Giải cứu chín cô gái bị bán qua Malaysia
Nạn nhân bị ép bán dâm nộp tiền về cho chủ “tổ quỷ”, đến cuối tháng chỉ nhận lại được 50% số tiền đã nộp.
Ngày 20-4, Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45B) – Bộ Công an cho biết vừa tạm giữ Ngô Quang Hải (Ngu Weng Hie, quốc tịch Malaysia) cùng Nguyễn Thị Lệ Hoa (42 tuổi, quê quán An Giang) để điều tra về hành vi mua bán phụ nữ, đồng thời giải cứu chín phụ nữ bị lừa đưa sang Malaysia bán dâm.
Theo kết quả điều tra ban đầu, năm 2012, Hoa sang Malaysia làm tiếp viên tại nhà hàng của Hải. Trong thời gian làm việc tại đây, Hoa và ông chủ của Hải đã bàn bạc cùng Hoa đưa phụ nữ Việt qua Malaysia “làm nhân viên phục vụ nhà hàng lương cao”, thực chất là ép bán dâm. Hải hứa sẽ trả tiền vé máy bay, chi phí làm hộ chiếu, ở khách sạn, ăn uống… Ngoài ra, nếu Hoa đưa được các cô gái dưới 30 tuổi, có ngoại hình sang Malaysia thành công, Hải sẽ thưởng thêm cho Hoa 6 triệu đồng/người.
Hải (Ngu Wang Hei) và Hoa tại cơ quan điều tra. Ảnh: CTV
Giữa tháng 8-2013, Hoa về Việt Nam phỉnh dụ được hai cô gái là PTPU và NKT (cùng ngụ Kiên Giang) qua Malaysia làm phụ quán ăn cho ông chủ người Trung Quốc với mức lương hơn 6 triệu đồng/tháng. Chi phí vé máy bay, hộ chiếu hết khoảng 35 triệu đồng Hoa ứng trước lo hết rồi trừ dần vào lương. Thấy công việc hấp dẫn, T. giới thiệu ba người bạn gái khác cùng đi. Cùng thời gian này, Hoa dụ dỗ thêm TTKS để đưa sang Malaysia.
Tại Malaysia, Hải chuyển sáu cô gái do Hoa sang tay cho Tap Sim Boon (một chủ quán karaoke). Sáu cô gái này bị ép phải bán dâm, nếu ai không chịu sẽ bị Hải và ông Boon cho người đánh đập, giam cầm và bỏ đói. Toàn bộ số tiền bán dâm của sáu cô gái đều bị Hải và ông chủ thu giữ. Nếu cô gái nào xin đòi trở về nhà thì Hải ra điều kiện yêu cầu gia đình phải chuyển tiền chuộc từ 30 triệu đến 40 triệu đồng mới thả ra.
Đến tháng 2-2014, Hoa tiếp tục bàn giao thêm ba cô gái nữa cho Hải đưa qua Malaysia. Khi ba cô gái vừa đặt chân đến xứ người, Hải giao họ cho cô vợ hờ của Hải đưa đi bán dâm và thu tiền. Các nạn nhân khai nhận họ không được làm những công việc như kẻ buôn người hứa hẹn mà phải đi bán dâm tại các quán bar, quán karaoke… Mỗi lần “đi khách” được trả tương đương gần 3 triệu đồng tiền Việt Nam, họ phải giao nộp lại cho chủ quán để rồi cuối tháng được nhận khoảng 50% số tiền mua bán thân xác đó.
Từ đơn kêu cứu của gia đình các nạn nhân, C45B đã lập chuyên án đấu tranh. Đầu năm 2015, C45B đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia giải cứu thành công các cô gái. Đến giữa tháng 4, Hải vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thì bị cơ quan công an bắt giữ.
Video đang HOT
Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo ÁI NHÂN
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Đề xuất giảm án tử hình, tham nhũng được nộp tiền thay thế
Ngươi bi kêt an tư hinh ma khăc phuc đươc khoan tiên nhât đinh, co thê nghiên cưu giam hinh phat tư hinh xuông con chung thân.
Ông Trân Văn Dung, Vu pho Vu phap luât hinh sư hanh chinh (Bộ Tư pháp) đã dẫn quy đinh trong dư thao để trả lời câu hỏi của báo chí về việc có một số trường hợp tham nhũng bị kết án tử hình nhưng sau đó bị cáo đã nộp tiền khắc phục và được giảm án xuống chung thân.
Theo đó ông Dũng cho biết, tại khoan 3 điêu 38, trong trương hơp ngươi bi kêt an tư hinh ma khăc phuc đươc khoan tiên nhât đinh, co thê nghiên cưu giam hinh phat tư hinh xuông con chung thân.
Ông Dũng lý giải thêm, nên đăt quy đinh nay trong xu thê chung cai cach tư phap. Đó là Nghi quyêt 49, đề cập giam hinh phat tư hinh, giam hinh phat tu, trong xu hương giam nhe.
Qua 14 năm tông kêt thi hanh Bô luât Hinh sư, co môt điêu đôi vơi an tôi tham nhung thi tỉ lê thu hôi tai san tham nhung rât thâp, chi hơn 10%.
"Bai toan đăt ra la cư thi hanh như hiên nay, ngươi bi kêt an tư hinh cư tư hinh, đông thơi phai châp hanh khăc phuc va không đươc đông nao ca, thi nha nươc chung ta không thu đươc đông tham ô tham nhung nao ca. Qua nghiên cưu, đăc biêt kinh nghiêm cua Trung Quôc.
Trung Quôc đa ap dung vân đê nay. Bai hoc chông tham nhung cua Trung Quôc la cai ma chung ta co thê nghiên cưu, hoc tâp. Chung tôi đưa vao dư thao, nêu ngươi pham tôi tham nhung co thê nôp thi co thê giam xuông hinh phat chung thân. Đây la quy đinh mơi, nhưng giup nha nươc ta co thê thu đươc môt khoan tiên nhât đinh do tham nhung ma co", ông Dũng cho biết.
Người phát ngôn Bộ Tư pháp cũng cho biết, sẽ chăt che cac điêu kiên ap dung hinh phat tư hinh nhăm thu hep pham vi ap dung hinh phat nay.
Theo đo, hinh phat tư hinh chi đươc ap dung đôi vơi môt sô đôi tương (ngươi tô chưc, ngươi pham tôi co tinh chât côn đô, tai pham nguy hiêm, ngươi thưc hiên tôi pham môt cach man rơ, da man, tan bao hoăc co nhiêu tinh tiêt tăng năng), pham môt sô loai tôi đăc biêt nghiêm trong;
Sẽ mơ rông diên đôi tương không ap dung hinh phat tư hinh, mơ rông trương hơp không thi hanh an tư hinh va chuyên hinh phat tư hinh thanh tu chung thân nhăm gop phân han chê hinh phat tư hinh trên thưc tê; thu hep diên cac tôi danh co quy đinh hinh phat tư hinh.
Hiện vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều xung quanh việc nộp tiền có thể thoát án tử hình
Theo TS Viễn, tử hình là hình phạt có tính răn đe, trừng trị nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với những người phạm tội xét thấy không còn khả năng cải tạo và cần phải loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
Đồng tình với việc nên thu hẹp diện tội danh bị tử hình, song ông Viễn cho rằng riêng đối với tội nhận hối lộ, tội tham ô vẫn nên giữ hình phạt tử hình bởi lẽ đây là các tội phạm gây bất bình lớn trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến uy tín, hiệu lực của bộ máy nhà nước, sự an nguy của chế độ.
Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên chánh án Tòa án quân sự trung ương lại có quan điểm khác.
Ông Độ cho rằng, chỉ với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới áp dụng hình phạt tử hình. Chỉ nên giữ lại khoảng 10 tội danh có án tử hình.
"Đối với các tội phạm về kinh tế thì không nên áp dụng hình phạt tử hình. Vì tử hình là người phạm tội không có khả năng giáo dục được nữa. Trong khi với các tội về kinh tế thì chúng ta đặt nặng vấn đề khắc phục hậu quả hơn là hình phạt tước đi mạng sống", ông Độ nêu ý kiến.
Cùng quan điểm với ban soạn thảo, song TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng nên cân nhắc.
Theo TS Dũng, việc tước bỏ quyền tự do, mạng sống của con người là vạn bất đắc dĩ.
"Quan điểm của cá nhân tôi là ủng hộ việc phạt tiền hơn là bỏ tù bởi khi đó nhà nước sẽ bớt phải chi phí cho những khoản xây nhà tù, nuôi bộ máy xây nhà tù, cung cấp các nguồn lực khác.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế, khi cho phép nộp tiền thay thế có thể tính răn đe sẽ ít hơn. Bởi khi đó có thể phát sinh một suy nghĩ mình cứ phạm tội đi, đằng nào cũng chỉ phải nộp tiền. Nếu không bắt được thì mình thoát, còn bắt được thì mình trả tiền.
Đó là vấn đề phải suy nghĩ bởi tính răn đe lúc này bị giảm tương đối. Vậy cái gì đúng, cái gì không đúng ở đây? Tôi cho rằng không có cái gì là tuyệt đối. Cho nên phải căn cứ trên nền tảng của xã hội mình như thế nào thì khi đó mình mới có thể nói cái gì đúng, cái gì không đúng", TS Dũng phân tích.
Theo Báo Đất Việt
Hoãn xét xử vụ án đưa người sang Angola trái phép vì... vắng bị cáo Phiên tòa xét xử nhóm đối tượng tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép đã phải hoãn lần thứ 2. Nguyên nhân là 1 trong số các bị cáo đã vắng mặt tại phiên tòa. Sự việc khiến những người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan hết sức bức xúc. Các bị cáo tại phiên tòa. Sáng ngày 15/4, TAND...