người nông dân có được đơn hàng trước khi xuống giống, tạo sự an toàn cho cả nông dân, người mua lẫn nhà xuất khẩu. Bởi, hiện nay, các đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu đều có trước đó từ 3 - 6 tháng, do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu mong muốn gắn kết với người nông dân để có một kế hoạch sản xuất ổn định - ông Thuận chia sẻ.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, An Giang tập trung triển khai đồng bộ nhiều chương trình, đề án lớn như tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau màu và cây ăn trái, phát triển thủy sản bền vững.
Đến nay, An Giang đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực như: cá tra, trái cây, rau màu, lúa nếp gắn với liên kết, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo chất lượng và nhu cầu thị trường. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây, giảm lúa. Tỉnh cũng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến. Các tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP... được tăng cường áp dụng.
Ngành nông nghiệp An Giang đã cấp trên 147 mã số vùng trồng (PUC) cho gần 7.000 ha cây ăn trái; trong đó, có 136 mã số vùng trồng cho cây xoài, 7 mã số vùng trồng cho cây chuối, 4 mã số vùng trồng cho cây mít và 20 mã số cho các cơ sở đóng gói. Qua đó, tạo thuận lợi trong quảng bá, tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các thị trường khó tính.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau, quả của tỉnh An Giang trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 7,5 triệu USD.
An Giang hiện có 21 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và 1 doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu.
Xác định nông nghiệp là "bệ đỡ" phát triển kinh tế nhưng hiện nông nghiệp An Giang mới chỉ đóng góp 3,55% vào tổng GRDP của tỉnh, chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư nhấn mạnh, An Giang sẽ tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chuỗi giá trị; hạn chế chạy theo sản lượng và xuất khẩu thô; tập trung vào chất lượng và chế biến sâu để nâng cao giá giá trị nông sản; đích đến là thị trường và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản cần nâng cao chất lượng, cải tạo mẫu mã, xây dựng thương hiệu nhằm định vị tại thị trường trong và ngoài nước từ đó mới có thể cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Đã đến lúc ngành nông nghiệp An Giang hướng đến mục tiêu "bán những gì thị trường cần, chứ không phải bán những gì mình có" - ông Thư phân tích.
Cùng đó, việc tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do cũng đang mở ra con cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản của tỉnh An Giang trong năm nay và thời gian tới.
Doanh nghiệp thủy sản lại phản ứng với đề án thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM Đại diện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa có công văn gửi đến Bộ Tư pháp, kiến nghị không thu phí không thu các loại phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM. Trong công văn 45 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) gửi đến Bộ Tư pháp vào cuối...